Biến thể ‘Omicron tàng hình’ chiếm ưu thế tại TP.HCM
Qua sàng lọc ngẫu nhiên, TP.HCM phát hiện 64% mẫu dương tính với Omicron là biến thể BA.2 – biến thể được gọi là “tàng hình”.
Theo thông tin từ Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng sáng 9/3, tuần qua trên thế giới, số ca mắc mới giảm 4% và số ca tử vong giảm 19%.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nổi lên với số ca nhiễm mới cao hơn nhiều nước. Câu hỏi là tại sao số ca mắc tăng nhiều như vậy và sau Omicron thì còn làn sóng Covid-19 mới hay không?
Ông Thượng cho biết thế giới trải qua 3 làn sóng và mỗi làn sóng tương ứng với một biến chủng. Cụ thể làn sóng 2 là Delta và làn sóng 3 là Omicron với 2 biến thể là BA.1 và BA.2. Một số nước trải qua đợt dịch thứ 3 chủ yếu là BA.1, biến chủng BA.2 mới chỉ xuất hiện ở một vài nước ở châu Phi, Ấn Độ.
“BA.2 giống như BA.1 về lây bệnh nhưng mức độ lây lan nhanh hơn”, ông cho hay.
Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: Chí Hùng.
Như vậy, nếu có làn sóng mới BA. 2 thì vaccine còn hiệu quả hay không? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng nhưng không đủ để chống chọi không bị nhiễm. Do đó, ông Thượng khẳng định chiến dịch tiêm vaccine vẫn phải được đẩy mạnh.
Tại TP.HCM, tính đến sáng nay, qua sàng lọc nhanh bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên 119 ca thì phát hiện 103 mẫu dương tính với Omicron.
Tuy nhiên, kỹ thuật sàng lọc nhanh này chỉ cho biết Omicron hay không, còn chi tiết Omicron BA.1 hay BA.2 thì phải giải trình tự gene.
Qua giải mã gene 67 ca, thành phố phát hiện 24 mẫu nhiễm BA.1 và 43 mẫu nhiễm BA.2, tức BA.2 chiếm 64%.
Video đang HOT
“TP.HCM hiện có cả 2 chủng và BA.2 chiếm ưu thế nên giải thích được tại sao lây lan nhanh dữ vậy. Về lập luận chủ quan, ta sẽ không quá lo lắng là có chủng mới vì nó đang xảy ra rồi. Nếu có thì chủng gì đó khác, còn thế giới đang chuẩn bị đón làn sóng BA.2″, Giám đốc Sở Y tế nhận định.
Hai tuần trước đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM từng cho biết biến chủng Omicron đã chiếm ưu thế tại TP.HCM. Cụ thể, kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm PCR tại thành phố từ ngày 10 đến 17/2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến chủng Omicron, chiếm 76%; biến chủng Delta chỉ còn khoảng 24%. Điều này phần nào lý giải số bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn chiều hướng tăng do chủng mới tốc độ lây nhiễm nhanh.
BA.2 là biến thể phụ của Omicron. Một số nhà khoa học đặt cho BA.2 biệt danh “ biến thể Omicron tàng hình”. Điều này không đồng nghĩa với việc virus không bị phát hiện mà nó rất khó phân loại.
Biến thể Omicron ban đầu có những đặc tính cụ thể về gen di truyền. Nó có sự mất gen trong protein gai dẫn đến cái được gọi là “lỗi mục tiêu gen S hay bỏ qua gen S” cho phép nhân viên y tế nhanh chóng phân biệt nó với Delta bằng cách sử dụng xét nghiệm PCR. Nhưng BA.2 không có những đặc tính di truyền đó. Vì thế trong các xét nghiệm, việc phát hiện và phân loại là một biến thể phụ của Omicron trở nên khó khăn hơn, chưa kể, rất khó phân biệt nó với Delta.
Trẻ sau khỏi Covid-19 mà không bị sốt, phụ huynh không phải lo ngại hội chứng nguy hiểm hậu Covid-19 này!
Bác sĩ cho biết, nếu một đứa bé sau khi mắc Covid-19 không sốt trong vòng 3 tháng đầu thì đừng nghĩ là bé bị Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu Covid-19.
Hội chứng MIS-C hậu Covid-19: Bé trai sốt cao liên tục, mê sảng, rối loạn đông máu F0 thể nhẹ nhưng nguy kịch hậu Covid-19, bác sĩ khuyến cáo những triệu chứng "báo động đỏ" cần nhập viện ngay! Chảy máu tiêu hóa do lạm dụng thuốc điều trị Covid-19, bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng các loại thuốc kháng virus, kháng đông, kháng viêm
Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc Covid-19 gia tăng, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị. Trong đó, cảnh báo về Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan Covid-19 ở trẻ em (Multisystem inflammatory syndrome in children - MIS-C) hoặc ở trẻ sơ sinh (MIS-N) xảy ra chủ yếu 2-6 tuần sau nhiễm SARS-CoV-2.
