Biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão ngày càng mạnh hơn
Trước những biến đổi khó lường của khí hậu, các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin Madison và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đưa ra các bằng chứng đáng lo ngại.
Hình ảnh siêu bão Florence di chuyển qua Đại Tây Dương về phía Bờ Đông nước Mỹ được cung cấp bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
Với gần bốn thập kỷ dữ liệu vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ phổ biến của các cơn bão đặc biệt gây thiệt hại từ năm này sang năm khác, ghi nhận sự gia tăng rõ ràng về tần suất của các cơn bão lớn.
Xu hướng về những cơn bão mạnh hơn là khá đáng kể, thay đổi là khoảng 8% mỗi thập kỷ, Jim Kossin, tác giả của nghiên cứu cho biết. Nói cách khác, một cơn bão có khả năng trở thành một cơn bão lớn hơn 8% trong thập kỷ này so với thập kỷ trước.
Sự gia tăng 8% xác suất của một cơn bão lớn, có sức tàn phá lớn trên cơ sở thập kỷ này là hoàn toàn lớn. Nếu chúng ta mở rộng ra tương lai, điều đó có nghĩa là chúng ta cuối cùng sẽ nhìn vào những cơn siêu bão khổng lồ hàng năm và thậm chí có thể có nhiều siêu bão trong một mùa.
Thiệt hại nặng nề là vấn đề rất lớn và chưa kể đến những sinh mạng con người cũng không thể bỏ qua.
Như các nhà khoa học đã cảnh báo trong nhiều thập kỷ, những cơn bão mạnh hơn vẫn được cho là kết quả trực tiếp của nhiệt độ đại dương tăng lên do sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra. Sự tăng đột biến của nhiệt độ nước giúp các cơn bão nhiệt đới hình thành dễ dàng hơn.
Nghiên cứu mới với nhiều thập kỷ dữ liệu đã rút ra mối liên hệ rất rõ ràng giữa sự thay đổi của nhiệt độ đại dương và khả năng các cơn bão nhiệt đới biến thành lốc xoáy khủng khiếp. Đồng thời, cũng có khả năng các chu kỳ tự nhiên đang góp phần tạo ra những cơn bão mạnh hơn theo cách riêng của chúng.
Dù nguyên nhân là gì, rõ ràng rằng các cơn bão đang ngày càng mạnh hơn khi nhiều thập kỷ trôi qua và chúng ta đã làm rất ít để giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra, các nhà khoa học cảnh báo.
Video đang HOT
Cá ngừ, mú vàng nhiễm độc ở mức sốc sau thảm hoạ tràn dầu lịch sử
Thảm họa tràn dầu Deepwater Horizon tại vịnh Mexico diễn ra cách đây 10 năm, nhưng tới hôm nay dấu vết của nó vẫn còn được phát hiện trên các sinh vật sống ở khu vực này.
Theo CNN, một nghiên cứu mới đây cho thấy hàng nghìn con cá ngẫu nhiên ở vịnh Mexico bị nhiễm độc dầu thô, bao gồm mức độ nhiễm cao ở các loài thủy sản được ưa chuộng như cá ngừ vây vàng, cá ngói và cá đù đỏ.
Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2011 đến 2018, lấy mẫu ngẫu nhiên hơn 2.500 cá thể thuộc 91 loài ở 359 địa điểm trên vịnh Mexico. Tất cả chúng đều được phát hiện có hàm lượng dầu thô trong cơ thể.
Thảm họa Deepwater Horizon là sự cố tràn dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: National Geographic.
Thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử Mỹ
Khi thảm họa tràn dầu tại giàn khoan Deepwater Horizon (thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí BP) diễn ra cách đây 10 năm, hàng triệu lít dầu đã tràn ra vịnh Mexico trong vòng gần 3 tháng. Vụ việc trở thành thảm họa tràn dầu lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Sau vụ nổ giàn khoan, các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Florida đã tức tốc thực hiện các chương trình nhằm đánh giá tác động môi trường và thiệt hại đối với các loài sinh vật theo thời gian thực.
Tập đoàn BP sau đó đã cam kết chi 500 triệu USD trong vòng 10 năm để tài trợ các nghiên cứu về tác động môi trường. Chương trình tài trợ này sẽ chấm dứt vào năm nay và các nghiên cứu trong một thập kỷ qua sẽ chuẩn bị được công bố.
Ô nhiễm dầu trong cá được thể hiện qua hàm lượng chất polycyclic aromatic hydrocarbons, thường được gọi là PAHs. Thành phần độc hại này của dầu thô đã được phát hiện trong mật của các loài cá sinh sống ở khu vực. Mật là bộ phận của cá nằm trong gan giúp lưu trữ chất độc và hỗ trợ tiêu hóa.
Sau thảm họa tràn dầu này, các nhà khoa học cũng xác định rằng dầu thô không chỉ nổi trên mặt nước biển như chúng ta thấy bằng mắt thường, mà còn được hấp thụ bởi cả đáy biển.
Trong khi hàm lượng PAHs cao được phát hiện ở cá ngói - loài thường sống trong các hang động dưới đáy biển, mức độ nhiễm độc đã tăng lên theo thời gian thay vì giảm đi.
