Biến đạn thành camera do thám
Gần đây quân đội Mỹ đã bỏ ra hàng chục triệu đôla vào việc phát triển đội máy bay không người lái chiến thuật để trinh sát nhanh ở cự ly gần, như Puma AE và Black Hornet. Song các công ty Puma AE Black Hornet cũng vừa giới thiệu hệ thống quan sát sử dụng loại đạn 40 mm cải tiến, có giá thành rất thấp để thay thế cho các máy bay không người lái chiến thuật loại nhỏ.
Mang tên Soldier Parachute Aerial Reconnaissance Camera System (SPARCS), những viên đạn trên được bắn từ súng phóng lựu quá phổ biến trong quân đội cũng như cảnh sát Mỹ. Lẽ ra phát nổ thì những viên đạn SPARCS khi bay đến độ cao 150 m rồi bung ra một dù mini kích hoạt một camera quan sát chung quanh và truyền hình ảnh về màn hình hay bất kỳ một thiết bị thu không dây nào.
Camera bảo đảm quan sát một vùng nhất định từ trên xuống dưới, các hình ảnh được tự động ghép lại để bảo đảm một bức tranh hoàn chỉnh từ trên không, cung cấp hình ảnh trong thời gian thực về tình hình trên các mái nhà, đằng sau chiến luỹ hoặc trên các đại lộ có trồng cây 2 bên. Viên đạn – camera chỉ truyền các dữ liệu video chứ không lưu, vì vậy khi rơi vào tay đối thủ cũng trở thành vô dụng. Hơn nữa, bán kính hoạt động của camera chỉ trong vòng 140 m nên khi camera có rơi mà đối thủ xuất hiện thì vẫn ở trong tầm ngắm.
Mặc dù máy bay chiến thuật không người lái cung cấp chất lượng ảnh do thám nét hơn và có thể bay trên không trung lâu hơn, nhưng những viên đạn SPARCS cũng có những ưu thế hiển nhiên, như rẻ hơn rất nhiều lần, dễ vận chuyển và cung cấp thông tin nhanh hơn.
Video đang HOT
Theo Gearmix
Mỹ vẫn do thám quan chức cấp cao Đức
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) vẫn tiếp tục hoạt động do thám các quan chức cấp cao chính phủ Đức mặc cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó ra lệnh cho NSA ngừng nghe lén điện thoại Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ảnh minh họa NSA nghe lén điện thoại Thủ tướng Đức Angela Merkel - Ảnh: Reuters
Cựu nhân viên NSA, Edward Snowden, đã rò rỉ hàng loạt những tài liệu mật cho thấy Mỹ bí mật do thám, nghe lén, theo dõi, thu thập dữ liệu điện thoại, tin nhắn điện thoại và internet khắp thế giới, kể cả các nguyên thủ quốc gia, theo Reuters.
Hồi năm 2013, thông tin Mỹ bí mật do thám ở Đức, nghe lén điện thoại bà Merkel bị rò rỉ trên báo đài làm chấn động dư luận Đức.
Trong động thái được cho là để trấn an dư luận, Tổng thống Obama phát biểu trước Bộ Tư pháp Mỹ ngày 17.1.2014 khẳng định với người dân khắp thế giới rằng tình báo Mỹ không do thám những người dân bình thường vốn không đe dọa nền an ninh quốc gia của Mỹ.
Ông Obama cũng cam kết tình báo Mỹ sẽ không nghe lén, do thám các lãnh đạo quốc gia đồng minh hay có quan hệ mật thiết với Mỹ.
Nhưng mới đây, Reuters ngày 23.2 dẫn lời tờ báo Đức Bild am Sonntag cho rằng NSA vẫn tiếp tục tăng cường hoạt động do thám các quan chức cấp cao chính phủ Đức, bao gồm cả Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere, một quan chức thân cận với bà Merkel.
"Chúng tôi nhận được lệnh là không được bỏ sót bất kỳ thông tin nào vì hiện giờ chúng tôi không thể theo dõi hoạt động thông tin liên lạc của bà Merkel một cách trực tiếp", một nhân viên NSA giấu tên tiết lộ với Bild am Sonntag.
Một người phát ngôn không nêu tên của Bộ Nội vụ Đức cho biết bộ này sẽ không có bình luận gì về "những cáo buộc từ những cá nhân không nêu danh tính".
Đức đang xúc tiến thỏa thuận "không do thám" với Mỹ. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier dự kiến có sẽ chuyến thăm Mỹ vào ngày 27.2 để bàn về thỏa thuận.
Tờ Bild am Sonntag cho hay NSA đang do thám 320 người ở Đức, đa số là các quan chức và các lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo TNO
Quảng cáo qua tin nhắn phải có thông tin về giá cước Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa yêu cầu các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thông tin di động, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) thực hiện niêm yết, cung cấp thông tin giá, cước khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn. Ảnh minh họa Cụ...