Biến thể virus có thể đảo ngược những tiến bộ chống dịch của nhân loại
Trong bối c ảnh thế giới tiệm cận mốc 100 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 25 triệu ca ở Mỹ, nỗi lo về các biến thể mới của virus corona cũng tăng dần.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Y sinh Jeffrey Cheah tại Cambridge, Anh. Đây là nơi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về các biến thể virus corona và cố gắng xác định xác định xem các vắc xin hiện có có thể phòng ngừa chúng hiệu quả như thế nào – Ảnh: NYT
Theo báo New York Times (NYT), sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của các biến thể virus corona mới thời gian qua đang khiến giới chuyên môn quốc tế lo ngại chúng có thể làm chậm lại, hoặc thậm chí đảo ngược các tiến bộ đã đạt được của công cuộc chống đại dịch COVID-19 toàn cầu.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là hiệu quả phòng ngừa của các vắc xin COVID-19 hiện đạt tới mức nào khi đương đầu với các chủng biến thể virus corona đã tìm thấy ở Anh, Nam Phi, Brazil và Mỹ.
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ gần đây cảnh báo biến thể virus corona đầu tiên phát hiện tại Anh cho tới tháng 3 năm nay có thể trở thành mầm bệnh chủ yếu tại Mỹ, và chắc chắn sẽ là nguyên nhân làm tăng mạnh số ca mắc mới và số người chết trong thời gian tới.
Biến thể virus ở Anh hiện đã có mặt tại ít nhất 22 quốc gia. Trong tối 23-1, ĐH Michigan (Mỹ) thông báo sẽ dừng mọi hoạt động thể dục thể thao trong trường sau khi phát hiện nhiều ca mắc biến thể mới trong số những người có liên quan tới khoa giáo dục thể chất.
Mặc dù những hiểu biết về mức độ nguy hiểm của các biến thể virus corona mới hiện còn rất khiêm tốn, song theo một số dữ liệu hiện tại, có vẻ như một số biến thể có tốc độ lây lan nhanh hơn so với phiên bản virus corona đầu tiên.
Trong cuộc họp báo ngày 22-1, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói biến thể virus corona tìm thấy ở Anh cũng có thể gây nguy cơ tử vong cao hơn, dù ông cũng thừa nhận việc đưa ra đánh giá đó ngay lúc này dường như vẫn là quá sớm.
Các cố vấn khoa học của ông Boris Johnson luôn kêu gọi tránh đưa ra những thông tin có thể gây hoang mang dư luận trong lúc chờ thêm những kết quả nghiên cứu khoa học đầy đủ hơn.
Tiêm kích Anh tạo tiếng nổ siêu thanh khi áp sát máy bay chở khách
Tiêm kích Typhoon Anh tạo tiếng nổ siêu thanh khi tiếp cận một máy bay dân dụng mất liên lạc, khiến nhiều cửa sổ nhà dân rung lắc.
Biên đội chiến đấu cơ đa năng Typhoon của không quân Anh chiều 12/1 được triển khai từ căn cứ Coningsby để tiếp cận máy bay Bombardier Global Express mã hiệu IFA6016 không hồi đáp liên lạc vô tuyến trên vùng trời đông nam nước này.
Tiếng nổ vượt âm được ghi lại ở Anh hôm 12/1. Video: Twitter/Javelin Sam .
Tiêm kích dẫn đầu mang mã hiệu 5KM41 được phép tăng tốc đến gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh lúc 13h, tạo ra tiếng nổ siêu thanh lớn có thể nghe thấy dưới mặt đất từ khu vực Cambridge đến thủ đô London. Nhiều người dùng mạng xã hội tại Anh đã thông báo về tiếng nổ, phần lớn cho biết nó khiến cửa sổ rung lắc mạnh. Một số người còn khẳng định nhà của họ cũng bị chấn động.
Biên đội Typhoon nhanh chóng bắt liên lạc được với chiếc Bombardier Global Express và yêu cầu phi công chuyển hướng. "Nếu không lập tức tuân thủ chỉ dẫn, các anh sẽ bị bắn hạ", phi công tiêm kích nói trên điện đàm. Máy bay dân dụng sau đó được biên đội Typhoon hộ tống và hạ cánh an toàn tại sân bay Stansted để kiểm tra.
Tiêm kích Typhoon cất cánh từ căn cứ Coningsby trong một chuyến làm nhiệm vụ. Ảnh: RAF .
Các tiêm kích khi bay vượt tốc độ âm thanh thường tạo ra tiếng nổ lớn, có thể nghe thấy dưới mặt đất do sóng xung kích làm giãn nở không khí đột ngột. Không quân Anh thường cho phép chiến đấu cơ bay vượt âm để rút ngắn thời gian tiếp cận máy bay mất liên lạc, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nơi đông người.
WHO trấn an về biến thể virus corona ở Anh Ngày càng có nhiều nước trên thế giới điều chỉnh chính sách đi lại vì lo sợ trước khả năng lây nhiễm cao của biến thể mới của virus corona - VUI-202012/01 - ở Anh, bất chấp những trấn an của Tổ chức Y tế thế giới về biến thể mới này. Một tài xế đứng cạnh xe tải đang mắc kẹt trên...