Biết cách nấu cơm của người Nhật bạn cũng sẽ học được nhiều tips hay!
Những mẹo hay để nấu cơm ngon của người Nhật bạn không thể bỏ qua.
Người Nhật yêu thích bất cứ thứ gì mềm mại, như bánh pancake và bánh mì mềm. Tuy nhiên cơm nấu xong vẫn phải đảm bảo nguyên hạt, có độ bóng sáng và không bị nát.
Cách nấu cơm của người Nhật sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
1. Rửa kỹ gạo cho đến khi nước rửa sạch. Bạn chỉ nên rửa gạo chứ không nên vo gạo vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
2. Tỷ lệ gạo và nước là 1: 1 tức là 1 cốc gạo sẽ cần 1 cốc nước. Cho gạo và nước vào nồi cơm, nấu theo hướng dẫn của nồi.
Khi cơm được nấu chín, hãy dùng thìa đảo cơm từ đáy nồi vài lần.
Khi cơm thừa thì cho vào túi zip rồi đặt trong ngăn đá để lưu trữ. Khi ăn chỉ cần đem ra giã đông rồi cho vào nồi cơm điện để hâm lại.
Video đang HOT
Nguồn: chopstickchronicles
Hành trình tìm ra Umami - vị ngon thứ 5 làm thay đổi ẩm thực thế giới
Đã bao giờ bạn cảm thấy các món ăn như phở, bún bò, bánh canh... luôn chứa đựng một mùi vị ngọt ngọt, thanh thanh vô cùng đặc biệt? Đó chính là vị umami - từ khóa ẩm thực trong thế kỷ 21.
Từ xa xưa đến khoảng đầu thế kỷ 20, hầu hết chúng ta đều chỉ biết đến 4 loại vị cơ bản ngọt, mặn, chua, đắng. Nhưng trên thực tế, khi thưởng thức những thực phẩm giàu đạm, chúng ta còn cảm nhận được một mùi vị rất đặc trưng, khó diễn tả bằng lời. Mùi vị này được một giáo sư người Nhật tìm ra và gọi với cái tên Umami - "vị ngon thứ 5".
Cà chua là thực phẩm chứa rất nhiều Umami.
Câu chuyện ra đời của vị ngon mang tên Umami
Chuyện kể rằng, vào năm 1907, một nhà khoa học, giáo sư của Đại học Hoàng gia Tokyo (Nhật) tên Kikunae Ikeda đã phát hiện ra một vị mới trong lần ông nếm món nước dùng truyền thống mà người vợ của mình nấu để ăn kèm với đậu hủ. Khi nước dùng chạm vào đầu lưỡi, giáo sư Kikunae Ikeda đã rất ngạc nhiên vì món ăn có một vị rất độc đáo, khác hẳn với các vị ngọt, mặn, chua và đắng mà khoa học đương thời đã tìm ra.
Kikunae Ikeda đã phát hiện ra một vị mới trong lần ông nếm món nước dùng truyền thống mà người vợ của mình nấu để ăn kèm với đậu hủ.
Vốn là một con người yêu thích ẩm thực và từng có thời gian sinh sống ở phương Tây, vị giáo sư nhanh chóng liên tưởng đến những món ăn mà mình đã từng thử trong thời gian học tập ở Đức như: cà chua, phomat, măng tây và thịt.
Giáo sư Kikunae Ikeda - người phát hiện ra Umami.
Vì là một nhà khoa học say mê tìm hiểu, khi được người vợ tiết lộ bí mật tạo thành mùi vị đặc biệt của món ăn đến từ tảo bẹ kombu, ông đã dày công nghiên cứu và nhận ra thành phần chính tạo vị ngon ngọt "thần thánh" cho tảo bẹ bao gồm: glutamate, inosinate và guanylate. Trong đó, thành phần quan trọng nhất là glutamate - một axit amin cấu thành nên chất đạm trong cơ thể các loài sinh vật, dễ dàng tìm thấy trong thực phẩm giàu đạm (thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả...). Còn inosinate và guanylate là loại nucleotide bổ trợ, làm vị ngọt kia thêm trọn vẹn.
Tảo bẹ.
Sau đó giáo sư Kikunae Ikeda đã sử dụng thuật ngữ "Umami" để đặt tên cho loại vị ngon này. Trong tiếng Nhật, "umai" có nghĩa là "ngon", còn "mi" là "vị". Theo một cách hiểu đơn giản, vị umami chính là "vị ngon" hay "vị ngọt thịt" mà người Việt Nam chúng ta vẫn thường quen gọi. Những để không lẫn lộn với vị ngọt của đường và một số loại thực phẩm khác, thuật ngữ Umami được giữ nguyên gốc và sử dụng trên phạm vi toàn cầu.
