Biến sa mạc thành mỏ vàng và chuyện về doanh nghiệp “trùm sỏ” vàng đen
Công ty dầu mỏ Saudi Aramco đã chạm mốc giá trị thị trường 2.000 tỷ đô la, chỉ một ngày sau khi công ty dầu mỏ do nhà nước Saudi hậu thuẫn này ra mắt thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu của công ty dầu mỏ Saudi Aramco đã tăng gần 10% khi mở cửa vào ngày giao dịch thứ hai trên sàn giao dịch chứng khoán Riyadh, Tadawul, nâng giá trị thị trường của công ty lên con số 2.000 tỷ đô la.
Saudi Arabia được thành lập sau khi bốn vùng Arabia – Hejaz, Najd, Đông Arabia và Nam Arabia đươc thống nhất thành một quốc gia duy nhất. Vua Ibn Saud đã chỉ đạo đất nước tìm kiếm dầu mỏ và ký thỏa thuận nhượng quyền dầu đầu tiên với Công ty Standard Oil của California.
Tháng 11/1933, công ty California Arabian Standard Oil được thành lập, đánh dấu khởi đầu của Saudi Aramco. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới thành lập này, dầu mỏ vẫn chưa được tìm thấy và không có một cuộc thăm dò nghiêm túc nào được triển khai. Trên thực tế, không ai chắc chắn rằng có dầu tại quốc gia sa mạc này.
Vua Ibn Saud ký thỏa thuận nhượng quyền dầu đầu tiên với Công ty Standard Oil của California. (Nguồn: The Guardian)
Vào tháng 3/1938, một lượng dầu có trữ lượng lớn lần đầu tiên được phát hiện, mở đường cho Saudi Arabia trở thành quốc gia sản xuất “ vàng đen” tầm cỡ quốc tế và là một trong những trung tâm năng lượng quan trọng nhất thế giới.
Cái tên Aramco ra đời vào năm 1944 sau khi Casoc đổi tên thành Công ty Arabian American Oil, hay còn gọi là Aramco. Aramco dần tăng sản lượng dầu trong suốt những năm 1940, đạt mốc 500.000 thùng/ngày vào năm 1949. Khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia tăng mạnh vào năm 1951, sau khi nước này mở đường ống xuyên Arabia, với chiều dài 1.200 km và đưa dầu ra Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Một thương nhân trước một màn hình hiển thị thị trường chứng khoán Saudi (Nguồn: The Guardian)
Trong vài thập kỷ tiếp theo, Saudi Aramco mở rộng mạnh mẽ thông qua một loạt vụ mua lại và mở nhiều cơ sở sản xuất dầu mới. Năm 2009, công ty có khả năng sản xuất 12 triệu thùng dầu thô/ngày.
Aramco đã trở thành công ty niêm yết lớn nhất thế giới vào ngày 12/12 vừa qua, khi cổ phiếu của hãng tăng 10% trong ngày đầu tiên giao dịch, định giá nó ở mức 1.870 tỷ đô la. Sự tăng giá cổ phiếu đã được giới hạn ở mức 10% theo quy tắc để bảo vệ sự ổn định của thị trường.
Chỉ hai ngày thu về lợi nhuận đã giúp công ty đầu sỏ dầu mỏ này vượt xa Apple, hiện là công ty niêm yết lớn thứ hai thế giới, trị giá khoảng 1.190 tỷ đô la.
Nhà sản xuất dầu này đã kiếm được lợi nhuận 46,9 tỷ đô la trong sáu tháng đầu năm nay, giảm từ mức 53,2 tỷ đô la cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn vượt xa so với sáu công ty dầu khí niêm yết lớn nhất thế giới cộng lại.
Theo Huy Nguyễn/Dân Việt
Saudi Aramco 'qua mặt' Alibaba thành thương vụ IPO lớn nhất thế giới
Với đợt IPO sắp tới, Saudi Aramco hy vọng vượt qua Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc với kỷ lục 25 tỷ USD khi tiến hành IPO tại thị trường New York (Mỹ) năm 2014.
