Biến mỹ phẩm vài chục ngàn thành hàng xách tay bạc triệu
Người tiêu dùng ít ai biết những mặt hàng tiền triệu đội lốt hàng xách tay Hàn, Nhật, Mỹ… thực chất chỉ là hàng Trung Quốc trôi nổi ở vùng biên có giá rẻ như cho.
Lâu nay kem làm trắng toàn thân không còn được các chị em ưa chuộng. Serum, collagen, nhau thai cừu… mới là các dòng mỹ phẩm đang gây sốt đối với phái đẹp.
Serum “thần thánh” giá… 30.000 đồng
Trong vai lái buôn đang săn lùng nguồn mỹ phẩm cao cấp bán sỉ cho các tiệm mỹ phẩm ở Hà Nội, sau hai ngày lân la trò chuyện với thương lái tại một số chợ khu vực TP Móng Cái (Quảng Ninh), báo Pháp Luật TP.HCM đã từng bước tìm ra đường đi của những mặt hàng được coi là mỹ phẩm cao cấp này.
Tại tầng ba chợ Móng Cái 1 là nơi tập trung các quầy hàng mỹ phẩm. Mỗi kiốt đều có một người Việt và một người Trung Quốc đứng bán. Ở đây tập trung hằng hà sa số các loại mỹ phẩm, từ bình dân như sơn móng tay, kem dưỡng, son môi đến mỹ phẩm có thương hiệu cao cấp như kem chống lão hóa Shiseido (Nhật Bản), Laneige (Hàn Quốc), thậm chí viên uống trắng da, collagen cũng được bán công khai tại đây.
Thấy có khách, chủ quầy hàng chào đón đon đả. Chủ quầy càng tỏ vẻ thân thiện khi chúng tôi gợi ý mua số lượng lớn. “Các loại son bình quân 20.000 đồng/thỏi, một số loại cao cấp 99% như Dolce & Gabbana Monica Voluptuous Lipstick; Givenchy Le Rouge Rose Dressing Lipstick… giá 70.000 đồng/thỏi. Những loại này, ngoài thị trường các em bán 700.000-800.0000 đồng ối người mua. Hàng thật đến 99%, làm gì có ai phát hiện ra” – bà chủ quầy chia sẻ.
Chủ quầy người Trung Quốc giới thiệu với khách khi được khách đặt hàng mỹ phẩm sản xuất tại Trung Quốc. (Ảnh cắt từ clip). Kem trắng da xuất xứ tại Hàn Quốc nhưng sản phẩm hộp méo mó như thế này, không hướng dẫn sử dụng, không hộp giấy bên ngoài, thậm chí địa chỉ nơi sản xuất còn sai chính tả. Ảnh: CÙ HIỀN
Hỏi mua sản phẩm trắng da toàn thân, chủ quầy nói: “Em cứ chọn thoải mái, loại nào cũng có, mua 30-40 hộp là được giá ưu đãi rồi”.
Video đang HOT
Vừa nói đôi tay bà chủ nhanh chóng mở nắp hộp sản phẩm Milky Dress The White Platinum Edition 30ml HAZATA bóp một lượng kem ra tay và xoa đều, minh chứng cho sản phẩm trắng da hiệu quả thần thánh. Theo lời bà, sản phẩm này hiện bán rất chạy. Mỗi ngày quầy của bà bán ra đến 3.000-4.000 tuýp. Giá sỉ 25.000 đồng/tuýp, còn bán trên thị trường giá 255.000-300.000 đồng/tuýp.
Theo chủ cửa hàng, tất cả mặt hàng này đều là hàng xách tay từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc về. Nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy bề mặt các tuýp mỹ phẩm này in các dòng chữ nổi thô, không sắc nét, thậm chí đôi khi còn có chữ in bị sai chính tả.
