Biển Đông sôi sục, Trung Quốc hung hăng, Mỹ quyết “xoay trục”
Trong vòng 20 tháng, Trung Quốc đã cải tạo diện tích đất gấp 17 lần diện tích cải tạo của các nước có tuyên bố chủ quyền cộng lại trong vòng 40 năm qua, chiếm khoảng 95% tổng diện tích đất đã cải tạo ở quần đảo Trường Sa”, một trong những khu vực tranh chấp căng thẳng nhất ở Biển Đông.
Theo Time, mặc dù tình hình địa chính trị ở châu Á có vẻ tương đối ổn định trong năm 2016, đặc biệt so với những điểm nóng khác, trên thực tế không thiếu những xung đột âm ỉ đang diễn ra. 5 thực tế dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể về thực trạng an ninh dễ biến động ở châu Á.
Trung Quốc đang xây thêm đường băng ở Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Mỹ “xoay trục” châu Á
Dù cách xa hẳn một đại dương rộng lớn nhưng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á vẫn tỏ ra vượt trội. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện có tổng cộng 150.600 nhân viên quân sự nước này đồn trú trên khắp thế giới, trong đó khoảng 50.000 ở Nhật Bản và gần 28.000 đóng quân ở Hàn Quốc.
Nếu đem so sánh thì hiện tại có chưa đến 10.000 lính Mỹ đóng quân ở Afghanistan, nơi họ vẫn đang chiến đấu và hy sinh. Tại các quốc gia bất ổn nhất ở Trung Đông cũng chỉ còn chưa tới 45.000 nhân viên quân sự Mỹ. Điều này cũng không mấy ngạc nhiên khi thị trường châu Á là đích đến của hơn 25% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ và tạo ra 1/3 việc làm liên quan tới xuất khẩu của Mỹ. Với hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương sắp có thể được phê chuẩn, Mỹ thậm chí sẽ có nhiều cơ hội hơn để duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực này.
Trung Quốc hung hăng
Trung Quốc không mấy hào hứng với viễn cảnh đó. Nền kinh tế cũng như chi tiêu quốc phòng của nước này tăng vọt trong những thập niên gần đây. Trong vòng 2 thập niên qua, hầu như năm nào tỷ lệ gia tăng ngân sách quân sự của Bắc Kinh cũng ở mức hai con số. Dù hiện tại Trung Quốc đang là nước có chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới, trên thực tế mức chi này vẫn chỉ gần bằng chi phí quốc phòng của Mỹ. Trước mắt Trung Quốc chỉ giới hạn tham vọng quân sự ở các nước sân sau nhưng Bắc Kinh cũng vừa tuyên bố sẽ xây dựng một căn cứ quân sự quốc tế đầu tiên bên ngoài châu Á tại Dijbouti (Đông Phi). Trong khi đó, chỉ riêng ở Hàn Quốc, Mỹ đã có tới 85 cơ sở quân sự.
Cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ phô trương sức mạnh quân sự với mục đích bảo vệ lợi ích lãnh thổ và kinh tế của mình, và bằng lòng chấp nhận việc Mỹ đóng vai trò giám sát an ninh ở những nơi khác trên thế giới . Nhưng Bắc Kinh không muốn có kỳ phùng địch thủ ở châu Á. Trung Quốc đã ngày càng trở nên hung hăng hơn khiến các nước láng giềng không khỏi lo ngại.
Video đang HOT
Biển Đông nóng bỏng
Tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á ngày càng leo thang căng thẳng. Nằm ở trung tâm của cuộc tranh chấp là các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên cũng như quyền kiểm soát một trong các tuyến đường thương mại quan trọng nhất của thế giới. Khoảng 30% thương mại hàng hải đi qua Biển Đông hàng năm.
Nhờ sự trỗi dậy kinh tế, Trung Quốc càng trở nên hung hăng và đã bắt đầu xây dựng trái phép các đảo nhân tạo nhằm củng cố các tuyên bố pháp lý của mình. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc mùa hè vừa qua “Trong vòng 20 tháng, Trung Quốc đã cải tạo diện tích đất gấp 17 lần diện tích cải tạo của các nước có tuyên bố chủ quyền cộng lại trong vòng 40 năm qua, chiếm khoảng 95% tổng diện tích đất đã cải tạo ở quần đảo Trường Sa”, một trong những khu vực tranh chấp căng thẳng nhất ở Biển Đông. Các nước châu Á khác lo ngại điều này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Mỹ muốn đảm bảo chắc chắn rằng tình hình không vượt khỏi tầm kiểm soát. Ngoài lượng hàng hóa trị giá 1,2 nghìn tỷ USD đến các thị trường của Mỹ qua Biển Đông hàng năm, Mỹ lo ngại Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ nổ ra chiến sự. Nếu chiến tranh nổ ra ở châu Á, về mặt pháp lý, Mỹ có thể bị buộc phải bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan, những nước có liên minh quân sự chính thức với Mỹ. Nếu Mỹ không muốn tiếp tục sa lầy ở Trung Đông thì dĩ nhiên nước này cũng không mong đợi những xung đột mới ở châu Á.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter trên trực thăng khi thăm tàu sân bay trên Biển Đông tuần qua
Nhật Bản tái vũ trang
Để hiểu được thái độ hung hăng của Trung Quốc gây lo ngại như thế nào, hãy xem xét trường hợp Nhật Bản. Kể từ khi kết thúc Thế Chiến II, Nhật Bản đã theo đuổi chiến lược quân sự phòng thủ thuần túy, phó mặc an ninh cho Washington. Nhưng hiện tại Nhật Bản đã hoài nghi về việc Mỹ có thể duy trì sức mạnh ở châu Á lâu hơn, và cũng lo ngại rằng các cuộc xung đột ở Biển Đông sẽ thiết lập một tiền lệ nguy hiểm cho tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
Các tranh chấp ở Biển Hoa Đông vài năm trước đây làm cho hàng hóa của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 14,1 % so với năm trước đó sau khi Trung Quốc bắt đầu tẩy chay hàng Nhật. Trong bối cảnh thương mại song phương hàng năm hiện chạm mốc 300 tỷ USD, một bước đi sai lầm có thể dẫn đến những thiệt hại lớn hơn nhiều.