Cụ thể, các nhà khoa học ghi nhận mức độ ô nhiễm cao trong cơ thể các loài cá mú, cụ thể là cá mú vàng. Nồng độ ô nhiễm dầu trong mô gan và mật của chúng đã tăng hơn 8 lần trong giai đoạn 2011-2017. Nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Nồng độ PAHs cao cũng xuất hiện ở cả những loại cá sống ở tầng nước phía trên.
Tất cả các mẫu cá được xét nghiệm trên vịnh Mexico đều nhiễm độc dầu thô. Ảnh: CNN.
"Chúng tôi khá ngạc nhiên khi trong số những loài bị nhiễm độc nhiều nhất có cả cá ngừ vây vàng bơi nhanh vì chúng không sống dưới đáy các khu vực bị ô nhiễm nặng nhất ở vịnh. Mặc dù nồng độ PAHs trong nước biển có thể thay đổi đáng kể (tùy thuộc vào vị trí), nhưng chúng thường được phát hiện ở những nơi ở dưới vệt dầu. Thế thì nhiễm độc dầu mà chúng tôi tìm thấy ở cá ngừ là từ đâu?", bà Erin Pulster, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ khoa Khoa học Hàng hải của Đại học Nam Florida, chia sẻ.
Những con cá được tìm thấy ở phía bắc vịnh Mexico, nơi xảy ra vụ tràn dầu, có mức độ nhiễm độc cao nhất. Các cơn bão và dòng chảy tiếp tục khuấy động các lớp đáy biển nhiễm độc dầu, khiến các loại cá ở đây bị nhiễm độc nhiều lần. Dầu cũng được phát hiện ở các sinh vật phù du mà khi chết sẽ rơi xuống đáy biển.
Dòng chảy ven biển từ các khu vực đông dân cư như vịnh Tampa cũng góp phần vào các điểm nóng ô nhiễm dầu trên vùng biển lớn hơn thuộc vịnh Mexico.
Tác động sẽ kéo dài hàng thập kỷ
"Đây là nghiên cứu cơ bản đầu tiên thuộc dạng này và thật sốc khi chúng ta chưa thực hiện nghiên cứu nào như thế này trước đây, bất chấp giá trị kinh tế khổng lồ của việc đánh bắt cá và khai thác dầu khí ở vịnh Mexico", ông Steven Murawski, giáo sư sinh học nghề cá tại Đại học Nam Florida, nhận định.
"Sự thật là tất cả những con cá mà chúng tôi xét nghiệm đều có một hàm lượng PAHs nhất định, và không có con vật nào hoàn toàn sạch trong hệ sinh thái này", ông Murauski, người đứng đầu nỗ lực nghiên cứu quốc tế để đánh giá tác động môi trường của thảm họa, cho biết thêm.
Tuy nhiên nghiên cứu này cũng củng cố các đánh giá trước đó kết luận cá được đánh bắt từ vịnh Mexico đủ an toàn để con người có thể tiêu thụ, khi nồng độ chất độc là dưới mức cho phép. Mặc dù vậy, nồng độ PAHs cao có nghĩa là các con vật ngày càng yếu đi, đặc biệt là gan của chúng.
Quần thể các loại cá ở gần nơi xảy ra vụ tràn dầu đã giảm từ 50 cho đến 80% kể từ năm 2010. Khi cá giảm thì các loài săn mồi như mực, cua xanh, cá heo mũi chai, sò, cá hồng và cá tuyết cũng giảm theo.
Số lượng các loại cá heo và cá voi ở vịnh Mexico đã giảm mạnh sau sự cố tràn dầu Deepwater Horizon. Ảnh: New York Times.
Trong nhiều năm sau thảm họa, khoảng 75% ca mang bầu của cá heo sinh sống ở khu vực kết thúc bằng hiện tượng sẩy thai. Trong khi đó quần thể cá voi ở đây cũng giảm 22%, ngoài ra còn có khoảng 800.000 chim biển và 170.000 con rùa biển bị chết, theo thống kê của Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái biển
Những ảnh hưởng của thảm họa Deepwater Horizon có thể còn kéo dài hơn nữa trong tương lai. Các nhà khoa học cũng dựa trên nghiên cứu về các sự cố tràn dầu trước đó và kết luận rằng dầu có thể tồn tại trong trầm tích dưới đáy biển tới 4 thập kỷ sau.
"Các nghiên cứu theo dõi dài hạn như nghiên cứu này rất quan trọng trong việc cảnh báo sớm về sự rò rỉ dầu ra môi trường, và cũng để xác định các tác động đến môi trường trong các sự cố tràn dầu trong tương lai", bà Pulster nói.
Quốc Thăng
Chuyên gia Anh: Không chắc thời tiết ấm lên sẽ khiến dịch COVID-19 kết thúc Một số nhà nghiên cứu tuyên bố virus Corona sẽ bị tiêu diệt khi nhiệt độ tăng cao vào mua hè. Tuy nhiên, các chuyên gia Anh cho rằng nhận định trên là chưa chắc chắn. Chuyên gia Anh cho rằng không chắc thời tiết ấm lên sẽ khiến dịch COVID-19 kết thúc. Ảnh: Getty Images Theo Tạp chí New Scientist (Anh), nhận...