Biến thể mới Brazil quật đổ hệ thống y tế địa phương, tấn công người trẻ tuổi
Giới nghiên cứu và các bác sĩ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về một loại biến thể virus SARS-CoV-2 mới nguy hiểm hơn xuất hiện lần đầu tiên tại vùng Amazon (Brazil).
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Belem, bang Para, Brazil ngày 3/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Họ tin rằng loại biến thể mới này là hung thủ đứng đằng sau tình trạng các ca tử vong cũng như số ca mắc ở nhóm người trẻ tuổi tăng cao gần đây tại một số khu vực ở Nam Mỹ.
Theo Tạp chí phố Wall (WSJ), tỷ lệ tử vong trong ngày của Brazil do COVID-19 đã đạt ngưỡng cao nhất trong tuần này, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc vượt quá 1/4 triệu người.
Ngày 2/3, Brazil ghi nhận con số kỷ lục 1.641 ca tử vong vì COVID-19, trong khi đó nước láng giềng Peru cũng chật vật đối phó với làn sóng dịch thứ 2.
Biến thể virus SARS-CoV-2 mới phát hiện tại Brazil, với tên khoa học là P.1, có khả năng lây lan cao gấp 2,2 lần so với các biến thể trước đó được tìm thấy tại khu vực, cũng như khả năng khiến người khỏi bệnh tái nhiễm lên tới 61%.
Video đang HOT
Các chuyên gia sức khỏe cộng đồng cảnh báo với tình trạng tiêm chủng diện rộng trong khu vực còn kéo dài, các quốc gia như Brazil có nguy cơ trở thành nơi sản sinh ra các biến thể virus làm vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế nhận định đại dịch kéo dài cũng có thể tàn phá nền kinh tế của các quốc gia như Brazil, làm chậm tốc độ tăng trưởng và kéo thêm các khoản nợ khi chính phủ mở rộng các khoản chi trả cho người nghèo.
Eliseu Waldman, một nhà dịch tễ học tại Đại học São Paulo, cho biết: “Chúng tôi đang đối mặt với một tình huống nguy hiểm – hệ thống y tế của nhiều bang ở Brazil đã sụp đổ và những bang khác sẽ gặp tình trạng tương tự trong vài ngày tới”.
Một vài bác sĩ báo cáo sự gia tăng ở các bệnh nhân trẻ tuổi hơn – những người ở độ tuổi 30, 40 không có bệnh lý. Tại Peru, một số bác sĩ cho biết diễn biến trở nặng của bệnh nhân mắc COVID-19 đang trở nên nhanh hơn, chỉ 3 hoặc 4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, rút ngắn hơn nhiều so với 9 hay 14 ngày như trước.
Rosa Lopez, bác sĩ làm việc tại phòng chăm sóc đặc biệt bệnh viện Guillermo Almenara Irigoyen, nhận định: “Loại biến thể này hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt. Nó thực sự hung hãn… tình thế rất khó khăn, thực sự khủng khiếp”.
Người dân chờ mua oxy ngoại ô miền Nam Lima (Peru) ngày 25/2. Ảnh: Getty Images
Biến thể virus P.1 xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Manaus (Brazil) vào cuối năm ngoái và nhanh chóng trở thành tâm điểm của các nhà khoa học Brazil cũng như quốc tế.
“Chúng ta đang ở trong thời điểm tồi tệ nhất. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu P.1 có mặt trên khắp Brazil”, Felipe Naveca – một nhà nghiên cứu tại Quỹ Oswaldo Cruz – ước tính Brazil là nơi trú ngụ của hàng trăm biến thể COVID-19 mới, trong đó P.1. là biến thể đáng lo ngại nhất tính đến thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh hơn và liệu biến thể Brazil này có gây tử vong nhiều hơn hay chỉ đơn giản là dễ lây lan hơn.
Nuno Faria, Giáo sư chuyên về tiến hóa virus tại Đại học Oxford và Đại học Imperial, ghi trong nghiên cứu: “Dịch bệnh bùng phát gần đây ở Manaus đã kéo căng hệ thống chăm sóc sức khỏe của thành phố, dẫn đến tình trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế không đầy đủ. Do đó chúng tôi không thể xác định liệu sự gia tăng về nguy cơ tử vong xuất phát từ biến thể P.1 hay do hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém hay cả hai”. Nghiên cứu của Giáo sư Naveca chỉ ra biến thể virus mới p.1mang tải lượng virus cao hơn khoảng 10 lần so với các phiên bản trước đó ở Brazil.
