Biến chứng teo tinh hoàn sau khi mắc quai bị
Quai bị là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh viêm tinh hoàn làm teo tinh hoàn nam giới. Điều này là vô cùng bất lợi cho sức khỏe sinh sản ở độ tuổi trưởng thành.
Nam thanh niên A 23 tuổi sống ở Hà Nội đã đi đến Bệnh viện Bạch Mai để điều trị bệnh quai bị. Nguyên nhân mắc bệnh là vì bệnh nhân bị lây nhiễm từ một người khác dẫn đến các triệu chứng sốt, sưng đau tuyến mang tai hai bên, từ phải sang trái.
Nhưng sau khi phát bệnh quai bị vài ngày bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau tinh hoàn bên trái. Sau 4 ngày điều trị bệnh quai bị thì sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, tuy nhiên tinh hoàn vẫn đau. Nên bệnh nhân được tiến hành theo dõi tình trạng vì sợ nguy cơ vô sinh xảy ra.
Theo chia sẻ của PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai quai bị là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra có tính chất cấp tính. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp nên bệnh cần được cách ly.
Bệnh thường xuất hiện trong lứa tuổi thanh thiếu niên, người già và trẻ em dưới 2 tuổi nguy cơ mắc bệnh rất thấp. Bệnh có biểu hiện thường thấy như mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, thân nhiệt tăng dần dẫn tới sốt, tuyến mang tai gần tai sưng lên và đau làm cản trở việc nhai và nuốt.
Ảnh: Internet
1. Biến chứng nguy hiểm từ quai bị
Đối với phụ nữ có thai quai bị có thể gây ra tình trạng sinh non, sảy thai. Còn ở nam giới quai bị gây viêm tinh hoàn, nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên thì dẫn đến vô sinh.
2. Viêm tinh hoàn do quai bị dẫn tới teo tinh hoàn
Sưng đau tinh hoàn kèm sốt trở xuất hiện sau khi sưng mang tai từ 5-7 ngày. Trong đó có 70% bệnh nhân sưng một bên, chỉ có 30% sưng đau hai bên tinh hoàn kéo dài trong khoảng 1 tuần thì hết sưng. Nếu tình trạng sưng đau tinh hoàn xảy ra cả hai bên tinh hoàn thì khả năng vô sinh cao hơn là chỉ sưng một bên.
Khi có các biểu hiện đau tinh hoàn sau quai bị bệnh nhân cần lập tức đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Để đánh giá bệnh nhân có bị biến chứng teo tinh hoàn hay không cần quá trình quan sát và theo dõi thời gian dài sau khi phát bệnh. Do đó nguy cơ teo tinh hoàn chỉ xảy ra ở một số trường hợp chứ không phải tất cả người bị viêm tinh hoàn do quai bị đều mắc phải.
Video đang HOT
3. Phòng ngừa và chữa trị bệnh quai bị
Bác sĩ Đỗ Duy Cường cho rằng ngoài việc tiêm vắc xin để phòng ngừa quai bị thì chúng ta cần
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.
- Chủ động mang khẩu trang để phòng tránh các căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Tránh tiếp xúc với người đang mang bệnh.
Khi có những dấu hiệu mắc bệnh quai bị
- Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, đau tinh hoàn.
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi 10 ngày và tránh tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.
- Không tự ý chữa trị bằng bất cứ phương pháp truyền miệng nào.
Tác giả: Huyền Trang
Theo Sức khỏe & Đời sống
Đau tinh hoàn, nam giới không nên xem thường!
Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau và thường cố gắng giả vờ không đau.
Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.
1. Nguyên nhân
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản có hình trứng nằm trong bìu. Khi phái mạnh bị đau tinh hoàn, rất có thể là do các chấn thương nhẹ tác động lên vùng kín. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý các dấu hiệu khác để kịp thời chẩn đoán và chữa trị bệnh.
Đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh như xoắn tinh hoàn hoặc các bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nếu không chữa trị kịp thời, tinh hoàn và bìu sẽ chịu tổn thương rất nghiêm trọng.
