Biến thể Delta lây lan nhanh ở vùng nông thôn Mỹ
Biến thể Delta của virus corona đang lây nhiễm nhanh ở vùng nông thôn của 2 bang Kansas và Missouri của Mỹ, do tỉ lệ tiêm chủng tại các bang này còn thấp.
Tiêm vắc xin COVID-19 ở bang Kansas, Mỹ – Ảnh: BLOOMBERG
Biến thể Delta của virus corona được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 10-2020. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ước tính biến thể Delta chiếm khoảng 10% các ca bệnh mới ở Mỹ.
CDC ghi nhận sự lây lan của biến thể nguy hiểm này tại các vùng nông thôn của 2 bang Missouri và Kansas – những bang có tiến độ tiêm chủng còn chậm.
Theo dữ liệu từ báo New York Times , Missouri hiện đang đứng đầu nước Mỹ vì có nhiều ca COVID-19 nhất trên 100.000 dân trong vòng 7 ngày qua.
Bang Missouri cũng có tỉ lệ biến thể Delta cao nhất, chiếm 6,8% các ca bệnh được ghi nhận tính tới ngày 22-5.
Kendra Findley, chuyên gia dịch tễ của hạt Green, nói các mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên cho thấy số ca nhiễm chủng Delta ngày càng tăng.
Video đang HOT
“Kết quả xét nghiệm cho thấy chúng tôi đang phải đối phó với biến thể dễ lây nhiễm hơn trong cộng đồng. Đây cũng là lý do số ca bệnh đang tăng vọt không chỉ ở hạt Green, mà còn ở phía tây nam Missouri”, cô Findley nói.
Đài ABC đưa tin cơ quan y tế bang Missouri và Bệnh viện Mercy Springfield từ giữa tuần qua đã kêu gọi người dân địa phương đi tiêm phòng trên các phương tiện truyền thông.
“Bệnh viện sắp quá tải. Bệnh nhân COVID-19 trẻ hơn, bệnh nặng hơn và chưa tiêm chủng. Vắc xin thì miễn phí, có sẵn và hiệu quả. Bạn còn chờ gì nữa mà không tiêm?” – Erik Frederick, người đứng đầu Bệnh viện Mercy, nói.
Tại Missouri, 43,4% dân số đã bắt đầu tiêm chủng và 37,7% đã tiêm đầy đủ.
Ở bang Kansas lân cận, CDC ước tính biến thể Delta chiếm 10% các ca bệnh mới. Tại bang này, có 43,6% người dân đã tiêm ít nhất 1 liều và 37,6% đã tiêm chủng đầy đủ.
Giám đốc CDC, bà Rochelle Walensky, cho biết vắc xin ngừa COVID-19 có khả năng bảo vệ trước tất cả biến thể và cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước biến thể Delta là tiêm vắc xin.
Thứ sáu vừa qua (18-6), bà Walensky cảnh báo biến thể Delta có thể sớm trở thành chủng virus thống trị nước Mỹ.
Áp lực lúc này đang đè nặng lên các nhà chức trách cả 2 bang để thúc đẩy người dân ở các khu vực nông thôn đi tiêm chủng.
Theo CDC, 53,1% người dân Mỹ đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin và 44,7% đã tiêm chủng đầy đủ.
Chiến dịch tiêm chủng Mỹ chững lại
Do tâm lý e ngại vaccine của một bộ phận người Mỹ, chương trình tiêm chủng chậm lại, biến thể nCoV nguy hiểm có cơ hội bùng phát ở nước này.
Trong buổi họp tại Nhà Trắng vào ngày 18/6, Tổng thống Joe Biden kêu gọi người dân Mỹ chủ động tiêm vaccine ngừa Covid-19. Do tâm lý lo sợ tác dụng phụ hoặc hoàn toàn phản đối vaccine, Mỹ không thể đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành vào ngày 4/7.
Ông Biden tránh đề cập đến mục tiêu này trong buổi họp, thay vào đó đặt ra cột mốc khác: tiêm 300 triệu liều vaccine trong 150 ngày đầu nắm quyền Tổng thống. Ông cảnh báo về biến thể Delta đáng lo ngại, khả năng lây lan nhanh hơn, có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
"Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi biến thể là tiêm phòng", ông tuyên bố.
Tuần trước, giới chức Mỹ cho biết biến chủng Delta chiếm khoảng 6% số ca nhiễm nCoV mới tại nước này, trong khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã thêm Delta vào danh sách "những biến chủng đáng lo ngại". Dù Delta có thể chưa làm đảo lộn kế hoạch tái mở cửa của Mỹ, một số chuyên gia vẫn cảnh báo thận trọng với biến chủng này, khi tốc độ tiêm chủng gần đây chững lại.
Tại 15 bang và Đặc khu Columbia, 70% người trưởng thành đã tiêm ít nhất một liều vaccine. Tài liệu của Nhà Trắng ghi rõ: "Mỹ bắt đầu trở lại như trước, bước vào một mùa hè vui vẻ, tự do".
Song tỷ lệ tiêm chủng và tỷ lệ lây nhiễm không đồng đều trên toàn quốc. Tại quận Fulton County, thành phố Atlanta, chưa đến một nửa dân số được tiêm liều vaccine đầu tiên. Tình trạng tương tự diễn ra ở Colorado.
Nhiều người Mỹ đã trở nên cởi mở hơn với vaccine sau thời gian chờ đợi dữ liệu thực tế. Tuy nhiên, 20% dân số trưởng thành vẫn giữ vững quyết định không tiêm chủng, theo cuộc thăm dò của Kaiser Family Foundation.
Phó Tổng thống Kamala Harris đến thăm điểm tiêm chủng tại một nhà thờ ở Atlanta, ngày 18/6. Ảnh: NY Times
Giới chức y tế nỗ lực thuyết phục những người còn do dự. Tại Tây Virginia, hơn một phần ba dân số được tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ Clay Marsh, người đứng đầu bộ phận phòng chống Covid-19, cho biết giới trẻ đặc biệt bảo thủ.
"Họ lầm tưởng rằng thanh thiếu niên sẽ không nhiễm virus, nếu mắc bệnh cũng nhanh khỏi", ông nói.
Tại Louisiana, chỉ 34% dân số được tiêm phòng đầy đủ, 37% mới tiêm một liều vaccine. Hôm 17/6, giới chức bang tổ chức sự kiện quay số may mắn với giải thưởng lên tới một triệu USD cho người đã tiêm vaccine.
Theo dữ liệu từ Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tính đến 18/6, 65% dân số trưởng thành Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine. Song số người đến tiêm chủng lần đầu giảm đều đặn, từ khoảng 500.000 người một ngày xuống còn 200.000 một ngày kể từ tháng 6.
Tiến sĩ Marcus Plescia, giám đốc y tế của Hiệp hội Nhà nước, cho biết: "Không biện pháp nào giúp làm tăng nhu cầu chủng ngừa của người dân theo cấp số nhân để đạt mục tiêu 70% của Tổng thống".
Biến thể Delta thành chủng trội toàn cầu Lãnh đạo bộ phận khoa học của WHO nói Delta dần trở thành chủng trội toàn cầu và bày tỏ thất vọng khi một ứng viên vaccine Covid-19 thất bại. "Delta đang dần trở thành chủng trội toàn cầu do khả năng lây nhiễm cao của nó", Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói trong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuế quan của Mỹ: Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, trên 78.500 người ở Haiti phải di dời