Tại Nam Phi, các nhà nghiên cứu cũng phải chật vật với những câu hỏi tương tự khi nghiên cứu biến thể B.1.351. Các bác sĩ ở đây cũng cảnh báo về sự gia tăng số ca nhập viện và tử vong của các bệnh nhân trẻ tuổi. Các nhà nghiên cứu nói rằng nguyên do khiến số các ca bệnh trẻ tuổi hơn tử vong là do các bệnh viện quá tải chứ không phải vì bản thân biến thể này nguy hiểm hơn.
Mỹ Latinh vẫn luôn là một trong những điểm nóng COVID-19 của thế giới kể từ khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các bác sĩ ở Brazil ngày càng tuyệt vọng hơn khi mô tả về cảnh tượng kinh hoàng tại các bệnh viện. Các bệnh viện tại 2/3 bang ở Brazil đang hoạt động với trên 80% phòng chăm sóc đặc biệt luôn kín chỗ. Thậm chí, các công tố viên còn đang điều tra nhều bệnh nhân chết ngạt ở thành phố Manaus vào đầu năm nay do các bệnh viện hết oxy dự trữ.
Theo các chuyên gia y tế, nếu như Mỹ Latinh không tìm cách đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine, các quốc gia như Colombia và Bolivia sẽ trở thành các nạn nhân tiếp theo của loại biến thể mới này.
Bác sĩ Brazil điều trị thành công tại nhà cho người thân mắc COVID-19 thể nặng
Tại Brazil - tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lớn thứ ba thế giới với hơn 8,2 triệu ca mắc, nhiều bệnh viện công rơi vào tình trạng quá tải do số bệnh nhân nhập viện tăng cao.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Belem, bang Para, Brazil ngày 3/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhiều người mắc COVID-19 có thể qua đời nếu không được chạy chữa kịp thời. Một vị bác sĩ 36 tuổi tại thành phố Manaus, miền Bắc Brazil đã đưa ra quyết định táo bạo khi điều trị cho mẹ của mình ngay tại nhà dù bà đang trong tình trạng bệnh nặng.
Tuần trước, bác sĩ Marcos Fonseca Barbosa cố gắng đưa mẹ của anh vào khoa điều trị tích cực tại một bệnh viện ở thành phố Manaus, song bệnh viện công này đã rơi vào tình trạng quá tải khi số ca mắc COVID-19 tăng vọt. Anh Barbosa kể lại, khi đó mẹ anh bị sốt, khó thở và cần được đặt nội khí quản. Dù anh đã nói với các bác sĩ rằng anh là đồng nghiệp, song họ vẫn bắt cả mẹ con anh phải chờ đợi hơn 4 giờ. Do làm việc tại một số phòng khám tư nhân cũng quá tải vì nhiều bệnh nhân, anh Barbosa rất thông cảm với những đồng nghiệp đang ở trong cuộc chiến cam go này.
Nhận thấy người mẹ 56 tuổi của mình có thể qua đời trong khi chờ đợi một cách vô vọng tại bệnh viện, bác sĩ Barbosa đã quyết định đưa bà trở về nhà. Sau đó, anh đã liên hệ với tất cả bạn bè và những bệnh nhân anh từng điều trị tại nhà để được trợ giúp. Nhờ đó, anh có được một bình oxy và thiết bị thở không xâm lấn, tương tự với những thiết bị hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thể nặng tại các bệnh viện.
Anh đã giúp mẹ duy trì sự sống bằng mặt nạ oxy cũng như ống thông mũi, hầu. Trong 4 ngày liên tiếp, anh đã ở bên mẹ suốt 24h/ngày. Những ngày sau đó, anh phải trở lại bệnh viện và để vợ anh chăm sóc cho mẹ nhưng anh liên tục gọi điện về nhà để nắm bắt tình hình sức khỏe của bà. Anh khiêm tốn kể lại những nỗ lực cứu sống chính người thân của mình: "Điều đã cứu sống mẹ tôi chính là ý chí của bà và sự giúp đỡ của Chúa. Thật kỳ diệu là bà vẫn còn sống".
Thành phố Manaus từng chứng kiến cảnh tượng "ác mộng" vào tháng 4 và 5 năm ngoái khi nhiều người tử vong do COVID-19 buộc nhà chức trách phải cho đào các mộ tập thể và huy động các xe tải đông lạnh làm xe chở thi thể cho bệnh viện. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh thậm chí còn tồi tệ hơn vào đầu năm 2021. Chỉ trong 11 ngày đầu của tháng 1 này, không dưới 1.979 người mắc COVID-19 phải nhập viện tại thành phố khoảng 2 triệu dân này, so với 2.128 bệnh nhân vào thời điểm đỉnh dịch tháng 4/2020. Từ đầu năm đến nay, thành phố này đã ghi nhận 370 người không qua khỏi, vượt cả mức đỉnh điểm 348 người trong tháng 5/2020.
Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 toàn thế giới áp sát mốc 87 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 86.999.309 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.879.435 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 61.691.550 người. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh...