Biến động tỷ giá nhất thời?
Tỷ giá hối đoái tiền đồng/đô la Mỹ niêm yết của các ngân hàng đã tăng đáng kể từ cuối tuần trước, từ mức 22.300 đồng lên 22.450 đồng/đô la Mỹ vào ngày 31-5-2016. Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá được chào mua/bán cao nhất ở mức 22.425-22.430 đồng/đô la Mỹ, trong khi tỷ giá niêm yết của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn không thay đổi: mua 22.300 và bán ra kịch trần 22.585 đồng/đô la Mỹ.
Nói sự biến động trên là đáng kể bởi vì suốt thời gian khá dài tỷ giá luôn ổn định quanh 22.300 đồng/đô la Mỹ, cung ngoại tệ lấn lướt cầu và NHNN mua được không ít đô la để tăng quỹ dự trữ ngoại hối. Vậy sự “nhảy nhót” trên là bất thường, mang tính nhất thời hay khởi đầu cho một chu trình biến động mới?
Theo một số ngân hàng, cầu trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vài ngày qua tăng nhờ nhu cầu mua vào của một tập đoàn ngoại lớn để chuyển ngoại tệ về nước ở mức vài trăm triệu đô la Mỹ. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để trả nợ hoặc chuyển lợi nhuận về nước cũng bình thường. Sau khi được đáp ứng, nhu cầu dạng đơn lẻ này “chìm” xuống, thị trường cân bằng trở lại.
Ngoài ra, thanh khoản tiền đồng của các ngân hàng đang có dấu hiệu dư thừa. Nhà điều hành đang sử dụng công cụ thanh khoản nhằm ép lãi suất đồng nội tệ giảm. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã dưới 1,5%/năm (mức thấp nhất của lãi suất này trong năm năm gần đây là 1%/năm). Lãi suất trái phiếu chính phủ cũng tụt. Lãi suất trái phiếu năm năm, vốn là kỳ hạn được ưa chuộng của thị trường, chỉ còn 6,22%/năm thay vì 6,4%/năm vài tuần trước. Một khi lãi suất tiền đồng thấp, bộ phận ngân quỹ của các tổ chức tín dụng thường tận dụng chúng bằng cách kinh doanh ngoại tệ để tối đa hóa lợi nhuận. Cầu ngoại tệ ngắn hạn có thể xuất phát từ đây. Xin nhấn mạnh sự “ngắn hạn”.
Tuy nhiên, nhìn rộng ra thời điểm hiện tại đang hội tụ những yếu tố tâm lý ủng hộ sức cầu. Thứ nhất đồng nhân dân tệ đã rớt giá nhanh gần đây từ 6,47 tệ/đô la Mỹ xuống 6,58 tệ/đô la Mỹ ngày 31-5-2016. Các ngoại tệ mạnh trên thế giới cũng có diễn biến tương tự sau khi người đứng đầu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nói bóng gió về khả năng đã đến lúc FED hành động trong cuộc họp giữa tháng 6-2016, tức nâng lãi suất đồng đô la, điều mà thị trường tài chính quốc tế chờ đợi đã lâu.
Thứ hai việc NHNN ban hành Thông tư 07, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ được vay ngoại tệ trở lại, sau hai tháng ngưng, từ ngày 1-6-2016, dường như phát đi tín hiệu để các chủ thể trên thị trường diễn giải về khả năng bãi bỏ việc áp dụng lãi suất tiết kiệm đô la Mỹ 0%. Nếu các ngân hàng cho vay thêm ngoại tệ, tức là cần thêm nguồn huy động, mà để huy động được thì phải thay đổi lãi suất. Điều này củng cố tâm lý cho những người đang nắm giữ ngoại tệ thay vì tiền đồng và những người không có ngoại tệ có xu hướng nhìn về đồng đô la.
Video đang HOT
Tỷ giá thị trường tự do đã tăng tới 22.410 (mua vào) và 22.430 đồng/đô la Mỹ (bán ra) trong những ngày gần đây một phần nhờ khả năng trên, phần khác có thể do việc gom ngoại tệ mặt nhập vàng lậu. Giá vàng thế giới trong vòng một tháng qua đã giảm mạnh từ gần 1.300 đô la Mỹ xuống sát 1.200 đô la Mỹ/ounce. Giá vàng trong nước sau khi vượt qua mốc 34, thậm chí có ngày 34,5 triệu đồng/lượng, đang tiệm cận 33 triệu đồng/lượng. Câu chuyện của vàng chính là biến động giá. Nếu giá vàng cứ mãi quanh quẩn ở một điểm, người ta rất dễ quên nó. Nhưng mới đây với việc huy động 500 tấn vàng trong dân được nhắc lại, và giá lên xuống cả triệu đồng/lượng, vàng không thể không được chú ý.
Tóm lại biến động tỷ giá là nhất thời hay đang ẩn chứa “mầm mống” manh nha của sự thay đổi?
