Biệt phủ gỗ quý của “sếp” kiểm lâm và việc “hô biến” đất công ở Đà Nẵng
Ông Đoàn Ngọc Hải (Phó Chủ tịch Quận 1, TP HCM) chỉ nhắc nhở xe biển ngoại giao đỗ trên vỉa hè; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị làm “biệt phủ” bằng gỗ để ở khi nghỉ hưu; Công an làm rõ những sai phạm trong mua, chuyển nhượng đất công tại TP Đà Nẵng… là những hình ảnh được bạn đọc quan tâm tuần qua.
Ngày 19/9, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã tiếp cận rừng tự nhiên ở tiểu khu 556, 557 xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước để tìm hiểu thông tin của người dân về việc hàng trăm ha rừng nơi đây đã bị “cạo trọc”. (Ảnh: Công Bính)
Thấy chiếc ô tô biển số ngoại giao của Cộng hoà Panama đậu trên vỉa hè đường Lê Thánh Tôn (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM), ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch Quận 1 (TPHCM) chỉ đến nhắc nhở rồi sau đó yêu cầu tài xế phải lái xe đi chỗ khác. Khi được hỏi lý do tại sao không phạt xe ngoại giao này, ông Hải cho biết lãnh đạo Quận 1 đã chỉ đạo phải cân nhắc và thận trọng đối với xe ngoại giao. (Ảnh: Đình Thảo)
Sau vụ cháy kho thuốc trừ sâu của công ty Vật tư Nông nghiệp Trường Sơn ở Tiền Giang vào rạng sáng 20/9, 1.500 học sinh có trường học ở gần hiện trường phải tạm nghỉ học chờ đơn vị chức năng xử lý ô nhiễm không khí. (Ảnh: Bình Minh)
Đoàn công tác của Bộ Công an đang làm việc với UBND TP Đà Nẵng để điều tra, xác minh, làm rõ những sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước tại TP Đà Nẵng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Video đang HOT
Một du thuyền có giá 2 triệu USD vừa được rầm rộ khai trương, đưa vào khai thác du lịch trên sông Lam cho dù chưa được các cơ quan chức năng cấp phép hoạt động. (Ảnh: Tiến Hiệp)
Cơn bão số 10 đã đi qua, nhưng hậu quả mà nó gây ra đến nay vẫn rất nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Đặc biệt là tình trạng khan hiếm nước ngọt do nhiều giếng nước bị nhiễm mặn không thể sử dụng. Việc thiếu nước sạch đã khiến cuộc sống của các hộ dân bị đảo lộn. (Ảnh: Xuân Sinh)
Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề làm trống, mặt nạ giấy, đầu sư tử. Tuy là những món đồ chơi truyền thống hay được nhắc đến mỗi dịp Trung thu, song thợ thủ công tâm huyết trong làng vẫn ngày càng ít dần. (Ảnh: Hữu Nghị)
Chiều 21/9, chủ đầu tư đã chạy thử nghiệm máy bơm thông minh chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh trước sự chứng kiến của đại diện Trung tâm chống ngập TPHCM. Công suất của máy bơm vô cấp, có thể từ 27.000- 96.000m3/giờ. Máy bơm “khủng” này hút sạch nước ngập 0,3 – 0,4 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh sau 15 phút vận hành. Ngoài ra, máy còn có thể lọc rác, tách và vớt rác tự động… (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Trước những thông tin về căn nhà gỗ bề thế như “biệt phủ” đang gây xôn xao dư luận tại Quảng Trị, ông Khổng Trung (Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị) – chủ nhân ngôi nhà này nói rằng, căn nhà rường gồm 3 gian, 2 chái bằng gỗ ông làm để kết hợp thờ tự và để ở khi nghỉ hưu. (Ảnh: Đăng Đức)
Anh Lương Quang Thiện (đứng thứ hai từ phải sang) – tài xế xe buýt ở Khánh Hòa vừa trả lại cho nhóm khách Trung Quốc chiếc ví bên trong có khoảng 60 triệu đồng, thẻ ATM, cùng nhiều giấy giờ tùy thân quan trọng khi nhóm này đang du lịch ở Nha Trang. (Ảnh: Viết Hảo)
Quang Phong (tổng hợp)
Theo Dantri
"Cạo trọc" hàng trăm ha rừng tự nhiên để trồng keo?
Ngày 19/9, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã tiếp cận rừng tự nhiên ở tiểu khu 556, 557 xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước để tìm hiểu thông tin của người dân về việc hàng trăm ha rừng nơi đây đã bị "cạo trọc".
Theo phản ảnh của người dân, rừng tự nhiên tiểu khu 556, 557 xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước đã bị phá từ vài năm trở lại đây để... trồng rừng. Tại đây, nhiều cây gỗ lớn bị chặt hạ nằm ngổn ngang, có cây gỗ lớn bị đốn hạ còn trơ gốc đã bị đốt cháy xém nằm trên một diện tích lớn.
Nhiều gốc cây to đã bị cưa
Còn những tiểu khu khác như 551, 552, 553 đã bị "xóa sổ" cách đây vài năm để trồng keo và hiện tại, những khu vực rừng bị "cạo trọc" nay keo đã lớn và có thể khai thác.
Có mặt trong đoàn kiểm tra khu vực rừng bị phá, ông Huỳnh Tấn Đức - Giám đốc Sở NN&PTNN Quảng Nam cho biết, thực tế có phá rừng tự nhiên để trồng keo nhưng đây là lũy kế của nhiều năm.
Cả một mảng rừng tự nhiên rộng lớn đã bị cạo trọc
Cũng theo ông Đức, những diện tích rừng bị phá thuộc về những năm trước đây, đa số đã có chủ trương chuyển đổi qua rừng sản xuất, người dân trồng keo là hợp lệ. Còn 9 tháng của năm 2017 này rừng bị phá khoảng 23ha.
Tuy nhiên, ông Đức cho hay đây mới chỉ là báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, nhưng con số này chưa chính thức và ông đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm điều tra làm rõ.
Hiện đoàn công tác do Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm và huyện Tiên Phước cùng vào hiện trường kiểm tra, làm rõ vụ việc.
Những cây keo lá tràm con vừa được trồng tại khu rừng bị phá
Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đang phối hợp để xác định đúng mức độ thiệt hại, từ đó, xác định vị trí cũng như mức độ sai phạm của các đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
Liên quan đến vụ phá rừng này, ngày 18/9, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm phá rừng theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng.
Chiều ngày 19/9, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hồng Quang - Chánh Văn phòng tỉnh Quảng Nam - cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương khẩn trương kiểm tra tình hình thực tế để làm rõ vụ việc; báo cáo toàn bộ vụ việc về UBND tỉnh trước ngày 25/9/2017 để chỉ đạo, xử lý.
Theo Dân Trí
Siết chặt quản lý đất nông nghiệp, đất công ích UBND TP Hà Nội vừa có công văn đôn đốc sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý đất nông nghiệp, đất công ích trên địa bàn thành phố. Ảnh: Nhật Nam Theo đó, UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, rà soát, phân loại, tổng hợp hiện trạng...