Quyền lợi và rủi ro của thị thực du học giữa làn sóng siết chặt nhập cư thời Tổng thống Trump

Sức mạnh của ASEAN nằm ở sự bền bỉ và được thử thách qua thời gian

Mexico không loại trừ khả năng áp thuế đối ứng

Tổng thống Mỹ công bố lịch khám sức khỏe định kỳ

Mỹ: Ít nhất 23 người thiệt mạng do lũ lụt và lốc xoáy

Hàn Quốc phản đối tuyên bố của Nhật Bản về quần đảo tranh chấp

Châu Âu trải qua tháng 3 nóng nhất lịch sử

Công suất năng lượng tái tạo năm 2024 cao kỷ lục

Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua

Thuế quan của Hoa Kỳ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
Có thể bạn quan tâm

Dự trữ vàng của Nga lập kỷ lục mới
Uncat
17:28:18 08/04/2025
Hôm nay nấu gì: Tháng 4 chưa oi mà mâm cơm đã thơm mùi nắng gió
Ẩm thực
17:08:29 08/04/2025
Quỳnh Lương lên tiếng tin bị chồng bỏ, phải về nhà ngoại gấp sau 3 tuần làm đám hỏi
Sao việt
17:06:28 08/04/2025
Cuộc sống của người phụ nữ gần 10 năm nay không tiêu tiền
Lạ vui
17:03:47 08/04/2025
Báo chí Hàn Quốc chỉ trích Garo Sero: Bịa đặt, xâm phạm đời tư nghệ sĩ
Sao châu á
17:03:25 08/04/2025
Andre Onana: 'MU đang ngày một tốt lên'
Sao thể thao
16:59:33 08/04/2025
Tỷ phú Elon Musk và DOGE tiếp tục được tiếp cận dữ liệu riêng tư

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên cán mốc 81 tỷ, vượt mặt cả bom tấn Hollywood
Hậu trường phim
15:23:19 08/04/2025
Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực ngồi ghế nóng của VTV
Tv show
15:20:52 08/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 23: Nguyên bị trầm cảm nhưng giấu cả nhà
Phim việt
15:14:31 08/04/2025