Biển Đông: Từ thực địa đến Liên hợp quốc
Từ những diễn biến phức tạp trên thực địa, vấn đề Biển Đông đã và đang được quan tâm và bày tỏ ở nhiều cấp độ, ở cả các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc.
Một cụm thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tại Biển Đông. (Ảnh minh họa. Nguồn: AFP)
Thực địa nhiều diễn biến mới
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ, Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự mới tại Biển Đông. Động thái này cũng diễn ra sau khi Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc ra hai thông cáo về việc phong tỏa các vùng biển xung quanh khu vực tập trận kéo dài từ ngày 27-28/9, song không đưa ra thêm thông tin chi tiết nào.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đi ngược lại các tuyên bố của họ trước đó là không quân sự hóa Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV), đồng thời gọi các tiền đồn của Trung Quốc ở trong khu vực là “những nền tảng của sự áp bức”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã nhắc lại tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm Nhà Trắng của ông vào năm 2015 rằng “Trung Quốc không có ý định theo đuổi sự quân sự hóa Quần đảo Trường Sa, và rằng các tiền đồn của Trung Quốc không nhắm mục tiêu hay gây sức ép với bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến dịch quân sự hóa các tiền đồn trên một cách liều lĩnh và đầy khiêu khích”.
Ông Ortagus đã liệt kê các hành vi của Trung Quốc như triển khai tên lửa hành trình chống hạm, mở rộng năng lực giám sát, xây dựng các đường băng và nhà chứa máy bay cho các máy bay chiến đấu phản lực của họ.
“Trung Quốc đã lợi dụng những tiền đồn được quân sự hóa của mình như những nền tảng của sự áp bức hòng khẳng định quyền kiểm soát với các vùng biển mà Bắc Kinh không tuyên bố chủ quyền hàng hải hợp pháp”, ông Ortagus nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông nói: “Các tiền đồn trở thành những nền tảng phục vụ hàng trăm tàu dân quân hàng hải và các tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, theo đó thường xuyên quấy rối các tàu dân sự và cản trở các hoạt động thực thi luật hợp pháp”.
Philippines đưa phán quyết năm 2016 ra Liên hợp quốc
Tuần trước, Tổng thống Philippnes Rodrigo Duterte đã nhận được những lời ca ngợi hiếm hoi từ giới phê bình vì đã viện dẫn trước LHQ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế, theo đó khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Trong bài phát biểu đầu tiên của mình trước Đại hội đồng LHQ thường niên, ông Rodrigo Duterte đã đưa ra một trong những lời bảo vệ mạnh mẽ nhất đối với chiến thắng của Philippines trong vụ kiện lên tòa trọng tài, dù Trung Quốc đã bác bỏ kết quả đó.
Ông nói (dù không chỉ đích danh Trung Quốc): “Phán quyết này là một phần của luật pháp quốc tế, sẽ không thể nào thỏa hiệp và không cho phép các chính phủ hạ thấp hay từ bỏ nó. Chúng tôi cực lực phản đối mọi nỗ lực nhằm làm suy yếu nó”.
Ông Alber del Rosario, cựu Ngoại trưởng Philippines từng đệ trình vụ tranh chấp với Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế, cho biết ông rất phấn khởi về động thái này của Tổng thống Duterte.
Còn Antonia Carpio, cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines từng hỗ trợ pháp lý trong vụ kiện này, cũng tán dương ông Duterte và hy vọng rằng “đây là chính sách mà chính quyền Duterte sẽ thực thi ở mọi cấp độ” nhằm bảo vệ các quyền hàng hải của Philippines và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm áp đặt thực thi phán quyết.
Mỹ ra tín hiệu hành động trước nguy ngập tại Syria
Một quan chức chính quyền cấp cao của Trump đã đi tới khu vực biên giới với thành trì cuối cùng của phe nổi dậy Syria.
Đây là một động thái thể hiện sự ủng hộ với Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm đối lập vũ trang Syria và để làm nổi bật các nỗ lực cứu trợ cho gần 1 triệu người đã chạy trốn khỏi tình hình xung đột gần đây.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft đã gặp gỡ các nhân viên cứu hộ của nhóm Mũ bảo hiểm trắng và tuyên bố về một khoản tiền viện trợ mới cho cuộc khủng hoảng nhân đạo diễn ra ngay bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - ở tỉnh Idlib hôm thứ ba.
Các quan chức Mỹ đến thăm khu vực xung đột tại Syria. Ảnh: Reuters.
Sự hỗ trợ mới này là bước hữu hình đầu tiên mà Hoa Kỳ đã thực hiện để phản ứng với tình hình xung đột gần đây, khiến 948.000 người, phần lớn phụ nữ và trẻ em, phải di dời kể từ tháng 12. Tìm cách giành chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài 9 năm về mặt quân sự, các lực lượng của ông Assad, được hậu thuẫn bởi quân đội Nga và Iran, đã tiến hành các cuộc xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ và phe nổi dậy Syria được nước này hỗ trợ, bao gồm các nhóm thánh chiến.
