Biến vỏ cua xanh châu Âu xâm lấn thành một loại nhựa thân thiện môi trường
Một nhóm các nhà khoa học ở Canada đã phát triển một ý tưởng biến vỏ cua thành các cốc nhựa và dao, kéo.
Dự án được phát triển bởi Audrey Moores, một nhà hóa học tại Đại học McGill, hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik ở Nova Scotia, nơi đã phải vật lộn với số lượng cua xanh châu Âu xâm lấn từ những năm 1980.
Cua xanh châu Âu là một loài xâm lấn đôi khi được gọi là cua “sát thủ” vì xu hướng ăn thịt đồng loại của nó.
Cua xanh châu Âu (ảnh trên) xâm lấn đất liền đã trở thành một vấn đề lớn tại Công viên quốc gia Kejimkujik, bờ biển ở Nova Scotia
Cua xanh cái có thể sinh ra hơn 175.000 quả trứng trong một vòng đời, khiến loài này trở nên nhanh chóng áp đảo về số lượng ở mọi môi trường sống .
Nhóm nghiên cứu của Moores đã thu hoạch cua xanh từ công viên và chế biến vỏ của chúng để chiết xuất một hóa chất gọi là chitin.
Chitin có thể được sử dụng để tạo ra nhựa thân thiện với môi trường, tự phân hủy trong các bãi chôn lấp và đại dương mà không có bất kỳ tác động xấu nào tới môi trường.
“Nếu chúng ta có thể biến loài sinh vật xâm lấn này trở thành một giải pháp toàn diện cho vấn đề ô nhiễm nhựa mà tất cả các đại dương đang phải đối mặt ngày nay, tôi thực sự nghĩ rằng đó sẽ là một cách tuyệt vời và sáng tạo”, Moores nói.
Video đang HOT
Cua xanh châu Âu có thể sinh sản rất nhanh
Cua xanh châu Âu lần đầu tiên đến Kejimkujik vào khoảng những năm 1980 và đã làm mất cân bằng hệ sinh thái của công viên.
Trước đây, chitin đã được chiết xuất từ nhiều loại vỏ động vật khác nhau bằng cách sử dụng axit hydrochloric và sau đó thêm một hỗn hợp hóa học khác để xúc tác chitin thành một hợp chất ổn định hơn gọi là chitosan. Mặc dù nhựa được sản xuất qua quá trình này có khả năng phân hủy sinh học, nhưng nó vẫn để lại một lượng đáng kể nước thải hóa học.
Trong dự án Kejimkujik, Moores đã nghĩ ra một phương pháp mới và ít độc hại tới môi trường để chế biến chitin liên quan đến việc nghiền vỏ cua và trộn chúng với một loại bột đặc biệt.
Moores và nhóm của cô đã bắt những con cua xanh châu Âu tại Kejimkujik và xử lý chúng trong phòng thí nghiệm để sản xuất một loại nhựa có thể phân hủy sinh học có thể được sử dụng sản xuất cốc, đĩa và dao kéo
Moores sẽ xử lý vỏ cua bằng cách nghiền thành bột và trộn chúng với một loại bột đặc biệt để chiết xuất chitin, đó là nền tảng của vật liệu nhựa thân thiện với môi trường hơn.
Phương pháp này sử dụng ít nước hơn và ít hóa chất hơn, đảm bảo tạo ra rất ít chất thải hóa học.
Moores nói rằng nhựa được sản xuất qua quá trình này rất cứng, giống như thủy tinh, và nhóm nghiên cứu đang sản xuất một chất mềm hơn có thể được đúc thành các vật phẩm như cốc, đĩa và dao kéo bằng nhựa.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/Daily Mail
Phát hiện những mảnh xương trong ký túc xá trường đại học
Những mảnh xương được tìm thấy khá ít ỏi nhưng là dấu chỉ quan trọng trong việc xác định cư dân đầu tiên của thành phố Durham, Anh.
Theo thông tin của BBC, các mảnh nhỏ xương được khai quật bên dưới khu đất của ký túc xá Đại học Durham, Anh. Nhân viên của trường đã tìm thấy mảnh xương được cho là có niên đại từ thời đồ đá bên trong một hố nông.
Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ cho biết bộ xương tồn tại cách đây hàng nghìn năm, khoảng năm 90 trước Công nguyên đến năm 60 sau Công nguyên, BBC cho biết. Người này đã được hỏa táng nhưng còn sót lại xương cẳng tay, cẳng chân.
Mảnh xương được khai quật. Ảnh: BBC.
Phát hiện này hứa hẹn sẽ là manh mối cho nghiên cứu về công dân đầu tiên của thành phố Durham (Anh).
"Thi thể được hỏa táng nên chúng tôi chưa thể khẳng định đây là xương người hay không cho đến khi có phân tích cụ thể trong phòng thí nghiệm", Natalie Swann, nhà khảo cổ học tại Đại học Durham, nói với ABC 14 News.
Natalie thông tin thêm những mảnh vụn xương còn sót lại cung cấp kiến thức quý giá về di sản của Durham. Họ xác định được khả năng chủ nhân bộ hài cốt là người trưởng thành, nhưng không thể xác định tuổi tác và giới tính.
Các mảnh nhỏ xương được khai quật bên dưới khu đất của ký túc xá Đại học Durham, Anh. Ảnh: BBC.
Năm 2016-2017, nhóm khảo cổ đã chuyển đến Claypath (trung tâm thị trấn Durham) để thực hiện nghiên cứu sâu hơn về bộ hài cốt này. Claypath trong lịch sử là một trong ba con đường chính dẫn vào khu công nghiệp trung cổ của Durham.
Tiến sĩ David Mason, nhà khảo cổ học ở Durham, cho biết những khám phá, nghiên cứu trước đó về Claypath là nền tảng vững chắc tăng sự xác tín của giả thuyết công dân đầu tiên định cư trên bán đảo Durham và các vùng lân cận từ thời kỳ đồ sắt và Văn hóa Romano-Anh (Văn hóa dưới đế chế La Mã, năm 43 sau Công nguyên).
Theo BBC, ngoài bằng chứng về thời đồ sắt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các vật phẩm thời trung cổ và vật liệu từ thế kỷ 18.
Hiện, các vật phẩm này được mang tới Bảo tàng Khảo cổ của trường Đại học Durham để trưng bày triển lãm. Buổi triển lãm diễn ra tại Thư viện Green Palace với tên gọi "2.000 năm cuộc đời tại Claypath". Sự kiện này sẽ kéo dài đến hết ngày 1/6.
Theo news.zing.vn
Anh 'tiết lộ' sẽ công bố tài liệu mật về UFO trong thời gian tới Bộ Quốc phòng Anh 'bật mí', sẽ công bố toàn bộ hồ sơ mật về UFO đã được nghiên cứu từ thế kỷ 20. Từ đầu những năm 1950 đến trước năm 2009, Bộ Quốc phòng Anh (MoD) đã thành lập một cơ quan chuyên thu thập các hình ảnh và bằng chứng có liên quan đến những vật thể không xác định...