Đối với mặt hàng serum, chủ cửa hàng chào giá rất “ngọt”, chỉ có 30.000 đồng/10 ml serum nhưng hiệu quả “đa zi năng”. Sản phẩm vừa trị mụn, chống lão hóa, căng mịn da, se khít lỗ chân lông. Chủ quầy nói sản phẩm serum và viên uống trắng da luôn trong tình trạng cháy hàng. Mỗi ngày khách mua sỉ đến 7.000-8.000 sản phẩm. Đó là chưa kể khách đặt sản xuất tại xưởng trong công ty ở Trung Quốc.
Trước đó chủ quầy cho hay tất cả sản phẩm xách tay được nhập từ Hàn, Nhật, Mỹ nhưng giờ bà lại khẳng định chắc nịch đây là hàng Trung Quốc.
Từ đầu năm đến nay, Đội Quản lý thị trường số 4 đã xử lý năm vụ mỹ phẩm nhập lậu. Hàng nhập lậu gồm nước sơn móng tay, thuốc nhuộm, dầu gội, dầu ủ tóc, son môi với tổng giá trị trên 50 triệu đồng.
Sản xuất số lượng khủng hàng dỏm theo mẫu
Cho rằng giá cả hợp lý, chúng tôi gợi ý đến việc đặt hàng công ty sản xuất theo mẫu những sản phẩm thương hiệu cao cấp như Ohui, L’Oréal; serum, viên uống trắng da, mẫu mã y bản hàng thật, đầy đủ tem, nhãn. Chủ quầy người Trung Quốc không một chút nghi ngờ chia sẻ: “Bất kỳ sản phẩm gì em đặt, công ty của Trung Quốc cũng sản xuất được nhưng phải đặt từ 5.000 sản phẩm trở lên. Ba ngày sau khi đặt hàng, nhà sản xuất sẽ cung cấp đủ số lượng theo đúng thỏa thuận”.
Khi công ty báo hàng đã sản xuất xong, người mua chỉ cần thanh toán số tiền còn lại qua tài khoản, toàn bộ hàng được đóng gói cẩn thận, vận chuyển đến đúng địa chỉ.
Theo vị chủ kiốt mỹ phẩm người Trung, hiện nay các mối làm ăn lớn tại Việt Nam rất chuộng kiểu đặt hàng như thế này bởi giá rẻ hơn nhiều so với mua sỉ tại quầy. Một hộp kem nền Ohui chính hãng bán trên thị trường giá hơn 2 triệu đồng nhưng khi mua sỉ tại chợ Móng Cái, sản phẩm giá chỉ 200.000 đồng. Nếu đặt lô với số lượng 50.0000 hộp, giá chỉ còn 20.000-30.000 đồng/hộp.
Khó xử lý triệt để do giao dịch tinh vi
Trong bốn chợ đầu mối, mặt hàng mỹ phẩm được bán chủ yếu tại chợ Móng Cái 1. Trong năm nay, chúng tôi đã bắt và xử lý nhiều vụ vận chuyển cũng như bán mỹ phẩm là hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ. Số vụ đã tăng quá so với dự kiến. Tuy nhiên, để xử lý triệt để tình trạng hàng giả, hàng nhái không đơn giản. Bởi có những quầy hàng họ không bày bán, chỉ khi mối mua sỉ quen đến họ mới đưa hàng ra. Hoặc họ chỉ giao dịch với những mối làm ăn lâu năm. Và mọi giao dịch đều qua điện thoại. Hàng không cần đến chợ mà về thẳng tay mối mua sỉ.
Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Đội trưởng
Đội Quản lý thị trường số 4, TP Móng Cái
CÙ HIỀN
Theo PLO
Quyết liệt chống thực phẩm bẩn
6 tháng đầu năm 2018, số vụ ngộ độc giảm, hơn 351.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, số tiền phạt lên đến 35 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chậm xử lý các vi phạm an toàn thực phẩm.