Một số ý kiến cho rằng doanh nghiệp và cả người dân nên tập làm quen với sự biến động tỷ giá ngoại tệ và lãi suất mới là điểm nhấn, còn tỷ giá nay lên mai xuống là bình thường. Ở các nước mặt bằng lãi suất có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế, không phải tỷ giá. Do đó mới có chuyện các ngoại tệ mạnh tăng giảm có khi một vài phần trăm/ngày. Bên cạnh đó, một bộ phận chủ thể thị trường nhìn xa hơn về chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và không để tăng trưởng GDP có khoảng cách với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Nếu chấp nhận lạm phát ở mức 5% hay cao hơn thế để tháo gỡ vấn đề thu ngân sách vốn đang căng thẳng, nợ công và nợ xấu, thì không loại trừ diễn biến tỷ giá sẽ không chỉ dừng lại ở mức nhất thời.
Dù nhìn ở góc độ nào, cũng có một dấu cộng cho tỷ giá cần tính đến, đó là cung ngoại tệ qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối và thương mại đang tốt. Cán cân xuất nhập khẩu tiếp tục thặng dư nghiêng về xuất siêu trong năm tháng đầu năm ở mức 1,76 tỉ đô la Mỹ. Nhìn trên cán cân thương mại giá trị tiền đồng đang ở vị thế được củng cố.
Đã nhiều lần trong vòng 1-2 năm qua yếu tố tâm lý gây tác động lên tỷ giá, nhưng một sự điều hành nhất quán, cộng với nguồn cung thuận lợi đã giúp tỷ giá ổn định. Nay sự thuận lợi về nguồn cung đang tiếp diễn. Ngay cả khi FED nâng lãi suất đô la Mỹ, chính sách đồng tiền yếu và lãi suất thấp vẫn chưa rời bỏ khu vực đồng tiền chung euro hay Nhật Bản, Anh, và nhiều quốc gia khác. Tiền rẻ sẽ vẫn tìm nơi cư ngụ ở những địa điểm có tăng trưởng GDP cao. Mức tăng trưởng GDP trên 5%/năm là hấp dẫn và Việt Nam nằm trong nhóm này của thế giới.
Theo Thơi bao kinh tê Sai Gon
Vàng giảm mạnh, mất gần 150.000 đồng phiên đầu tuần
Mở phiên giao dịch đầu tuần, sáng nay (30/5), giá vàng trong nước tiếp tục đà giảm theo vàng thế giới, mở phiên đầu tuần đã mất gần 150.000 đồng mỗi lượng khi giá USD tiếp tục tăng. Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD tiếp tục đà tăng.
Mở phiên đầu tuần, giá vàng mất gần 150.000 đồng mỗi lượng
Thời điểm 8h30, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 33,13 - 33,23 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 140.000 đồng mỗi lượng so với giá cuối tuần trước.
Cùng thời điểm, tại thị trường TP.HCM, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 33,03 - 33,28 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 130.000 đồng mỗi lượng mua vào và giảm 110.000 đồng mỗi lượng bán ra so với giá vàng cuối tuần trước.
Trên thế giới, giá vàng bán ra sáng nay tiếp tục đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, hiện vàng thế giới bán ra ở mức 1.203 USD/oz, giảm 10 USD mỗi ounce so với cuối tuần trước.
Như vậy, hiện vàng trong nước cao hơn vàng thế giới khoảng 700.000 đồng mỗi lượng (quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng).
Theo khảo sát của trang Kitco News, 45% chuyên gia và nhà đầu tư dự báo giá vàng tuần này giảm, 35% dự báo giá tăng, và 20% dự báo giá đi ngang.
Trên thị trường tỷ giá, tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 21.927 đồng đổi 1 USD, tăng 12 đồng mỗi USD so với tỷ giá cuối tuần trước.
Trong khi đó, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, Ngân hàng Eximbank hiện niêm yết ở mức 22.360 - 22.440 đồng/ USD (mua - bán), tăng 20 đồng mỗi USD so với cuối tuần trước.
Còn tại Ngân hàng Vietcombank hiện niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.350 - 22.420 đồng/USD (mua - bán), bằng tỷ giá cuối tuần trước.
Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô thế giới hôm nay tăng nhẹ. Cụ thể, giá dầu Brent hiện ở mức 49,38 USD/thùng (tăng 0,06 USD), giá dầu WTI ở mức 49,39 USD/thùng (giảm 0,06 USD).
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Theo_24h
Ngân hàng Nhà nước: Thị trường ngoại tệ, vàng có một năm ổn định Theo Ngân hàng Nhà nước, thị trường vàng trong nước năm 2015 diễn biến ổn định, cung-cầu trên thị trường tương đối cân bằng, giá vàng trong nước không còn bị tác động bởi các nhân tố như sự biến động của giá vàng thế giới và sự biến động tăng của tỷ giá USD/VND. Ngày 24/12/2015, tại trụ sở Ngân hàng Nhà...