Biển Đông căng thẳng, tàu chiến Nhật rầm rộ đến Indonesia
Bất chấp tình hình Biển Đông căng thẳng, Nhật Bản vẫn gửi tàu chiến tới Indonesia trong cuộc tập trận chung hải quân diễn ra trong 5 ngày tới đây.
Cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản và Indonesia diễn ra từ ngày 12.4 đến 16.4 ngoài khơi đảo Sumatra.
Từ ngày 12.4 đến ngày 16.4, Nhật Bản sẽ cử tàu chiến tới tham gia cuộc tập trận chung với Indonesia trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng không ngớt. Nhật Bản liên tục chỉ trích Trung Quốc thời gian qua và chính nước này cũng đang phải đối đầu với Bắc Kinh trong cuộc chiến pháp lý ở đảo tranh chấp thuộc biển Hoa Đông.
Báo Diplomat của Nhật đưa tin nước này đã cử tàu khu trục trực thăng tới cuộc tập trận hải quân chung với Indonesia ngoài bờ biển Sumatra. Tàu chiến Ise đã lại dừng ở vịnh Subic, Philippines, nơi quân Mỹ đang đồn trú. Hải trình của tàu chiến Ise gửi tới Bắc Kinh một thông điệp cứng rắn về lãnh thổ phi pháp mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố trên Biển Đông.
Video đang HOT
Mỹ cũng gửi tàu tuần tra tới Biển Đông trong những tháng gần đây để kiểm soát tự do hàng hải trong khu vực.
7 bộ trưởng ngoại giao thuộc nhóm G7 đã gửi một tuyên bố vào ngày 10.4 khẳng định hành động của Trung Quốc khiến khu vực Biển Đông thêm căng thẳng. Trung Quốc đã ngang ngược bồi đắp trái phép nhiều đảo nhân tạo ở khu vực có lưu lượng thương mại 5 nghìn tỉ USD mỗi năm này.
Thông báo viết: “Chúng tôi bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với các hoạt động đơn phương đe dọa, uy hiếp làm ảnh hưởng tình hình hiện tại và gia tăng căng thẳng khu vực. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước không bồi đắp trái phép, xây dựng tiền đồn cũng như sử dụng các biện pháp quân sự. Các quốc gia cần tuân thủ quy tắc quốc tế về tự do hàng hải và hàng không”.
Bắc Kinh đã phản ứng lại với thông báo trên bằng cách cáo buộc Nhật Bản là nước “rung thuyền dậy sóng khu vực”, Bloomberg đưa tin. Nhật Bản và Trung Quốc hiện vẫn tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Bắc Kinh và Senkaku theo cách gọi của Tokyo.
Theo Danviet
Biển Đông đang trong thời kỳ "tiền chiến tranh"?
"Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nhiều tranh chấp, và nếu không được giải quyết thoả đáng, việc này có thể mang lại những hậu quả tai hại trong những năm tới", Tướng Michael Hayden, cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia NSA nhận định.
Ông trùm tình báo Mỹ Michael Hayden cũng cho rằng khủng bố không phải là một "mối nguy sinh tử" với nước Mỹ. Ông lo ngại liệu có phải Mỹ quá bận tâm với cuộc chiến chống khủng bố mà không nhìn thấy một vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn hay không. Cụ thể, Trung Quốc dường như sẽ còn trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai với sự gia tăng sức mạnh đó.
The Guardian trích lời Tướng Hayden nói rằng: "Nếu ta đi thêm 10 năm nữa, đó chính là Trung Quốc. Tôi không nói Trung Quốc là một kẻ thù của Mỹ. Tôi đơn giản chỉ nói là nếu chúng ta không ứng phó tốt với sự nổi lên của Trung Quốc, đó sẽ là một thảm họa cho thế giới".
Tướng Hayden choTướng Hayden rằng Biển Đông sẽ để lại những hậu quả tai hại nếu giải quyết không đúng cách.
Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền phi lý của mình ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế. Trong giữa tháng Hai vừa qua, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước về quân sự hóa khu vực bằng cách đặt tên lửa tiên tiến đất-đối-không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bắc Kinh cũng đang xây dựng các đảo nhân tạo trong khu vực. Trên các đảo, Trung Quốc đã xây dựng cảng, kè bờ, và đường băng quân sự để phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông. Một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, đến năm 2030 "về cơ bản, Biển Đông sẽ tồn tại như ao nhà của Trung Quốc".
Ông William Jones, một thành viên của tuần san chuyên về tình báo Executive Intelligence Review ở Leesburg, bang Virginia, cũng đồng ý về vấn đề này. Ông Jones cho rằng tình hình Biển Đông, nơi có những tranh chấp gay gắt về chủ quyền biển và là nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý gần như toàn bộ đang dẫn đến "giai đoạn tiền chiến tranh".
Trong cuộc phỏng vấn của Press TV, ông Jones cho rằng: "Đây là một tình trạng hết sức nghiêm trọng và chúng ta đã thấy điều đó hồi đầu thế kỷ 20, dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, và chúng ta thấy rằng tình hình hiện nay ngày càng có tính đối đầu hơn."
Dù đang là tâm điểm của nhiều chỉ trích chính trị vì các động thái hung hăng hay xâm lấn ở Biển Đông, song Trung Quốc không xuống thang trên bất cứ lĩnh vực gì. Ngược lại, Trung Quốc phê phán các nước về các nỗ lực quân sự có thể có của họ ở khu vực tranh chấp, kể cả đưa ra cảnh báo đối với Philippines khi nước này mới đây thuê máy bay của Nhật Bản để tuần tra ở Biển Đông.
"Nếu hành động của Philippines là để thách thức chủ quyền và an ninh lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc kiên quyết phản đối", Reuters dẫn lời người phát ngôn v Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói như vậy.
Theo Danviet
Bộ trưởng QP Mỹ công du châu Á giữa lúc Biển Đông căng thẳng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ công du châu Á chỉ vài ngày sau khi căng thẳng tại Biển Đông leo thang khi Mỹ cử tàu chiến tới khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp. Ông Carter sẽ dừng lại tại Hàn Quốc và Malaysia trước khi về nước. Thời điểm công du trùng với các hội nghị...