Biển lightstick hùng mạnh của TFBOYS trong concert 10 năm, 7 fandom hội tụ “mạnh ai nấy sáng”
Thông thường, ở các concert của các nghệ sĩ thần tượng, khán giả sẽ đồng lòng sử dụng chung 1 màu sắc từ lightstick phát hành chính thức của nghệ sĩ. Tuy nhiên cảnh tượng đó là không hề xảy ra trong đêm nhạc TFBOYS.
Đêm concert kỉ niệm 10 năm của TFBOYS thực sự rất bất ổn từ khi bắt đầu công bố, lúc bán vé, lúc chờ đợi vào concert lẫn lúc đêm nhạc bắt đầu. Một từ có thể dùng tóm gọn tình cảnh này: hỗn loạn, luôn luôn xảy ra tình trạng hỗn loạn bởi fandom của TFBOYS đông gần như số 1 Trung Quốc nhưng bộ phận lớn cũng rất “hiếu chiến”.
Khi concert diễn ra, bên cạnh những màn trình diễn đáng nhớ của 3 chàng trai Vương Tuấn Khải, Vương Nguyên và Dịch Dương Thiên Tỉ thì cũng có lắm chuyện bất ổn. Mà bất ổn nhất chính là khung cảnh “biển lightstick” bên dưới khán đài SVĐ Tây An. Thông thường, ở các concert của các nghệ sĩ thần tượng, khán giả sẽ đồng lòng sử dụng chung 1 màu sắc từ lightstick phát hành chính thức của nghệ sĩ, tạo nên một cảnh tượng lung linh huyền ảo. Tuy nhiên cảnh tượng đó là không hề xảy ra trong đêm nhạc TFBOYS.
Biển lightstick cực kì nhốn nháo trong đêm concert TFBOYS.
Lightstick của TFBOYS có màu cam, những tưởng cả SVĐ Tây An sẽ phủ ngập trong màu cam nhưng không, cảnh tượng bên dưới vô cùng hỗn loạn, các mảng màu lem nhem từ khu khán đài cho đến mặt sân. Netizen nhìn vào cũng thực sự hoa mắt và đang chia sẻ rầm rộ hình ảnh biển lightstick “cười ra nước mắt” của concert TFBOYS!
Video đang HOT
- Fandom này mạnh quá, mạnh ai nấy sáng!
- Giờ mới hiểu nghĩa đen của câu “đèn nhà ai nấy sáng”!
- Tự nhiên cũng buồn, concert 10 năm cuối cùng vẫn không thể đoàn kết được.
Được biết, sở dĩ biển lightstick trong đêm nhạc TFBOYS “nhốn nháo” như vậy bởi lẽ nhóm nhạc quốc dân của thị trường Hoa ngữ có đến tận… 7 fandom, và 7 fandom này không hề đoàn kết tạo nên tình cảnh “đèn nhà ai nấy sáng” cực kì éo le. Đầu tiên là fan yêu mến chung 3 thành viên TFBOYS – “fan đoàn” – sẽ sử dụng lightstick chính thức màu cam. Bên cạnh đó, “fan only” (fan chỉ yêu thích duy nhất 1 thành viên, 2 thành viên còn lại gần như không quan tâm) cũng hoạt động rất mạnh mẽ lấn lướt luôn cả fan nhóm cũng có 3 màu sắc lightstick riêng: Vương Tuấn Khải màu xanh lam, Dịch Dương Thiên Tỉ màu đỏ, Vương Nguyên màu xanh lá cây. Chưa dừng lại ở đó, từ 3 thành viên sẽ phát sinh thêm 3 cộng đồng “fan couple” (chỉ yêu thích ⅔ thành viên mà thôi), 3 cộng đồng “fan couple” cũng có 3 màu sắc lightstick riêng.
Tất cả tạo nên “huyền thoại” 7 fandom TFBOYS cười ra nước mắt suốt nhiều năm nay! Thậm chí, các fandom riêng lẻ cũng thường xuyên va chạm, thậm chí đã tác động vật lí trực tiếp ngay bên ngoài khuôn viên SVĐ khiến lực lượng an ninh cực kì vất vả để vãn hồi trật tự.
Câu chuyện hâm mộ thần tượng K-Pop xưa và nay
Với những người hâm mộ, các idol (thần tượng), cụ thể là idol K-Pop là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
Vừa qua, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Blackpink đã có mặt tại sân vận động Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội, dành trọn 2 ngày biểu diễn, hòa mình vào giai điệu của âm nhạc cùng với tiếng hò hét vui mừng của người hâm mộ. Hàng triệu bạn trẻ đã đổ về đây để được gặp thần tượng của mình "bằng da bằng thịt", được nghe idol biểu diễn trực tiếp trên sân khấu và được gặp mặt, hội tụ với các thành viên trong Fanclub (câu lạc bộ những người hâm mộ).