Trẻ sơ sinh cần nghĩ đến MIS-N khi trẻ có biểu hiện tổn thương đa cơ quan và mẹ từng được chẩn đoán hay nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Mặc dù hội chứng viêm đa hệ thống ít gặp, nhưng thường diễn tiến nặng có thể gây tử vong.
Trẻ em mắc hội chứng này khi có 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao liên tục> 5 ngày.
- Triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng: đau bụng nhiều, tiêu chảy.
- CRP hoặc Procalcitonin tăng cao.
- Rối loạn đông máu.
- Sốc.
- Ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân
- Và không tìm thấy nguyên nhân nhiễm trùng nào giải thích được. Hội chẩn để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
Bé trai 7 tuổi mắc hội chứng MIS-C hậu Covid-19 (Ảnh: BVCC)
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, tỷ lệ trẻ em mắc Hội chứng MIS-C rất thấp. Nếu sau 2-6 tuần khỏi bệnh, trẻ không sốt, thì phụ huynh không cần lo lắng đến hội chứng này.
"Nếu một đứa bé sau khi mắc Covid-19 không sốt trong vòng 3 tháng đầu thì đừng nghĩ là bé bị MIS-C hậu Covid-19", bác sĩ Khanh nói với biến chủng Omicron, trẻ gần như bị bệnh rất nhẹ và không xuất hiện hội chứng MIS-C.
Theo bác sĩ Khanh, nếu trẻ từ 6-12 tuổi mắc chủng Omicron sẽ sốt hơi cao, nhưng sốt ngắn, sẽ dứt sau khoảng 1 ngày rưỡi - hai ngày. Phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc ngay, đúng liều để hạ sốt. Ngoài ra, một số trẻ còn bị tiêu chảy.
"Chủng Omicron lây nhanh, ủ bệnh nhanh nhưng cũng hết bệnh nhanh. Nếu nghe số ca mắc tăng cao, mọi người không nên lo lắng", bác sĩ Khanh nói.
Ông khuyến cáo, trẻ em nên được quay lại trường học, bởi "ngoài xã hội không có zero covid thì trong trường học cũng không thể". Nếu trẻ mắc bệnh tại trường học, phụ huynh và nhà trường không cần lo lắng, chỉ cần đưa trẻ về nhà, nghỉ ngơi và sau 5-7 ngày khỏi bệnh sẽ đi học trở lại. Trẻ có thể kết hợp học online và trực tiếp, hết bệnh lại đến trường.
"Trẻ ở nhà hay đi học, đều tiềm ẩn nguy cơ mắc Covid-19. Chỉ là khi đến trường, nguy cơ cao hơn do trẻ tiếp xúc nhiều, di chuyển nhiều, nhưng quan trọng sẽ hết bệnh trong khoảng thời gian ngắn", bác sĩ Khanh cho hay.
Bác sĩ cho biết nếu 3 tháng sau khỏi Covid-19, trẻ không sốt, phụ huynh không cần lo lắng hội chứng MIS-C
TS.BS Đậu Việt Hùng, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, số trẻ nhập viện vì mắc hội chứng MIS-C có xu hướng gia tăng. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng này do trước đó đã nhiễm Covid-19, nhưng gia đình không hề biết trẻ từng mắc bệnh.
Theo bác sĩ Hùng, đối với trẻ em, hậu Covid-19 còn rất mới, các kiến thức còn chưa phổ cập hết đến các hệ thống y tế. Bệnh cảnh hậu Covid-19, đặc biệt là hội chứng MIS-C lại dễ lẫn với rất nhiều bệnh khác như hội chứng thực bào máu, sốc nhiễm trùng...
Bác sĩ Hùng cho biết, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng MIS-C chỉ là 2/100.000 nhưng hậu quả rất nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong sau khi mắc Covid-19 ở trẻ nhỏ.
"Viêm đa hệ thống tức là di chứng này sẽ làm tổn thương rất nhiều cơ quan, còn bản chất về bệnh lý giờ vẫn chưa rõ, có thể là một phản ứng miễn dịch không hợp lý, có thể tăng miễn dịch quá mức làm tổn thương nhiều cơ quan. Đặc biệt với trẻ bị nhiễm Covid-19 mà bố mẹ không biết, nếu có triệu chứng mệt mỏi kéo dài, nên được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán", bác sĩ Hùng nói.
Bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid-19, các gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như sốt cao trở lại, phát ban, phù nề, rối loạn tiêu hoá, da tái, nhịp tim nhanh... cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp trẻ không nhiễm Covid-19 nhưng khu vực sinh sống có nhiều người nhiễm hoặc gia đình có F0, cha mẹ cũng nên cần chú ý quan sát, khi thấy con có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.
F0 điều trị tại nhà, rác thải cần được xử lý như thế nào? Quá trình thu gom, xử lý chất thải của các F0 điều trị tại nhà được khuyến cáo phải thực hiện đúng cách. Theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế, quá trình thu gom, xử lý chất thải phải được thực hiện đúng cách. Theo đó, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng,...