Một nhà máy của Tập đoàn năng lượng quốc gia Aramco. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tập đoàn năng lượng quốc gia Saudi Aramco của Saudi Arabia ngày 17/11 thông báo sẽ bán 1,5% cổ phần của tập đoàn này trong đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO).
IPO được đánh giá là "khủng" này đã được thông báo trước đó trên sàn chứng khoán Riyadh. Saudi Arabia định giá tới 1.710 tỷ USD cho "gã khổng lồ" năng lượng này.
Ở đợt IPO này, Saudi Aramco hy vọng vượt qua Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc với kỷ lục 25 tỷ USD khi tiến hành IPO tại thị trường New York (Mỹ) năm 2014.
Saudi Aramco bắt đầu chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư với mức giá 8-8,5 USD/cổ phiếu. Với việc bán 1,5% cổ phần này, Saudi Aramco sẽ thu về 25,6 tỷ USD và trở thành đợt IPO lớn nhất thế giới.
[Tập đoàn năng lượng Aramco thông báo thời điểm bán cổ phiếu]
Một diễn biến khác, Alibaba cũng đang đặt mục tiêu huy động thêm 20 tỷ USD nữa, nhưng sẽ "chào bán" trên sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc).
Dưới đây là một số thương vụ IPO lớn khác trên thế giới tính đến nay:
- Tập đoàn đa quốc gia SoftBank đã huy động 23,5 tỷ USD thông qua IPO doanh nghiệp di động năm 2018 và là đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất của Nhật Bản.
- Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện IPO năm 2010 tại Hong Kong và Thượng Hải, thu về 22,1 tỷ USD.
- Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), lên sàn năm 2006, cũng giao dịch trên thị trường Hong Kong và Thượng Hải, với đợt IPO 21,9 tỷ USD.
- AIA Group, một đơn vị thuộc Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ, lên sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong năm 2010, với giá trị 20,5 tỷ USD.
- Visa Inc., tập đoàn thanh toán thẻ của Mỹ, phát hành IPO tại New York năm 2008, thu về 19,6 tỷ USD.
- NTT DoCoMo, nhà khai thác viễn thông di động Nhật Bản, tiến hành IPO tại Tokyo năm 1998, với tổng giá trị vào khoảng 18,4 tỷ USD.
- General Motors, "gã khổng lồ" ôtô của Mỹ, trở lại thị trường chứng khoán New York và Toronto năm 2010, sau khi được chính phủ "giải cứu" một năm rưỡi trước đó, đã huy động được 18,1 tỷ USD.
- Enel, tập đoàn năng lượng của Italy, bắt đầu giao dịch năm 1999 tại Milan và New York, thu về 17,4 tỷ USD.
- Facebook, mạng xã hội hàng đầu thế giới, đã ghi nhận đợt IPO lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2012 tại New York, huy động được 16 tỷ USD.
- NTT (Nippon Telegraph & Telephone Corp), tập đoàn viễn thông lớn nhất của Nhật Bản, từng thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện cổ phần hóa năm 1986 tại Nhật Bản, thu về 13,6 tỷ USD.
- Deutsche Telekom, tập đoàn viễn thông của Đức, lên sàn giao dịch tại Frankfurt, New York và Tokyo năm 1996, huy động được 13 tỷ USD./.
Theo Minh Hằng (TTXVN/Vietnam )
Định giá 1.700 tỷ USD, "bom tấn" Saudi Aramco không IPO ở nước ngoài Dù được định giá thấp hơn nhiều so với mức 2.000 tỷ USD Thái tử Saudi Arabia đặt ra, gã khổng lồ năng lượng Saudi Aramco vẫn có khả năng tạo ra thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới. Saudi Aramco được định giá khoảng 1.600 - 1.700 tỷ USD. Ảnh: AFP Quốc gia...