Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bổ sung vitamin C quá liều
Không rõ từ khi nào, sự thiếu hụt vitamin C được gắn mác gây khô da, dẫn đến tình trạng tự ý mua các viên uống bổ sung. Nhận lời khuyên từ gia đình cho rằng nhiều khả năng đang thiếu vitamin C, N.Q.V. (nam, 25 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) nhanh chóng quyết định mua viên sủi bổ sung chất này tại hiệu thuốc gần nhà để sử dụng.
Trước đó, nam thanh niên xuất hiện tình trạng bong tróc phần da ở lòng bàn chân và ngày càng lan rộng.
Tương tự, N.K.L. (22 tuổi, ngụ Đống Đa, Hà Nội) có biểu hiện khô, nứt nẻ bàn tay đến nay đã gần một tuần. Theo truyền thống gia đình, L. cũng nhanh chóng tìm tới hiệu thuốc trên đường đi làm về để tìm mua vitamin C bổ sung.
“Trước giờ tôi được nghe bố mẹ và những người xung quanh nói khá nhiều về việc bị khô da là thiếu vitamin C. Mỗi lần như vậy, họ đều tìm mua vitamin C để bổ sung, không chỉ tôi, mà còn cả nhà uống. Không rõ có chữa được hay không nhưng dù sao cũng không mất gì, thêm vitamin thì tốt thôi”, L. chia sẻ.
Các loại viên uống bổ sung vitamin C được mua và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi. Ảnh minh họa: everydayhealth.
Qua lời kể của V. và L., dễ thấy một quan điểm rất phổ biến của người dân hiện nay là vitamin C có thể ảnh hưởng trực tiếp tới da, thậm chí bổ trợ sức đề kháng cho cơ thể. Loại vitamin này được cho là mát, lành và nghiễm nhiên trở thành một dạng thuốc bổ.
Thiếu hay thừa?
Trao đổi với Zing, tiến sĩ, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm Lâm sàng, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), khẳng định việc người bệnh quy tất cả triệu chứng bong da tay, chân, khô da,… vào tình trạng thiếu vitamin C là không chính xác.
Theo vị chuyên gia, ở người bệnh thực sự thiếu vitamin C, các triệu chứng sẽ xảy ra ở toàn thân như khô da, bong vảy, thậm chí ở mức độ nặng là xuất huyết, tổn thương răng, tóc, thiếu máu,… thay vì chỉ ở bàn tay, bàn chân.
Để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin C, các bác sĩ sẽ phải thăm khám dựa vừa những biểu hiện nói trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể phải làm xét nghiệm, chụp chiếu để đánh giá có thật sự thiếu hay không.
Video đang HOT
Theo Healthline, việc bổ sung đủ vitamin C có vai trò rất quan trọng trong duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời góp phần chữa lành vết thương, giữ cho xương chắc khỏe, tăng cường chức năng não.
Tuy nhiên, cũng bởi những lợi ích này, nhiều người đã sử dụng thêm vitamin thông qua dạng viên uống, viên sủi. Đây là hành động rất nguy hiểm bởi những sản phẩm này thường chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Việc nạp thừa vitamin C có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Cụ thể, bác sĩ Minh cho hay việc uống vitamin C bổ sung kéo dài nhưng không có chỉ định có thể đặt người bệnh vào nhiều nguy cơ. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng sỏi thận. Đây là biến chứng thường gặp do tự ý uống vitamin C liều cao kéo dài.
“Trường hợp thứ 2 khi nạp thừa vitamin C là các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Quá nhiều axit trong ruột gây nôn, buồn nôn, tiêu chảy”, vị chuyên gia cảnh báo.
Do đó, bà cho rằng người dân nếu có nhu cầu hoặc gặp vấn đề buộc phải sử dụng vitamin C bổ sung từ dạng viên uống cần tham vấn ý kiến chuyên môn của các bác sĩ.
Cân nhắc số lượng và con đường bổ sung
Trong một số trường hợp có mong muốn bổ sung vitamin C để hạn chế nguy cơ lão hóa da, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh nhận định điều quan trọng nhất là phân định rõ ràng sự khác biệt giữa nạp vitamin C từ hoa quả, thực phẩm và các dạng viên uống.
Việc bổ sung vitamiin C từ trái cây, thực phẩm được đánh giá có hiệu quả cao và an toàn hơn. Ảnh minh họa: engin_akyurt.
“Vitamin C có đặc điểm là chúng được dung nạp tốt nhất khi chúng ta ăn các loại hoa quả có múi, thực phẩm chứa nhiều chất này như ổi, cam, quýt, bưởi,… Với cách bổ sung này, nếu ăn đủ, những trường hợp thực sự thiếu vitamin C sẽ hết các triệu chứng toàn thân sau khoảng 2 tuần”, vị chuyên gia cho hay.
Ngoài ra, thông qua bổ sung vitamin C từ hoa quả, thực phẩm, vi chất này cũng không gây ra các tác dụng phụ do thừa vitamin C như các dạng viên uống ở hiệu thuốc.
“Nguyên nhân là bản chất vitamin C tự nhiên và vitamin C ở viên uống khác nhau”, bác sĩ Minh nhấn mạnh.
Thông tin từ Healthline cũng cho rằng nguy cơ quá liều vitamin C sẽ cao hơn khi chúng ta bổ sung qua viên uống. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những người tiềm ẩn yếu tố thừa sắt hay sỏi thận.
Theo nghiên cứu đăng tải trên trang thông tin y khoa PubMed, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), tất cả tác dụng phụ của vitamin C thường xảy ra ở những trường hợp dùng trên 2.000 mg.