"Viện trợ nhân đạo chỉ là một phản ứng, nhưng giải pháp là ngừng bắn ngay lập tức", bà Craft nói với các phóng viên ở biên giới. "Chúng tôi đang yêu cầu các nước khác có hành động và đóng góp."
Diễn biến nóng tại Liên hợp quốc
Cùng với đặc phái viên Hoa Kỳ James Jeffrey, bà Craft đã công bố thêm 108 triệu USD hỗ trợ về thực phẩm, nơi ở, quần áo mùa đông, chăm sóc y tế và nước uống an toàn. Những khoản tiền này sẽ được phân phối tới thực địa thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế và phi chính phủ khác, những người đang hoạt động xuyên biên giới tại Syria để cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người có nhu cầu.
Bà Craft bắt đầu chuyến thăm tại khu vực biên giới với Mark Lowcock, điều phối viên về các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc, nơi bà kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đảm bảo duy trì mở cửa các trạm qua biên giới tại Bab al Hawa và Bab al Salam, coi đây là các chốt xuyên biên giới nhân đạo quan trọng vào Syria.
Nhưng những trạm biên giới này đang bị đe dọa bởi quyền phủ quyết của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đầu năm nay, Nga, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, đã buộc hội đồng giảm số lượng người qua biên giới nhân đạo này, ngừng 40% viện trợ y tế cho vùng đông bắc Syria, theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Nghị quyết trên được thông qua cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 7, điều dấy lên nguy cơ đe dọa đóng cửa hai cửa khẩu biên giới còn lại.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho rằng: "Nga và Trung Quốc đã tính đến việc ngăn cản khả năng của cộng đồng quốc tế trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho các khu vực dễ bị tổn thương ở Syria".
Lowcock cho biết các hoạt động cứu trợ để đáp ứng nhu cầu của gần 1 triệu người chạy trốn khỏi cuộc chiến gần đây ở tỉnh Idlib đã gặp khó khăn, ngay cả khi có các cam kết bổ sung từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh nhằm tăng cường viện trợ cho một trong cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất trong cuộc nội chiến ở Syria.
Hoa Kỳ đang tăng cường hỗ trợ sau khi đồng ý với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ về việc tăng gấp đôi số lượng xe tải mà họ gửi qua biên giới lên 100 xe mỗi ngày, Lowcock cho biết thêm.
Nguy cơ khủng hoảng tại Syria
Ngay cả khi bà Craft có mặt ở khu vực biên giới, giao tranh vẫn tiếp tục ở các khu vực khác trong tỉnh này. Một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria đã bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hạ gục ở Idlib hôm thứ ba, hãng thông tấn nhà nước SANA đưa tin, cho biết thêm rằng lực lượng Damascus đã bắn hạ hai máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một cuộc tấn công quân sự vào tháng trước ở tây bắc Syria để đẩy lùi các lực lượng chế độ đang tìm cách chiếm lại thành trì của phe nổi dậy.
Ngoài viện trợ nhân đạo, Hoa Kỳ vẫn đang xem xét các cách khác để hỗ trợ đồng minh NATO Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến đó. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tuần trước, bất kỳ phản ứng nào của Hoa Kỳ sẽ không bao gồm đưa quân đội Mỹ đến hoặc triển khai tên lửa Patriot. Nhưng ông Jeffrey cho biết hôm thứ ba họ ủng hộ việc bán đạn dược mới cho lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters.
Một báo cáo mới của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Hai cho thấy các lực lượng Assad và các nhóm thân chính phủ Syria đang sử dụng các chiến thuật có thể tạo nên tội ác chiến tranh trong cuộc tấn công Idlib này, sau khi ông ta, lực lượng của ông ta và thậm chí cả Nga, đã phạm tội ác chiến tranh trong vài tháng qua. Theo ủy ban độc lập đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Syria, Nga phải chịu trách nhiệm cho ít nhất hai vụ đánh bom vào các mục tiêu dân sự vào mùa hè năm ngoái - một khu chợ đông đúc và một nơi trú ẩn của các gia đình di tản, bao gồm một trường học và trung tâm y tế.
Báo cáo này cũng cáo buộc các chiến binh Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và trang bị vũ khí có liên quan đến các tội ác chiến tranh, bao gồm giết chóc và cướp bóc trong cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd Syria vào mùa thu năm ngoái sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút quân. Các chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đối mặt với "trách nhiệm hình sự" đối với những hành vi đó, báo cáo kết luận.
An Bình
Theo Toquoc
Triều Tiên khoe khả năng 'răn đe chiến tranh hiệu quả' Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc khẳng định nước này đã sở hữu năng lực răn đe chiến tranh và sẽ tập trung phát triển kinh tế. "Hòa bình thật sự chỉ có thể được bảo đảm khi một nước sở hữu sức mạnh tuyệt đối nhằm ngăn chiến tranh xảy ra. Chúng tôi đã thắt lưng buộc bụng để phát...