Chấn thương hoặc tổn thương vùng kín có thể gây ra các cơn đau, nhưng đau tinh hoàn còn có liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác, bao gồm:
Dây thần kinh vùng bìu bị tổn thương gây ra bởi bệnh thần kinh đái tháo đường;Viêm tụy, viêm tinh hoàn do bệnh nấm chlamydia gây ra;Hoại tử mô do bệnh xoắn tinh hoàn hoặc chấn thương không được điều trị;Tràn dịch tinh mạc gây sưng bìu;Thoát vị bẹn;Viêm dạ dày hoặc viêm tinh hoàn;Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn nằm trong ổ bụng thay vì ở vùng kín);Giãn tĩnh mạch thừng tinh: sự giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa tinh hoàn;Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn có thể là do xoắn tinh hoàn gây ra. Xoắn tinh hoàn xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới độ tuổi từ 10-20 tuổi;Đau tinh hoàn hiếm khi do ung thư tinh hoàn gây ra. Ung thư tinh hoàn thường phát triển khối u ở tinh hoàn nhưng không gây đau đớn
.2. Khi nào bạn nên khám bác sĩ?
Phát hiện có khối u trên bìu;Phát sốt;Da bìu sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũn;Gần đây có tiếp xúc với người bệnh quai bị.Xảy ra bất ngờ hoặc trở nặng;Đau kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa;Vừa bị chấn thương hoặc vùng kín bị sưng tấy sau một giờ đồng hồ.
3. Điều trị đau tinh hoàn
Trước khi chuẩn bị đến bác sĩ, bạn có thể giảm đau tại nhà bằng các biện pháp sau:
Dùng đồ bảo hộ để hỗ trợ vùng kín;Sử dụng nước đá để giảm sưng tấy;Tắm nước ấm;Đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu khi nằm xuống;Sử dụng thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau;Với cơn đau nặng hơn, bạn cần đến bệnh viện khẩn cấp. Bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bụng, háng và bìu để xác định nguyên nhân phát sinh cơn đau và chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại cùng các triệu chứng khác.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:
Siêu âm tinh hoàn;Phân tích nước tiểu;Kiểm tra các chất tiết từ tuyến tiền liệt, đòi hỏi phải khám trực tràng.
Một khi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau, quá trình điều trị có thể bắt đầu. Việc điều trị có thể bao gồm:
Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng;Phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn;Phẫu thuật tinh hoàn ẩn;Dùng thuốc giảm đau theo toa;Phẫu thuật tràn dịch tinh mạc.
4. Biến chứng của đau tinh hoàn
Hầu hết các trường hợp đau tinh hoàn đều có thể điều trị thành công. Những trường hợp nhiễm trùng không được điều trị như nhiễm nấm chlamydia hoặc tinh hoàn xoắn có thể gây tổn thương vĩnh viễn tinh hoàn và bìu, ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh và đời sống tình dục của phái mạnh. Ngoài ra, xoắn tinh hoàn còn gây hoại tử mô dẫn đến nhiễm trùng và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
5. Phòng ngừa đau tinh hoàn
Có một số cách để tránh tổn thương vùng kín bao gồm:
Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao để phòng tránh chấn thương vùng kín;Xây dựng đời sống tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ;Kiểm tra sức khỏe tinh hoàn mỗi tháng một lần để phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn;Khi đi tiểu, cần tiểu dứt điểm hoàn toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.
Hello Bacsi hy vọng mang lại cho các phái mạnh những hiểu biết thêm về hiện tượng đau tinh hoàn để bạn có biện pháp chữa trị kịp thời nhé.
Theo Hellobacsi
Viêm buồng trứng do biến chứng của bệnh quai bị Quai bị là bệnh lành tính do virut gây ra nhưng có thể gây biến chứng như viêm tinh hoàn với nam và viêm buồng trứng với nữ giới, dù với tỉ lệ không nhiều nhưng vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe sinh sản của nữ. Quai bị là gì? Quai bị là bệnh do một loại Paramyxo virut gây...