Biến đổi khí hậu là nhân tố chính gây ra đợt nắng nóng tháng 7
Theo một đánh giá được các nhà khoa học công bố ngày 25/7, biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân chính gây ra các đợt nắng nóng khắc nghiệt hoành hành tại khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á tháng này.
Máy bay tham gia dập đám cháy rừng trên đảo Rhodes, Hy Lạp, ngày 24/7/2023. (Ảnh: Reuters)
Trong suốt tháng 7 này, thời tiết khắc nghiệt đã khiến nhiệt độ tại Mỹ, Trung Quốc và Nam Âu lập kỷ lục mới, gây ra các đám cháy rừng, tình trạng thiếu nước và số ca nhập viện liên quan đến nắng nóng gia tăng.
Cuối tuần qua, hàng nghìn du khách đã được sơ tán khỏi đảo Rhodes của Hy Lạp để thoát khỏi những đám cháy rừng do đợt nắng nóng kỷ lục gây ra. Ngày 24/7, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang trong tình trạng “chiến tranh” khi phải đối phó với các đám cháy rừng lan rộng.
Theo nghiên cứu của tổ chức hợp tác quốc tế chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu World Weather Attribution (WWA), nếu không có biến đổi khí hậu, đợt nắng nóng trong tháng 7 này sẽ “rất hiếm khi xảy ra”.
Video đang HOT
Ông Izidine Pinto (Viện Khí tượng Hoàng gia Hà Lan), một trong những tác giả của nghiên cứu nêu trên, phát biểu trong buổi họp báo, nhiệt độ cao tại châu Âu và Bắc Mỹ hầu như không thể xuất hiện nếu không có tác động của biến đổi khí hậu.
Nhóm nghiên cứu của WWA ước tính nồng độ khí nhà kính tăng cao khiến đợt nắng nóng ở châu Âu nóng hơn 2,5 độ C và nắng nóng ở Bắc Mỹ tăng lên 2 độ C so với trước đây.
Các nhà khoa học cho biết, ngoài tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nắng nóng còn gây thiệt hại lớn đối với mùa màng và vật nuôi, trong đó có ngô và đậu tương của Mỹ, gia súc của Mexico, ô liu của Nam Âu…
Cũng theo nhóm nghiên cứu này, El Nino có thể đã góp phần làm tăng nhiệt độ ở một số khu vực, nhưng khí nhà kính gia tăng là vẫn là yếu tố chính, và các đợt nắng nóng sẽ ngày càng có nhiều khả năng xảy ra nếu lượng khí thải không được cắt giảm.
Tại buổi họp báo công bố kết quả nghiên cứu, bà Friederike Otto, nhà nghiên cứu của Viện Grantham về biến đổi khí hậu tại Anh, nhấn mạnh: “Chừng nào chúng ta còn tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng ta sẽ thấy những điều cực đoan này xảy ra ngày càng nhiều”.
Nhóm các nhà khoa học ước tính, các đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài có khả năng xuất hiện sau 2 đến 5 năm nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ trung bình hiện nay được đánh giá đã tăng hơn 1,1 độ C.
Hy Lạp cảnh báo tình trạng 'chiến tranh' khi phải đối phó với cháy rừng
Ngày 24/7, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang trong tình trạng "chiến tranh" khi phải đối phó với các đám cháy rừng tiếp tục lan rộng trong bối cảnh nắng nóng gay gắt chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở đảo Rhodes, Hy Lạp ngày 23/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước quốc hội, Thủ tướng Mitsotakis cho rằng Hy Lạp sẽ phải đối mặt với thêm 3 ngày khó khăn nữa trước khi nắng nóng được dự báo sẽ hạ nhiệt.
Theo Tân Hoa xã, Chính phủ Hy Lạp cam kết sẽ hỗ trợ đầy đủ cho những khu vực ảnh hưởng cháy rừng. Hãng thông tấn quốc gia Hy Lạp AMNA dẫn lời Thủ tướng Mitsotakis cho biết chính phủ sẽ tái thiết những khu vực bị thiệt hại và bồi thường cho những người bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Bảo vệ Dân sự Hy Lạp Vassilis Kikilias cho biết trong 12 ngày qua, lực lượng cứu hỏa đã nỗ lực dập hơn 500 đám cháy trên cả nước. Hiện cháy rừng tiếp tục lan rộng và đến ngày 24/7 đã lan sang cả đảo Evia - đảo lớn thứ hai của Hy Lạp.
