Biển Đông lại nóng trên bàn nghị sự
Nhiều nước vừa bày tỏ quan ngại về nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định ở Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do lưu thông.
Chiến hạm Trung Quốc tập trận phi pháp trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN vào ngày 5.5 Ảnh: CNS
Ngày 8.5, cuộc họp Quan chức cấp cao (SOM) thuộc Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã diễn ra tại cố đô Luang Prabang của Lào, với sự tham dự của các đại diện từ 27 nước thành viên, gồm 10 nước ASEAN và nhiều đối tác lớn như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU).
TTXVN dẫn lời Trưởng đoàn VN, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho hay trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, đại biểu của nhiều nước đã bày tỏ lo ngại về các nguy cơ đe dọa môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không quân sự hóa, không đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982. Các nước còn kêu gọi thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn luận trong các hội nghị SOM ASEAN diễn ra ở Luang Prabang ngày 6 – 7.5.
Video đang HOT
Dự kiến, vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục được đề cập trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào vào ngày 24.5. Theo bản dự thảo tuyên bố chung của hội nghị mà Đài NHK vừa có được, các bộ trưởng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định cũng như tự do lưu thông ở Biển Đông.
Ngoài ra, rất có khả năng tranh chấp ở Biển Đông sẽ tiếp tục nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 (gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) diễn ra ở thành phố Shima, miền nam Nhật Bản, vào ngày 26 – 27.5. Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Anh David Cameron ở London hồi tuần rồi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố rằng lãnh đạo các nhóm G7 nên dùng hội nghị thượng đỉnh của mình trong tháng này để lên tiếng về tình trạng Trung Quốc ngày càng mạnh bạo trong những vùng biển tranh chấp ở châu Á, theo Bloomberg.
Ông Abe còn nhấn mạnh hội nghị G7 sắp tới “phải là nơi chúng ta đưa ra thông điệp rõ ràng” đối với việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi: “Chúng ta không được chấp nhận tình trạng dọa dẫm để cố thay đổi hiện trạng mà phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và dựa trên luật pháp”, theo Bloomberg.
Minh Trung
Theo Thanhnien
Nhật nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G7
Chính phủ Nhật Bản đang làm việc với 6 quốc gia khác để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới.
Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Đức năm 2015 - Ảnh: Reuters
Hãng tin Jiji Press ngày 5.4 dẫn nguồn tin cấp cao ở Tokyo nói rõ Thủ tướng Shinzo Abe sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra ở thành phố Shima, miền nam Nhật Bản, vào ngày 26 - 27.5 nên ông muốn khẳng định sự đoàn kết của nhóm (gồm Nhật, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Ý) trong việc giải quyết các vấn đề ở châu Á.
Tokyo hy vọng tuyên bố chung hội nghị sẽ phản ánh quan ngại chung về tình trạng căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Dự kiến trong tuyên bố chung, Nhật cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm tự do lưu thông trên biển, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp cũng như cảnh báo những hành động phá hoại ổn định khu vực, trong đó có hoạt động bồi đắp phi pháp quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Kyodo News, trong một cuộc họp song phương hồi cuối tháng 2, phía Trung Quốc đã cảnh báo Nhật không nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị G7 sắp tới vì có thể "ảnh hưởng cải thiện quan hệ song phương". Phía Nhật khi đó lập tức bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc và tuyên bố cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa khu vực.
Tại hội nghị năm 2015 ở Berlin (Đức), G7 đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh: "Các nhà lãnh đạo cực lực phản đối bất kỳ hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng như bồi đắp đất quy mô lớn", nhưng không đề cập đích danh Trung Quốc. Do đó, giới quan sát dự đoán với tư cách là nước chủ nhà lần này, Nhật chắc chắn sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quan ngại về Biển Đông và biển Hoa Đông vào tuyên bố chung nhưng dư luận cũng đang quan tâm liệu Trung Quốc có bị nêu đích danh hay không.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nhật Bản sẽ thăm Nga đầu tháng 5 Nhật Bản sẽ cử Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Shotaro Yachi tới Mỹ để làm rõ quan điểm của Tokyo với hành động của Triều Tiên, cũng như về chuyến thăm có thể của Thủ tướng Nhật tới Nga, theo RIA 25.2. Thủ tướng Nhật Bản dự kiến thăm Nga đầu tháng 5.2016 - Ảnh: Reuters Đài truyền hình...