Trong tiếng Nhật, "umai" có nghĩa là "ngon", còn "mi" là "vị". Theo một cách hiểu đơn giản, vị umami chính là "vị ngon".
Mặc dù vậy, có phải giáo sư Kikunae Iked là người đầu tiên phát hiện ra Umami? Trước đó, vào cuối những năm 1800, bên kia bán cầu, một đầu bếp người Pháp mang tên Escoffier Auguste đã tạo ra các món ăn kết hợp umami với vị mặn, chua, ngọt và đắng. Tuy nhiên, ông không biết nguồn gốc hóa học của vị ngon độc đáo này. Ngoài ra, từ xa xưa, người La Mã cổ đại cũng từng biết sử dụng nước mắm lên men từ ruột cá (garum), giàu glutamat để tăng thêm độ ngon cho các món ăn của mình.
Hành trình đưa Umami đến với ẩm thực toàn cầu
Dù được giáo sư Kikunae Ikeda tìm ra khá sớm, nhưng mãi đến gần 80 năm sau, vào năm 1985, cái tên Umami mới được thế giới biết đến rộng rãi. Ở từng quốc gia khác nhau, nguyên liệu tạo ra Umami cũng thay đổi. Tại Nhật Bản, vị Umami dễ dàng được tìm thấy trong món súp dashi, sốt miso hay các món sushi, sashimi từ hải sản tươi sống.
Ở từng quốc gia khác nhau, nguyên liệu tạo ra "Umami" cũng thay đổi.
Ở Trung Quốc với các món ăn sử dụng nước tương lên men và dầu hào cũng rất đậm đà vị Umami. Các loại nước chấm tại các nước Đông Nam Á như Nam Pla của Thái Lan, Terasi của Indonesia, Ngapi của Myanma, Bagoong của Philippines, nước mắm của Việt Nam tuy sở hữu những hương vị đặc trưng riêng nhưng đều có một điểm chung là vị Umami đậm đà do hàm lượng glutamate cao trong thành phần nguyên liệu.
Vị Umami đậm đà do hàm lượng glutamate cao trong thành phần nguyên liệu.
Ẩm thực các nước phương Tây cũng được ưa chuộng và phổ biến trên toàn cầu với các món ăn chế biến từ những nguồn thực phẩm giàu vị Umami nhất điển hình như món adobo hay pizza với phomat, pepperoni, nấm, cà chua và cá cơm.
Quay trở lại với câu chuyện của Kikunae Ikeda, sau khi phát hiện ra và thấu hiểu rõ vai trò quan trọng của vị Umami đối với nền ẩm thực hiện đại, ông đã nghiên cứu tìm ra phương pháp để sản xuất hàng loạt glutamate - chất tạo vị umami và tạo ra một loại gia vị ngon miệng, dễ sử dụng có thành phần là mononatri glutamate hay còn gọi là bột ngọt.
Bột ngọt hay còn gọi là mì chính - gia vị tạo Umami được sử dụng phổ biến trong đời sống đương đại.
Còn ở bên kia bán cầu, một doanh nhân người Thụy Sĩ mang tên Julius Maggi - người đàn ông tiên phong trong ngành thực phẩm cũng ngày đêm miệt mài tìm tòi để có thể cho ra đời một loại nước dùng sấy khô được nấu trong tích tắc nhưng vẫn tạo được sự ngon ngọt khó phai. Khác với giáo sư người Nhật, Julius Maggi sử dụng rau củ. Và cuối cùng ông cũng đã cho ra đời viên súp tổng hợp chứa hơn 10 loại axit amin khiến các món nước dùng đậm ngọt vị thịt. Cả hai sáng chế này đều đã góp phần nâng ẩm thực đương đại của thế giới lên một tầm cao mới.
Nguồn: Japan Patent Office, Umami info
Cho gà và nồi cơm, mẹ chồng nổi giận mắng con dâu lười biếng cho đến khi thấy thành phẩm Tưởng chừng việc cho cả đùi gà vào nấu cùng cơm trong nồi cơm điện quá vụng về và lười biếng, nhưng kết quả có được đến mẹ chồng khó tính cũng bất ngờ vì quá hấp dẫn. Là phụ nữ, các bà nội trợ luôn muốn mỗi ngày dành thời gian vào bếp tự tay chế biến cho gia đình mình những...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!

