Biết gì về Cty bảo hiểm Prudential khách hàng “tố” bị đối xử như “con nợ”?
Dư luận khá tò mò muốn biết về Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động như thế nào trước những thông tin bị tố coi thường, đối xử với khách hàng như “một con nợ”?.
Những ngày qua, thông tin ông C.V.G (64 tuổi, ở Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội – đang là giảng viên của một trường học trên địa bàn Hà Nội) “tố” bị Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam coi thường, đối xử như một con nợ đang gây sự chú ý của dư luận.
Vốn là một giáo viên, cuộc sống bản thân và gia đình ông G. luôn gương mẫu, không thiếu tiền hay nợ nần ai bao giờ nên việc bị bảo hiểm Prudential Việt Nam thông báo nợ tiền 1 quý năm 2016 cộng lãi trong 3 năm đã khiến bản thân ông G. cảm thấy rất sốc.
Phải chăng Prudential Việt Nam đang đánh lận con đen, lỗi do nhân viên thu tiền năm 2016 không đều nhưng khách hàng phải chịu hậu quả?.
Ông C.V.G (64 tuổi, ở Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội) đang cho rằng Prudential Việt Nam coi thường, đối xử với ông như “một con nợ”?.
Ngay sau sự việc, dư luận khá tò mò muốn biết về Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động như thế nào?.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam là thành viên của Prudential plc, Tập đoàn tài chính hàng đầu trên thế giới có trụ sở đặt tại Anh.
Video đang HOT
Prudential gia nhập Việt Nam từ năm 1995 với một văn phòng đại diện, và chính thức đi vào hoạt động năm 1999. Bên cạnh lĩnh vực bảo hiểm, Prudential cũng hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản.
Mảng kinh doanh bảo hiểm của Prudential tại Việt Nam có quy mô nhỏ hơn nhiều so với HongKong, Singapore, Trung Quốc và Indonesia.
Năm 2019, Prudential đánh dấu mốc hành trình 20 năm hiện diện tại thị trường tại Việt Nam.
Tổng giám đốc Prudential Việt Nam – ông Clive Baker. (Ảnh: VnEconomy)
Prudential Việt Nam luôn giới thiệu là Công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu, mang đến các giải pháp bảo vệ tài chính và đầu tư gia tăng tài sản hiệu quả cho hơn 1,5 triệu khách hàng. Prudential hiện cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bảo vệ, tích lũy và đầu tư.
Hiện nay, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam là ông Clive Baker.
Điểm đáng chú ý là kết quả công bố tài chính năm 2018, Prudential Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt doanh thu 19.019 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tăng 18,7% và doanh thu phí mới quy năm đạt 4.480 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2017.
Lợi nhuận trước thuế đạt 1.382 tỷ đồng, duy trì mức thanh khoản cao với biên khả năng thanh toán hơn 130%.
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư với tổng giá trị tài sản đạt 90.024 tỷ đồng, trong đó tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế đạt 81.508 tỷ đồng, tăng tương ứng là 21,4% và 23% so với năm 2017.
Năm 2019, Prudential đánh dấu mốc hành trình 20 năm hiện diện tại thị trường tại Việt Nam.
Tuy vậy, trước lùm xùm coi thường, đối xử với khách hàng như “một con nợ”, Prudential Việt Nam đang nhận điểm trừ từ phía dư luận.
*Kiến Thức tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan.
Bảo Ngân
Theo kienthuc.net.vn
Đà Nẵng: Vỡ nợ hàng trăm tỉ, con nợ bị vây nhà
Phạm Thị Tuyết Hằng thừa nhận từ năm 2014 đến nay huy động vốn từ nhiều người để cho vay lại nhằm hưởng lãi suất chênh lệch với số tiền khoảng 150 tỉ đồng. Tuy nhiên, Hằng bị vỡ nợ và không có khả năng chi trả.
Công an làm việc với Hằng. Ảnh: Nguyễn Tú
Đến tối 11.9, Công an P.Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) vẫn tiếp tục làm việc với Phạm Thị Tuyết Hằng (32 tuổi, ngụ tổ 55, P.Hòa Xuân) cùng nhiều người liên quan về khoản nợ hàng trăm tỉ đồng.
Trước đó cùng ngày, hơn 10 người đến nhà Hằng đòi nợ, nhiều người bị sốc khi nghe Hằng thông báo đã vỡ nợ, với số nợ lên đến hàng trăm tỉ đồng, không còn khả năng chi trả. Nhiều chủ nợ thừa nhận cho Hằng vay nhưng không có giấy tờ, nên đến nhà với mong muốn Hằng viết giấy nhận nợ. Chiều cùng ngày, trước tình hình phức tạp, Công an P.Hòa Xuân mời tất cả về trụ sở giải quyết.
Theo các chủ nợ, Hằng thường vay và trả lãi hằng tháng rất đúng hạn với số tiền mỗi lần từ vài trăm triệu đến 1 tỉ đồng, với mục đích đáo hạn ngân hàng và kinh doanh bất động sản. Với nhiều người, Hằng còn thường xuyên bao đi du lịch trong và ngoài nước để tạo niềm tin.
Tại công an phường, Hằng thừa nhận từ năm 2014 đến nay huy động vốn từ nhiều người để cho vay lại nhằm hưởng lãi suất chênh lệch. Do người mượn tiền Hằng chậm trả dẫn đến Hằng vỡ nợ dây chuyền, hiện Hằng không nhớ chính xác số nợ, chỉ ước chừng đã vay hơn 10 người với số tiền khoảng 150 tỉ đồng.
Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Quý II/2019, Licogi tiếp tục lỗ 27 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế lên 600 tỷ đồng Quý II/2019, Tổng công ty Licogi ghi nhận lỗ gần 27 tỷ đồng, luỹ kế 6 tháng đầu năm nay lỗ 65,8 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Tổng công ty Licogi - công ty cổ phần (Licogi - mã LIC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2019. Theo đó, trong quý II, tổng công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 26,8...