Biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều bất trắc
“5 năm tới, Biển Đông sẽ tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc, và vẫn là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới”. Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 5 “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” thu hút sự tham dự của hơn 200 đại biểu là các học giả, chuyên gia, quan chức chính phủ trong nước và quốc tế, cùng đại diện của các ngoại giao đoàn tại Việt Nam. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hội thảo Biển Đông mà Học viện Ngoại giao phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức hàng năm từ năm 2009.
Ảnh minh họa
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc hội thảo, Giám đốc Học viện Ngoại giao – Giáo sư Đặng Đình Quý cho rằng, 5 năm qua, tình hình Biển Đông và những vấn đề liên quan đến Biển Đông đã có những thay đổi cả tích cực và không tích cực. Thay đổi tích cực là cộng đồng khu vực và quốc tế đã nhận thức được tầm quan trọng của Biển Đông, từ đó các bên nhìn chung đã biết kiềm chế, không để xảy ra xung đột, đồng thời thúc đẩy hợp tác để kiềm chế xung đột. Tuy nhiên, các bên vẫn còn tiếp tục theo đuổi lợi ích trước mắt, có những cách hiểu khác nhau về luật quốc tế và trì hoãn tiến trình xây dựng cơ chế hợp tác để quản lý tranh chấp, ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Học viện Ngoại giao, 5 năm tới, Biển Đông sẽ tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất trắc, và vẫn là một trong những khu vực tranh chấp phức tạp nhất thế giới. Chủ nghĩa dân tộc quá khích đã xuất hiện và gia tăng trong một số nước; xu hướng tăng cường vũ trang, bán vũ trang đang mạnh dần lên; lòng tin giữa các bên liên quan tiếp tục suy giảm. Cùng với những mặt chưa tích cực của tình hình trong 5 năm qua, những xu hướng này sẽ làm cho tình hình Biển Đông có thể diễn biến phức tạp hơn, không loại trừ khả năng bùng nổ xung đột vũ trang. Trước tình hình đó, ông Đặng Đình Quý cho rằng, với ý nghĩa là một diễn đàn hoàn toàn khoa học, hội thảo Biển Đông sẽ là nỗ lực xây dựng những kiến nghị mới để đóng góp thiết thực hơn vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Trong khi đó, thông qua ông Nyan Lynn, Phó Tổng thư ký ASEAN, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã gửi đến Hội thảo thông điệp: “ASEAN là một chủ thể có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông vì ASEAN có 8 nước ven Biển Đông, trong đó 4 nước yêu sách chủ quyền lãnh thổ tại đây. Nếu không có hòa bình, ổn định ở Biển Đông, ASEAN khó lòng xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Vì vậy, ASEAN luôn kêu gọi và thúc đẩy các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển Liên Hợp quốc. Lập trường đó của ASEAN đã được kết tinh rõ ràng trong Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về tranh chấp Biển Đông năm 2012″.
Giáo sư Carlyle Thayer, trường Khoa học Nhân văn và Xã hội, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia đã đến tham dự hội thảo với bài tham luận về diễn biến tình hình ở Biển Đông năm 2013, trong đó ông đã khen ngợi ASEAN về những động thái tích cực khi củng cố được đoàn kết nội khối và khởi động tham vấn với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông. Theo ông, Indonesia, Brunei và Thái Lan đã có vai trò quan trọng giúp ASEAN lấy lại được đoàn kết và uy tín trong vấn đề Biển Đông.
Ngày hôm nay (12/11), hội thảo sẽ tiếp tục thảo luận các chủ đề “Những diễn biến pháp lý gần đây và Biển Đông”; “Kinh nghiệm quốc tế và khu vực trong giải quyết tranh chấp biển”; “Đánh giá Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và việc thực thi DOC”; “Quản lý căng thẳng và tương lai của Biển Đông”; “Khuyến nghị chính sách và thảo luận tự do.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Iraq kêu gọi đẩy mạnh cuộc chiến toàn cầu chống Al-Qaeda
Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki ngày 31/10 đã lên tiếng kêu gọi đẩy mạnh cuộc chiến toàn cầu chống mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và các nhóm khủng bố nguy hiểm khác trên thế giới. Phát biểu của Thủ tướng al-Maliki được đưa ra trong chuyến thăm của ông đến Mỹ nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự của Washington trong cuộc chiến chống khủng bố.
Thủ tướng Iraq ông Nuri al-Maliki (trái) bắt tay thân mật Tổng thống Mỹ. Ảnh: AP
Phát biểu tại Viện Hòa bình Mỹ ở thủ đô Washington, Thủ tướng al-Maliki cho biết Iraq đã thu nhiều thành công trong cuộc chiến chống khủng bố Al-Qeada nhờ sự trợ giúp của Mỹ. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị tại Trung Đông đang tạo điều kiện cho Al-Qeada và các chân rết có cơ hội hoạt động trở lại tại Iraq và lây lan như một loại "virus" nguy hiểm.
Cảnh báo tình hình an ninh đang xấu đi nghiêm trọng tại Iraq sẽ kéo theo những hậu quả thảm khốc đối với Trung Đông và toàn thế giới, ông al-Maliki kêu gọi cần có một cuộc "thế chiến thứ 3" với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả.
Trước đó, trong cuộc hội đàm với ông al-Maliki ngày 30/10, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc cung cấp thiết bị quân sự và chia sẻ thông tin tình báo cho lực lượng quân đội Iraq.
Sự phân hóa tôn giáo và sắc tộc tại Iraq ngày càng trở nên trầm trọng sau cuộc xâm lược của Mỹ hồi năm 2003 và cho đến nay vẫn chưa được giải quyết, trong khi các cuộc tranh giành và phân chia quyền lực giữa người Hồi giáo dòng Shiite và dòng Sunni vẫn chưa ngã ngũ.
Bất ổn chính trị đang ngày càng khiến làn sóng bạo lực sắc tộc leo thang tại quốc gia Trung Đông này với hàng loạt vụ đánh bom khủng bố xảy ra trên khắp cả nước thời gian qua. Vụ đẫm máu nhất diễn ra tại tỉnh Salahudin thuộc miền bắc Iraq, khi một kẻ đánh bom liều chết đã tấn công một khu chợ đông đúc ở quận Askari của TP. Tuz-Khurmato , cách thủ phủ Tikrit 90 km về phía đông. Không lâu sau, hai xe chứa bom cũng liên tiếp phát nổ tại hiện trường. Vụ tấn công phối hợp này đã khiến 7 người thiệt mạng và 45 người khác bị thương. Theo thống kê, các vụ tấn công này đã cướp đi sinh mạng của hơn 600 người chỉ trong riêng tháng 10 và hơn 5.300 người kể từ đầu năm tới nay.
Chính phủ Iraq đã thực hiện một loạt các biện pháp quân sự như tiến hành các chiến dịch truy quét phiến quân trên diện rộng hay tăng cường chiêu mộ tân binh để củng cố lực lượng chống các tay súng Al-Qeada, song tình hình đến nay vẫn chưa có nhiều cải thiện.
Theo Báo Tin tức
"Châu Âu nên biết ơn Mỹ về chương trình do thám" Người dân Châu Âu nên biết ơn Mỹ về các chương trình do thám bởi nhờ đó mà họ đã được bảo vệ an toàn, giới nghị sĩ Mỹ hôm qua (27/10) đã phát biểu như vậy đồng thời kêu gọi các đồng minh của Mỹ cải thiện năng lực tình báo cũng như tăng cường nỗ lực giám sát. Phát biểu này...