Hồi tháng 9/2015, Quốc hội Nhật Bản thông qua luật mới cho phép chính phủ sử dụng lực lượng quân sự của mình trong các cuộc xung đột quốc tế, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công trực tiếp.
Căng thẳng Bán đảo Triều Tiên
Mặc dù xung đột trên biển đã làm dấy lên những căng thẳng giữa các nước lớn ở châu Á, điều may mắn là những tranh chấp này đang chuyển động tương đối chậm. Và nếu xét đến các lợi ích kinh tế ở Biển Đông, việc các cường quốc khu vực, kể cả Mỹ, ra sức duy trì mối quan hệ ôn hòa là cần thiết. Tuy nhiên, Triều Tiên lại là một câu chuyện khác.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một chiếc hộp đen của chính trị quốc tế. Ngay cả đồng minh truyền thống của nước này là Trung Quốc cũng không thể chắc chắn về những gì đang xảy ra ở đây. Bắc Kinh nhận thức được rằng chính sự hiếu chiến của Triều Tiên đã giữ chân hàng ngàn binh lính Mỹ ở Hàn Quốc. Nhưng để tránh sự sụp đổ của chế độ cũng như làn sóng tị nạn từ Triều Tiên – có thể lên tới khoảng 200.000 người – Trung Quốc đã tiếp tục hậu thuẫn Kim Jong-un. Tính đến năm 2014, 90% năng lượng , 80% tổng số hàng tiêu dùng và 45% nguồn thực phẩm của nước này là do Trung Quốc cung cấp.
Tuy nhiên, những động thái khó hiểu của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày càng gây khó khăn cho việc duy trì viện trợ của Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Trung Quốc đã tiến hành một bước đi bất thường khi tuyên bố sẵn sàng đàm phán 5 bên về tương lai của CHDCND Triều Tiên, tức không có sự góp mặt của đại diện nước này. Khi bối cảnh an ninh của châu Á đang thay đổi, có lẽ chiến lược của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi.
Theo VietTimes
Mỹ sẽ tuần tra ở Biển Đông vào đầu tháng 4
Hải quân Mỹ dự định tiến hành tuần tra trên Biển Đông vào đầu tháng 4 năm nay, lần thách thức trực tiếp thứ 3 của Washington với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.
Theo Reuters, một nguồn tin thân cận với kế hoạch trên của Hải quân Mỹ xác nhận thông tin trên ngày 1/4. Theo đó, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành tuần tra trên Biển Đông trong đầu tháng này.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ thời gian chính xác của hoạt động này và loại tàu nào sẽ đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh coi những hành động nhằm thực hiện quyền tự do hàng hải của Mỹ là "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Trong cuộc trao đổi ngày 31/3 với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân ở Washington, Mỹ, ông Tập cho rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ hành vi nào núp dưới danh nghĩa tự do hàng hải để "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc". Đây được coi là cách nói khác của ông Tập khi đề cập tới sự can thiệp của Mỹ với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới.
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ. Ảnh: Reuters
Washington nhiều lần thể hiện quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực thông qua việc điều tàu chiến và oanh tạc cơ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Bắc Kinh bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Việc làm này là hành động thực tế cho thấy Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trước đó, các quan chức quân sự Mỹ ngày 4/3 cho biết tàu sân bay John C. Stennis gia nhập với các đội tàu gồm tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay trang bị tên lửa dẫn đường, cùng các tàu khu trục Chung Hoon và Stockdale đã hoạt động ở Biển Đông. Các nguồn tin Mỹ cho biết, tàu Antietam khi đó đang tiến hành "tuần tra thường kỳ" và tách bạch với hoạt động của tàu Stennis, để tiếp nối những cuộc tuần tra của tàu khu trục McCambell và tàu đổ bộ Ashland hồi cuối tháng 2.
Bản đồ các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn, bãi Chữ Thập và đá Châu Viên. Đồ họa: NASA
Tháng 10/2015, việc tàu USS Lassen tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từng khiến Bắc Kinh nổi giận.
Sự xuất hiện của các tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây lo ngại ở Biển Đông, bao gồm việc triển khai tên lửa đất đối không trái phép đến quần đảo Hoàng Sa, và lắp đặt các trạm radar ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một số chuyên gia nhận định sự hiện diện của các tàu là tín hiệu rõ ràng gửi đến Trung Quốc và khu vực.
Hoàng Anh
Theo Zing News
Kiên quyết phản đối TQ vi phạm chủ quyền Việt Nam Cục Hàng không Việt Nam gửi thư đến Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc, nhắc lại công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối nước này vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam cho hay, liên tiếp từ 1 đến 8/1, một số máy bay Trung Quốc đã tiến hành những hoạt động vi phạm...