Biết gì về Điện Cửu Long bị thu hồi thuê đất xây nhà máy thủy điện Đắk Di 2?
Tỉnh Quảng Nam vừa thu hồi quyết định cho Công ty cổ phần tư vấn và phát triển điện Cửu Long thuê 31.524,2 m2 đất để đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện Đắk Di 2.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định thu hồi quyết định số 3272, về việc cho Công ty cổ phần tư vấn và phát triển điện Cửu Long thuê đất để xây dựng Nhà máy thủy điện Đắk Di 2 (đợt 2) tại xã Trà Don và xã Trà Nam (huyện Nam Trà My) với diện tích hơn 31.000m2.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho báo chí biết, lý do đề nghị thu hồi quyết định trên vì chưa thực hiện đúng chủ trương của tỉnh về rà soát thủy điện vừa và nhỏ từ ngày 11/11 tại cuộc họp giao ban ngày 9/11 vừa qua.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Tra cứu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Công ty cổ phần tư vấn và phát triển điện Cửu Long được thành lập vào ngày 24/1/1997, có trụ sở chính tại Km 120 800 Quốc lộ 40B, thôn 3, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Mã số thuế doanh nghiệp là 0301395182. Người đại diện theo pháp luật là ông Trần Đức Long. Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là sản xuất điện.
Mặc dù đã hoạt động được 23 năm, nhưng các thông tin liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần tư vấn và phát triển điện Cửu Long lại không được giới truyền thông nhắc đến.
Trước đó, ngày 20/11/2020, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định cho Công ty cổ phần tư vấn và phát triển điện Cửu Long thuê 31.524m2 đất gồm 10.609m2 tại xã Trà Don và 20.914m2 tại xã Trà Nam để đầu tư xây dựng Nhà máy thủy điện Đắk Di 2.
Cụ thể, diện tích hạng mục xây dựng nhà máy 2.770m2; diện tích hạng mục xây dựng đập, lòng hồ 20.914m2; diện tích hạng mục thi công đường công vụ và tháp điều áp 7.839m2.
Hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, thời hạn thuê đất đến 25/8/2059.
Trong hơn 1 tháng vừa qua, ở tỉnh Quảng Nam liên tục xảy ra những vụ sạt lở đau lòng khiến hàng chục người thiệt mạng như: Sạt lở ở Trà Leng, Trà Vân hay Phước Sơn…
Một trong những nguyên nhân được mang ra mổ xẻ tại Quốc hội vừa qua là việc cấp phép cho Thủy điện nhỏ.
Trả lời trên báo Vietnamnet ngày 15/11/2020, ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong hơn 5 năm qua, Quảng Nam không cấp phép xây dựng cho thêm thủy điện nào, ngoài 46 thủy điện đã được phê duyệt.
Mục tiêu phấn đấu của tỉnh là đến năm 2025, định hướng 2030 Quảng Nam sẽ là một tỉnh phát triển khá của cả nước. Tinh thần chủ đạo là lấy phát triển kinh tế bền vững làm xuyên suốt trong quá trình phát triển. Bền vững ở đây là nói đến ba trụ cột gồm: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Ba trụ cột này phải hòa quyện với nhau, lấy kinh tế làm chủ đạo nhưng phải đồng thời bảo vệ các trụ cột khác. Xã hội phải giảm thiểu tác động xấu để người dân, mọi cộng đồng được hưởng lợi từ sự phát triển.
“Quan điểm là phát triển bao trùm không để ai lại phía sau, cân đối các vùng miền, giảm thiểu sự chênh lệch. Chúng tôi sẽ không đánh đổi môi trường để xây dựng thêm thủy điện vừa và nhỏ”, ông Bửu nói.
Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 chính thức hòa lưới điện quốc gia
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 937 tỷ đồng, được xây dựng tại xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum do EVN làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án điện 2.
Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 có công suất 49 MWp. (Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 5/11, dự án Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 có công suất 49 MWp đã chính thức hòa lưới điện quốc gia.
Dự án đưa vào vận hành sẽ góp phần cung cấp lượng điện bình quân 72,4 triệu kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia.
Dự án Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 là một trong số ít các dự án tại Việt Nam do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ vốn không có sự bảo lãnh của Chính phủ. Tuy nhiên, với uy tín của EVN và kinh nghiệm quản lý dự án của Ban quản lý dự án điện 2, dự án đã tổ chức triển khai thi công theo hợp đồng đã ký và được AFD kiểm tra hiện trường, ghi nhận, đánh giá cao về chất lượng, tiến độ, tuân thủ các điều kiện an toàn, môi trường và xã hội do AFD yêu cầu.
Dự án do Liên danh nhà thầu HUAYUAN (Trung Quốc) và Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp CTCP (MIE) thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC. Quá trình thực hiện dự án đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới đã gây rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, nhưng với sự quyết tâm của nhà thầu, hỗ trợ của chủ đầu tư và các bên liên quan, tiến độ dự án đảm bảo theo đúng hợp đồng đã ký.
Đến cuối tháng 9/2020, công tác thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đã cơ bản hoàn thành, bao gồm việc lắp đặt hệ thống pin quang điện, các trạm inverter hợp bộ, máy biến áp chính, thiết bị sân phân phối 220 kV, hệ thống điều khiển giám sát..., đáp ứng điều kiện thử nghiệm đóng điện và phát điện nhà máy.
Tuy nhiên, tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên khiến EVN phải ưu tiên phát điện các nhà máy thủy điện để giảm mực nước hồ về mực nước phòng lũ.
Vì vậy, dự án Nhà máy điện Mặt Trời Sê San 4 buộc phải điều chỉnh thời điểm đóng điện để ưu tiên cho thủy điện Sê San 4 và các nhà máy thủy điện chạy máy xả nước và phát điện./.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/10 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/10 của các công ty chứng khoán. Có thể cân nhắc chốt lãi ACV khi tiệm cận ngưỡng 70 CTCK BIDV (BSC) Cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP đang quay trở lại tại ngưỡng tích lũy...