Phát hiện 68.300 cơ sở vi phạm ATTP
Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vừa tổ chức triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết từ đầu năm cả nước đã tiến hành thanh, kiểm tra được 351.128 cơ sở, phát hiện 68.362 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP), chiếm 19,47%; đã xử lý 15.707 cơ sở (chiếm 22,98% số cơ sở vi phạm). Trong đó, phạt tiền 13.017 cơ sở với số tiền hơn 35 tỷ đồng. Ngoài ra, thanh tra các cấp còn đình chỉ lưu hành sản phẩm 167 cơ sở; yêu cầu 330 cơ sở có nhãn phải khắc phục; tiêu hủy sản phẩm của 2.822 cơ sở; tiêu hủy 3.121 loại thực phẩm do không bảo đảm an toàn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng đi thăm các gian hàng thực phẩm tại lễ phát động Chương trình tuyên truyền vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng tháng 5.2018. Ảnh: T.K
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho biết, thời gian qua, Bộ đã đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm nghiệm, giám sát ATTP lưu thông trong nước. Công tác này đã góp phần khống chế tốt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (không phát hiện mẫu dương tính với chất cấm salbutamol trong 250 mẫu thịt, 299 mẫu nước tiểu); giảm thiểu lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi; giảm ô nhiễm vi sinh vật trong các sản phẩm chăn nuôi.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt phòng chống thực phẩm bẩn, các vụ ngộ độc thời gian qua đã giảm hẳn. Tính đến 30.6, toàn quốc ghi nhận 53 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.301 người mắc, 1.079 người đi viện và 11 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 27 vụ, số mắc giảm 446 người (35,3%), số đi viện giảm 579 người (34,9%), số tử vong giảm 6 người (35,3%)...
Tuy nhiên, theo đánh giá của các thành viên Ban chỉ đạo, ở nhiều địa phương mặc dù tổ chức thanh, kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý thấp, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành liên quan. Điển hình như việc chậm xử lý dứt điểm một số tồn tại như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông sản, thủy sản; sử dụng thuốc, phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm, giết mổ không bảo đảm ATTP...
Tình hình buôn lậu thực phẩm qua biên giới, đặc biệt là đối với các thực phẩm sinh lời cao như thực phẩm chức năng rất dễ dẫn đến làm giả và buôn lậu. Thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng... chưa được kiểm soát chặt chẽ, đang có nguy cơ đưa vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng một số tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng không đăng ký bản công bố, bán hàng online quảng cáo, tư vấn lừa dối người tiêu dùng vẫn diễn biến phức tạp...
Cần nhân rộng mô hình ban quản lý ATTP
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá công tác bảo đảm ATTP đã được triển khai tốt hơn. Công tác thanh, kiểm tra được làm quyết liệt, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu bởi tình trạng các mẫu xét nghiệm nhiễm vi sinh không giảm. Khâu chế biến thực phẩm chưa tốt do thói quen của người tiêu dùng; quảng cáo thực phẩm chức năng sai vẫn tràn lan. Ngoài ra, xu hướng các doanh nghiệp đầu tư vào các trang trại theo đúng quy trình có xu hướng giảm, cần tiếp tục khơi dậy trong thời gian tới...
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, công tác ATVSTP cần điều chỉnh theo quy trình quản lý rủi ro của thế giới, hướng tới phấn đấu đưa về cùng mặt bằng các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình ban quản lý ATTP đã được triển khai tốt ở TP.HCM và một số địa bàn ở Hà Nội cần được đánh giá, nhân rộng. Công tác truyền thông gắn với tập huấn đã được thực hiện tốt ở TP.HCM nhưng tại một số địa phương còn chưa làm tốt. Các bộ, ngành liên quan cần đẩy mạnh việc tập huấn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan cần sớm soạn thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP để các thành viên Chính phủ cho ý kiến, trình Chính phủ để sớm ban hành, trong đó cần chú ý đến quy trình tiêu hủy; tập trung quản lý, chấn chỉnh các hoạt động bán hàng đa cấp, quảng cáo về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm bởi đây là những sản phẩm trực tiếp liên quan đến sức khỏe con người...
Theo Danviet
Hàng loạt thực phẩm cho trẻ nhỏ bị Bộ Y tế thu hồi Nhiều sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm dành cho trẻ nhỏ vi phạm về công bố sản phẩm và ghi nhãn sản phẩm đã bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành và thu hồi. Thanh tra Bộ Y tế đã có quyết định thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Light Food do có vi...