Ngoài lòng se điếu luộc, còn những món ngon nào từ lòng heo?

Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!

Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!

Sườn nướng tảng ngũ vị cực dễ làm mà ngon miệng, thơm nức ai ăn cũng thích

Loài cá được mệnh danh là "kho canxi tự nhiên", nấu cách này thành món đại bổ

Các thực phẩm hàng ngày phù hợp từng mệnh 12 con giáp, ăn trong tiết Lập Hạ này sẽ tăng vượng khí, sức khỏe

Vào hè nắng nóng, giải nhiệt ngay với 3 món nộm từ sứa biển dễ làm mà rất thơm ngon, hết sạch mùi tanh

Thực phẩm giàu sắt hơn thịt bò, giúp bổ máu, ngừa thiếu máu hiệu quả

4 món cá hấp không dùng nước ngon tuyệt, vừa giải nhiệt vừa bổ dưỡng cho ngày nghỉ lễ đảm bảo ai cũng nghiền

Giải nhiệt ngày hè với những món chè thanh mát

Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi
Có thể bạn quan tâm

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga
Thế giới
13:53:34 11/05/2025
Cách đặt vấn đề 'Khi yêu thương cần ngôn ngữ mới' đầy tinh tế, day dứt của Lý Hải trong 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng'
Phim việt
13:35:47 11/05/2025
'Từ vũ trụ John Wick: Ballerina' - Chuyện gì đã xảy ra trong 'John Wick'?
Phim âu mỹ
13:32:08 11/05/2025
Bạch Lộc ghi điểm với khán giả nhờ điều gì?
Sao châu á
13:27:29 11/05/2025
Nhóm nhạc Anh Tài sắp ra mắt: Visual "ô dề", nhạc lỗi thời, fan "cắn răng" mới khen hay
Nhạc việt
13:21:07 11/05/2025
BTC Anh Tài bị fan 3 sao nam 'tế', động thái coppy 'trắng trợn', thái độ ra sao?
Netizen
13:09:18 11/05/2025
Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu bị rụng tóc, xuất hiện với diện mạo khác lạ
Sao thể thao
13:05:11 11/05/2025
Bí ẩn chưa có lời giải về Đoàn Di Băng
Sao việt
13:02:36 11/05/2025
Váy xếp ly tạo nên vẻ ngoài thời thượng, dẫn đầu xu hướng
Thời trang
13:02:28 11/05/2025
Người đang khiến khán giả ức chế nhất phim 'Cha tôi người ở lại'
Hậu trường phim
12:54:55 11/05/2025