Từ đây, trong trường hợp không thể bổ sung từ hoa quả và buộc phải sử dụng viên uống vitamin C, một nghiên cứu khác khuyến cáo người dân lựa chọn sản phẩm chứa không quá 100% nhu cầu. Cụ thể, con số này ở nam giới là 90 mg/ngày và nữ giới là 75 mg/ngày,ngày.
Trong khi đó, bác sĩ Vũ Minh Nguyệt nhấn mạnh người dân chỉ nên dùng viên uống bổ sung vitamin C khi có chỉ định và hướng dẫn từ nhân viên y tế.
Hai biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Đang có con điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Ngô Thu Quỳnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, con chị (10,5 tháng tuổi) sốt trên 38 độ, biếng ăn, đau họng, chảy nước dãi...
Trước đó, bé chơi cùng 1 trẻ nhỏ khác (7 tháng tuổi). Em bé này bị sốt, gia đình đưa đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng. Vì vậy khi con mình xuất hiện triệu chứng sốt tương tự, chị Quỳnh cũng nghĩ đến khả năng con lây bệnh và đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám. Tại đây, bé cũng được kết luận mắc tay chân miệng. Như nhiều trẻ khác mắc bệnh truyền nhiễm này, bệnh nhi hơn 10 tháng tuổi bị nổi ban ở bàn chân, đầu gối...
Cùng có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc tay chân miệng là chị Hoàng Thị Thanh Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội).
Khi con gái (3 tuổi) sốt, kém ăn chị Thủy cho rằng con bị nhiệt miệng. Chỉ đến khi đầu gối bé có xuất hiện những nốt đỏ, chị mới nghĩ đến khả năng con mắc bệnh tay chân miệng và đưa bé đi khám. "Tôi nhắn tin cho cô giáo của con để báo thì được biết ở lớp con cũng có 2 bạn khác mắc tay chân miệng. Hầu hết các mẹ đều nghĩ con bị nhiệt miệng", người mẹ này chia sẻ.
TS.BS Nam thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng.
TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, từ tháng 3 đến nay, bệnh tay chân miệng bắt đầu rải rác xuất hiện. Hiện tại, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận điều trị 9 bệnh nhân.
Những năm trước, khi trẻ đi học bình thường, tỉ lệ mắc tay chân miệng rất cao, đặc biệt là trẻ mẫu giáo do trẻ tiếp xúc, lây bệnh từ nhau. Hiện nay, COVID-19 đã giảm, trẻ quay trở lại trường, các bệnh truyền nhiễm tiếp tục tăng lên, trong đó có tay chân miệng.
TS.BS Nam khuyến cáo, phụ huynh phải theo dõi các triệu chứng của trẻ, đó là trẻ có sốt, giật mình, nổi ban ở tay, chân, miệng hay không. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần xem tiền sử ở trong lớp học của con có bạn mắc bệnh này hay không.
Bác sĩ khuyến cáo, vệ sinh thường xuyên cho trẻ là điều quan trọng để giảm khả năng lây nhiễm.
Đường truyền nhiễm của bệnh này qua nước bọt, sinh hoạt ăn chung, uống chung.... Ngoài lây nhiễm qua tiếp xúc tay, bệnh còn lây khi tiếp xúc vào nốt bỏng nước khi tiếp xúc bệnh nhân. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên những trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng thường gặp nhất, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Chủ yếu chúng ta chỉ phòng tránh bằng biện pháp không đặc hiệu là vệ sinh tay, rửa tay bằng xà phòng, tuân thủ 6 bước của Bộ Y tế...để giảm nguy cơ mắc tay chân miệng.
Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh cho trẻ ăn uống bình thường, đầy đủ dinh dưỡng, chú ý vệ sinh cơ thể, ăn chín uống sôi. Khi vệ sinh cho trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Bố mẹ không kiêng tắm, gội cho trẻ và cũng không cần kiêng khem thực phẩm nào.
Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu trẻ sốt cao liên tục, lờ đờ, giật mình, run tay chân... Lúc này, cần cho trẻ vào bệnh viện chuyên khoa ngay để được xử lý kịp thời tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm. "Biến chứng nặng của tay chân miệng là viêm não và viêm cơ tim. Đây là 2 biến chứng hay gặp, khiến trẻ có thể tử vong hoặc để lại di chứng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời", BS.TS Nam nói.
Trong trường hợp không gặp biến chứng, hầu như các trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.
Bình thường tay chân miệng không có triệu chứng nặng chỉ có triệu chứng nổi ban bàn tay, bàn chân và sốt. Khi trẻ có biểu hiện nổi ban tay, chân, miệng, sốt cao cần đưa trẻ đến viện để khám. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh, độ 1 có thể ở nhà điều trị nhưng độ 2 phải điều trị tại viện để theo dõi.
Cũng theo TS.BS Đào Hữu Nam, việc phân biệt tay chân miệng với các bệnh khác như COVID-19 và sốt xuất huyết khá rõ ràng. Trẻ mắc tay chân miệng sẽ có nổi ban lòng bàn tay, chân và miệng. Trong khi đó, trẻ mắc sốt xuất huyết có triệu chứng phổ biến là nổi ban ở người, sốt liên tục.
5 biểu hiện trên da cảnh báo bệnh tim mạch, cần đi khám sớm để tránh biến chứng Nếu thấy da có ít nhất 1 trong 5 dấu hiệu này, đừng ngần ngại đi khám sức khỏe tim mạch ngay lập tức để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, và là bộ phận duy nhất có thể nhìn thấy từ bên ngoài, làn da đánh giá là "cửa sổ" cho thấy sức...