(Nguồn: Internet)
Từ năm 2020, văn hóa hâm mộ tiến lên một tầm cao hơn. Người hâm mộ có thể ngắm nhìn thần tượng mỗi ngày thông qua các ứng dụng mạng xã hội. Cũng nhờ công nghệ và internet, những người hâm mộ và nghệ sĩ đến gần nhau hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, quay ngược lại thời gian trước đây. Văn hóa hâm mộ K-Pop thực tế đã bắt đầu hình thành từ chính thế hệ thần tượng đầu tiên. Đây có thể là một văn hóa tiên phong cho việc ủng hộ thần tượng và làm nên thương hiệu của cộng đồng người hâm mộ K-Pop.
Ở thập niên 80, những người hâm mộ thường xếp hàng dài tại những cửa hàng để mua đĩa CD, băng cát-sét của nghệ sĩ họ yêu thích. Đây là cách phổ biến nhất để khán giả ủng hộ cho thần tượng của mình.
Một số nhóm nhạc thần tượng ra đời như H.O.T, Fin.K.L và S.E.S. Thời điểm này, họ chiếm lĩnh ngành công nghiệp âm nhạc và dần hình thành những fandom, được hiểu là văn hóa người hâm mộ, cho riêng mình. Ngoài CD, album, ảnh, khán giả còn bỏ tiền mua những nhãn dán có hình thần tượng một cách đầy tự hào và thích thú.
Ở thời điểm này, mỗi nhóm đều có một biểu tượng màu sắc riêng và người hâm mộ sẽ ủng hộ thần tượng và phân biệt lẫn nhau bằng màu bóng bay khi tới tham dự concert.
Ở thập niên 2000 (thế hệ K-Pop thứ hai), K-Ppop thực sự bùng nổ và trở thành trào lưu giới trẻ, đặc biệt là tại châu Á. Các nhóm nhạc Hàn Quốc lúc này còn tiến xa hơn tới nhiều thị trường khác thay vì chỉ tập trung cho thị trường trong nước.
Thời kỳ này cũng được coi như "thời kỳ của những bản hit" đến từ nhiều nhóm nhạc khác nhau như DBSK, Big Bang, Super Junior, SNSD,... Thậm chí, dù bạn không phải fan của một nhóm nhạc thì chắc chắn bạn vẫn từng nghe qua các ca khúc của nhóm nhạc đó bởi nó được sử dụng rộng rãi tại các quán cà phê, điểm vui chơi hay tại các trung tâm thương mại lớn, những quán ăn mà giới trẻ hay lui tới... Và tại thời điểm này, người hâm mộ cũng dần biết tới lightstick (thiết bị điện tử cầm tay phát sáng) mang màu sắc riêng của từng nhóm. Hình ảnh của idol của được in trên bìa vở, quần áo, cặp sách, mũ... gắn liền với những vật dụng thường ngày của thanh thiếu niên càng khiến cho giới trẻ "rung rinh" vì thần tượng.
Lightstick mang màu sắc khác nhau đại diện cho những "fandom" của những nhóm nhạc khác nhau.
Và đến thế hệ K-Pop thứ ba, văn hóa hâm mộ K-Pop đã bắt đầu với việc khán giả cố gắng sở hữu nhiều album của thần tượng nhất có thể, mục đích là để thu thập ảnh thẻ, poster của mọi thành viên và cố gắng có được tấm ảnh hiếm nhất của thành viên mà họ yêu thích.
Một điều mới mẻ trong thời kỳ này là phương tiện truyền thông mạng xã hội đang phát triển và ngày càng phát triển nhanh chóng. Nhờ những nền tảng trực tuyến như live stream qua Instagram, Twitter,... giúp nghệ sĩ có thể giao lưu với người hâm mộ. Ngoài những hoạt động offline được tổ chức, những nghệ sĩ vẫn thường xuyên trò chuyện với fandom của mình thông qua các kênh mạng xã hội này.
Có thể thấy, giữa các thế hệ thần tượng idol K-Pop có sự thay đổi nhanh chóng và vượt bậc. Và cũng chỉ trong 3 thế hệ K-Pop vừa qua, chúng ta đã chứng kiến được tình yêu âm nhạc của người dân trên toàn thế giới.
Blackpink đã tạo ra những 'cơn sốt' gì ở Việt Nam? Concert của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Blackpink vào hai đêm 29 và 30 tháng 7 năm 2023 tại Hà Nội đã gây ra hiệu ứng lớn đối với ngành du lịch. Không những vậy, các cô gái Hàn Quốc đã tạo ra nhiều cơn sốt ăn theo trong cộng đồng fan Việt Nam. Concert của Blackpink không chỉ là một sự kiện...