Chỉ riêng trong ngày 24/7, giới chức đã sơ tán gần 2.500 người khỏi đảo Corfu của Hy Lạp. Trong khi đó, khoảng 30.000 người đã được đưa khỏi đảo Rhodes vào cuối tuần qua, là hoạt động sơ tán có quy mô lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến cháy rừng tại Hy Lạp.
Mùa Hè này, Hy Lạp đang trải qua đợt nắng nóng cực đoan kéo dài nhất trong những năm gần đây với nền nhiệt lên tới 45 độ C vào cuối tuần qua. Dự báo, nhiệt sẽ tiếp tục tăng cao trong các ngày 25 và 26/7. Điều kiện thời tiết như vậy làm gia tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng và khiến du khách bị mắc kẹt trong lúc mùa du lịch đang ở giai đoạn đỉnh điểm tại Hy Lạp. Đợt cháy rừng năm nay vẫn gây ra nỗi ám ảnh đối với Hy Lạp sau thảm họa cháy rừng gần Athens hồi năm 2018 khiến hơn 100 người thiệt mạng.
Một số công ty lữ hành đã tạm ngừng các chuyến bay chở du khách đến đảo Rhodes. Hãng lữ hành TUI vẫn đang tạm ngừng thực hiện các gói du lịch đến đảo Rhodes cho đến ngày 28/7.
Trước tình hình cháy rừng lan rộng trên đảo Rhodes và lan sang đảo Corfu và Evia của Hy Lạp, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã đưa ra cảnh báo đi lại đối với người dân của mình. Bộ trên cũng nâng mức cảnh báo đi lại từ màu xanh lá cây lên màu vàng do cháy rừng ở Hy Lạp.
Còn tại Italy, nơi hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt từ nhiều ngày qua, dự báo thời tiết cho thấy mô hình thời tiết cực đoan này đang có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể, nắng nóng gay gắt ở miền Bắc Italy được dự báo sẽ hạ nhiệt trong tuần này, bắt đầu từ ngày 24/7.
Theo trang dự báo thời tiết IlMeteo.it của Italy, đến ngày 26/7, sẽ chỉ có 2 trong số 27 thành phố lớn của Italy bị đặt trong tình trạng "cảnh báo đỏ". Trong khi đó, số thành phố của Italy bị đặt trong tình trạng này vào ngày 24/7 và hồi tuần trước lần lượt là 16 và 20. "Cảnh báo đỏ" có nghĩa là nguy cơ nguy hiểm đe dọa sức khỏe, ngay cả với người trẻ tuổi không có bệnh lý nền.
Còn tại miền Trung và miền Nam Italy, nắng nóng vẫn kéo dài cho đến ngày 27/7. Sau đó, nhiệt độ sẽ dịu mát nhưng không có mưa giông như ở miền Bắc.
Riêng tại đảo Sicily - đảo lớn nhất Italy, nắng nóng đã gây ra tình trạng mất điện, khiến người dân trên đảo thiếu nước sinh hoạt. Nhiệt độ tại Catania - trung tâm kinh tế và công nghiệp trên đảo Sicily - ghi nhận ở mức 47,6 độ C vào ngày 24/7. Giới chức thành phố cho biết Catania và các khu vực lân cận trên đảo đã bị mất điện từ hôm 20/7, khiến hơn 500.000 người bị ảnh hưởng. Bộ trưởng Bảo vệ Dân sự Italy Nello Musumeci đã nhóm họp với giới chức thành phố Catania để tìm giải pháp khắc phục tình trạng mất điện luân phiên.
Trong vòng 18 tháng qua, Italy đã đối mặt với hàng loạt thách thức do thời tiết cực đoan gây ra, bao gồm nắng nóng kéo dài và hạn hán xảy ra hồi năm 2022. Điều này đã khiến sản lượng nông nghiệp của Italy sụt giảm và mực nước ở phần lớn sông chính của Italy tụt xuống mức thấp lịch sử.
Nhiều khả năng thế giới hứng chịu tháng 7 nóng nhất lịch sử Ngày 19/7, đài quan sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết thế giới đang trên đà trải qua tháng 7 nóng nhất kể từ khi cơ quan này đo nhiệt độ trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các đợt nắng nóng vốn kéo dài trong thời gian qua. Người dân giải...