Biến đổi khí hậu khiến 60.000 nông dân Ấn Độ tự sát
Nhiệt độ tăng gây sức ép cho nền nông nghiệp Ấn Độ có thể đã góp phần gia tăng số người tự sát trong 30 năm qua, theo nghiên cứu vừa công bố.
Nông dân Ấn Độ biểu tình ở thủ đô Delhi, nói rằng đây là hài cốt của những nông dân tự sát vì hạn hán và nợ nần
Trong ba thập niên qua, biến đổi khí hậu có thể góp phần gây ra gần 60.000 vụ tự sát của nông dân và công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ, theo nghiên cứu mới của Đại học California- Berkeley, Mỹ.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm tra tác động của nhiệt độ tăng với những xã hội dễ bị tổn thương, tờ Guardian đưa tin.
Theo báo cáo, ở Ấn Độ, nhiệt độ tăng 1 độ C trong một ngày mùa có thể góp gần gây ra 67 vụ tự sát.
Mức tăng 5 độ C vào một ngày nào đó có thể liên quan đến 335 vụ tự sát khác, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học PNAS hôm qua. Tổng cộng, ước tính 59.300 vụ tự tử thuộc ngành nông nghiệp trong 30 năm qua có thể xảy ra vì sự nóng lên toàn cầu.
Video đang HOT
Một nông dân Ấn Độ chỉ vào giếng cạn nước
Báo cáo cũng cho biết khi nhiệt độ tăng ngoài mùa vụ, nó không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tự tử. Điều này càng cho thấy sự căng thẳng trong nông nghiệp là nguồn gốc của tự sát gia tăng.
Bên cạnh đó, lượng mưa tăng ít nhất 1cm mỗi năm cũng có thể giúp giảm trung bình 7% tỷ lệ tự tử.
Tuy số vụ tự sát ở Ấn Độ giảm vào năm ngoái nhưng vẫn ở mức cao tại một số tiểu bang và gây áp lực lớn cho các nhà lập pháp.
Một bang bị hạn hán nặng nề, bang Maharashtra, báo cáo 852 vụ tự tử của nông dân trong 4 tháng đầu năm nay. Trong khi vào năm 2015 – một trong những năm tồi tệ nhất – khoảng 12,602 nông dân tự sát trên toàn Ấn Độ.
Nhìn chung, hơn 300.000 nông dân và người làm việc tại trang trại đã tự sát ở đất nước này từ năm 1995.
Theo Danviet
Cảnh báo về "tận thế khí hậu" thảm khốc trong 10 năm tới
10 năm nữa, khí hậu Trái Đất có thể sẽ rơi vào thời điểm không thể "quay đầu lại".
Một nghiên cứu gần đây đã cảnh báo khí hậu sẽ rất thảm khốc trong tương lai, trừ khi con người hành động khẩn cấp để cứu lấy nó
Một nghiên cứu gần đây đã cảnh báo khí hậu sẽ rất thảm khốc trong tương lai, trừ khi con người hành động khẩn cấp để cứu lấy nó.
Để tránh hậu quả thảm khốc, nhiên liệu hóa thạch chỉ được chiếm khoảng 25% trong nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, thay vì 95% như hiện nay. Đây là kết quả của nghiên cứu do Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế thực hiện.
Tỷ lệ phá rừng cũng phải được giảm bớt, nhờ vậy mới có thể giảm 42% tỉ lệ phát thải khí CO2 ra môi trường, EcoWatch - trang tin tức hàng đầu về môi trường - trích dẫn thông tin trong nghiên cứu.
Nghiên cứu cũng cho biết thêm trong 10 năm tới, nếu con người không có hành động gì đáng kể, khí hậu Trái Đất sẽ rơi vào thời điểm không thể "quay đầu lại".
Trừ khi thế giới chung tay cắt giảm phát thải khí CO2, nếu không, khí hậu Trái Đất có thể sẽ rơi vào thời điểm không thể "quay đầu lại"
Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới, Brian Walsh, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, kêu gọi thay đổi trong nhiều lĩnh vực.
Ông nói: "Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn bao quát về lượng khí CO2 trong bầu khí quyển của chúng ta, nó đến từ đâu và đi đâu.
"Chúng tôi không chỉ xem xét phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch mà cả từ nông nghiệp, sử dụng đất, sản xuất thực phẩm và năng lượng sinh học."
Nghiên cứu cũng tái khẳng định tầm quan trọng của các mục tiêu đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu do 194 nước ký kết.
Theo các điều khoản của Hiệp định Paris, nhiệt độ toàn cầu không được ấm lên trên 1,5 độ C và tất cả các bên ký kết phải cùng cố gắng để cắt giảm phát thải khí CO2.
Tuy nhiên, các cố vấn của Donald Trump đang lên kế hoạch họp bàn để xem liệu Mỹ có nên rút khỏi thỏa thuận này hay không.
Tổng thống Mỹ từng tỏ ra hoài nghi về sự ấm lên toàn cầu, gọi đó là một trò lừa đảo có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo danviet
Băng Nam Cực chưa bao giờ nhỏ như bây giờ Diện tích băng nổi ở Nam Cực đang ở mức nhỏ nhất, nhiều khả năng phá kỉ lục của năm 1997. Băng ở Nam Cực đang ở mức nhỏ kỉ lục Băng xung quanh Nam Cực đang ở mức nhỏ nhất sau nhiều năm chống chọi với sự ấm lên toàn cầu, theo dữ liệu ban đầu từ vệ tinh của Mỹ. Băng...