Biển Đông bao trùm đối thoại Shangri-La 2016
Biển Đông dự kiến rất sẽ là chủ đề tâm điểm trong đối thoại Shangri-La 2016 diễn ra tại Singapore từ ngày 3-5/6.
Theo Reuters, Biển Đông sẽ là chủ đề bao trùm hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất Singapore, nơi lập trường, quan điểm của Mỹ và Trung Quốc trước phán quyết pháp lý mang tính bước ngoặt của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), liên quan tới vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông của Philippines, sẽ được làm rõ.
Đây là cơ hội cuối cùng để hai cường quốc tranh thủ sự ủng hộ trước khi PCA ra phán quyết. Manila đã khởi kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực về các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh liên quan tới cái gọi là “đường 9 đoạn”.
Lực lượng an ninh canh gác bên ngoài khác sạn Shangri-La, nơi sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh an ninh lớn nhất châu Á ngày 3/6 tới.
Các chuyên gia an ninh hi vọng Mỹ sẽ thuyết phục các quóc gia Đông Nam Á cùng Ấn Độ và Nhật Bản công khai hỗ trợ các phán quyết mang tính tích cực cho Philippines. Trung Quốc cho đến nay từ chối tham gia vụ kiện, khẳng định rằng nước này sẽ giải quyết vấn đề bằng biện pháp song phương.
“Giá trị của phán quyết là những thiệt hại lâu dài về danh tiếng và gây áp lực lên Trung Quốc. Điều đó chỉ xảy ra khi có một liên minh vững chắc”, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Hàng hải Minh bạch tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington cho biết.
Video đang HOT
Trong số hơn 20 đoàn đại biểu tham dự đối thoại Shangri-La 2016, sự chú ý sẽ hướng vào vai trò và quan điểm của các quốc gia Đông Nam Á.
Trung Quốc đơn tuyên bố chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Mỹ gần đây cũng đã tăng cường các hoạt động tuần tra ở Biển Đông, nhằm bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.
Bài phát biểu trong phiên khai mạc của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha dự kiến sẽ được đặc biệt chúa ý, bởi nó phản ánh các chính sách cũng như gợi mở về vị trí chiến lược của Thái Lan trong khu vực.
“Thái Lan là quốc gia có mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng có các chính sách phù hợp với phương Tây. Do đó, họ có lý do để tỏ ra thận trọng về các hành động của Trung Quốc trong khu vực”, chuyên gia Tim Huxley thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế có trụ sở ở London nhận định.
Đối thoại Shangri-La 2016 diễn ra trong 3 ngày từ 3/6-5/6, sẽ là cơ hội để các bên công khai tranh luận về các vấn đề quốc phòng và xu hướng phát triển trong khu vực.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á có những thay đổi quan trọng, với việc ông Rodrigo Duterte thắng cửtTổng thống ở Philippines và việc Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Đối thoại Shangri-La 2016 cũng sẽ bao gồm vấn đề gia tăng căng thẳng xung quanh việc Triều Tiên liên tiếp thử hạt nhân, phóng thử tên lửa đạn đạo và phóng vệ tinh.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ - Trung sẽ bàn về Biển Đông tại Bắc Kinh
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Bắc Kinh để thảo luận về một loạt vấn đề tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung, trong đó có tình hình Biển Đông.
Ông Kerry sẽ tham gia cuộc đối thoại lần thứ 8 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, cùng Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew. Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và phó Thủ tướng Uông Dương của nước chủ nhà đồng chủ trì cuộc đối thoại.
"Đối thoại sẽ tập trung vào những thách thức và cơ hội hai nước đang đối mặt trên nhiều lĩnh vực từ song phương, khu vực đến toàn cầu, với lợi ích kinh tế và chiến lược trực tiếp và dài hạn", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby thông báo ngày 30/5.
Ngoại trưởng John Kerry sẽ tới Bắc Kinh tham gia đối thoại Mỹ - Trung. Ảnh:Telegraph
Cuộc đối thoại thường niên sẽ diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh trước các hành động quân sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
China Daily dẫn các nguồn tin cho biết Bắc Kinh sẽ gây áp lực với Washington tại đối thoại lần này, khi sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Biển Đông là một trong những mối quan tâm lớn của Trung Quốc. Hai bên cũng sẽ thảo luận về các chủ đề cùng quan tâm như an ninh hàng hải, đảo Đài Loan, tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định Bắc Kinh hy vọng cùng Washington "giải quyết những khác biệt một cách hợp lý" .
Lầu Năm Góc đã thực hiện nhiều hoạt động "tự do hàng hải" bằng cách điều tàu và phi cơ tuần tra gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trên Biển Đông. Phía Mỹ đồng thời khẳng định những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trái với luật pháp quốc tế.
Những hành động đó khiến Bắc Kinh tức giận. Họ cáo buộc Washington khiêu khích và cố tình gây căng thẳng trên Biển Đông.
Hoàng Anh
Theo Zing News
Nga dùng đòn cao đối phó châu Âu Nga tuyên bố muốn đối thoại với EU nhưng giới phân tích cho rằng đây là đòn cao tay của Moskva nhằm đối phó châu Âu Nga muốn đối thoại với EU Ngày 30/5, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga cho biết Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker sẽ tham dự Diễn đàn kinh tế quốc...