Biến chủng nCoV mới đẩy châu Âu vào thảm cảnh
Tháng 12/2020, chính phủ Bồ Đào Nha dỡ hạn chế để người dân được tụ tập dịp Giáng sinh, mà không hay một biến chủng nCoV mới đang rình rập.
Ngay sau kỳ nghỉ lễ, tình hình đại dịch ở Bổ Đào Nha nhanh chóng vuột khỏi kiểm soát. Ngày 6/1, lần đầu tiên số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày tại nước này vượt 10.000 ca. Đến giữa tháng, do mỗi ngày lại xuất hiện những kỷ lục mới về số người nhiễm và tử vong, chính phủ đã ban lệnh phong tỏa ít nhất một tháng. Một tuần sau, toàn bộ trường học phải đóng cửa.
Tuy nhiên, những động thái này dường như vẫn chưa đủ và được tiến hành quá muộn màng. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Bồ Đào Nha đã đứng đầu thế giới trong gần một tuần về số ca nhiễm và tử vong hàng ngày trên 100.000 dân. Giờ đây, phía bên ngoài các bệnh biện đã quá tải của đất nước, những hàng xe cứu thương kéo dài phải chờ hàng giờ để đưa bệnh nhân Covid-19 nhập viện.
Hơn 10 xe cứu thương chở bệnh nhân Covid-19 xếp hàng bên ngoài bệnh viện Santa Maria ở Lisbon, Bồ Đào Nha, hôm 22/1. Ảnh: AP .
Bi kịch tại Bồ Đào Nha được cho là minh chứng điển hình về mối nguy hiểm khi gỡ bỏ các biện pháp phòng chống Covid-19 giữa lúc một biến chủng nCoV mới, lây lan nhanh hơn, đang âm thầm len lỏi trong xã hội.
Các chuyên gia y tế cho biết tình hình đại dịch trên khắp châu Âu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, do biến chủng nCoV được phát hiện lần đầu tiên ở miền đông nam nước Anh hồi năm ngoái. Mối đe dọa này đã thúc đẩy các chính phủ ban hành những lệnh phong tỏa và giới nghiêm chặt chẽ mới.
Video đang HOT
Viggo Andreasen, trợ lý giáo sư về dịch tễ học tại Đại học Roskilde, Đan Mạch, nhận định biến chủng nCoV mới là yếu tố khiến tình thế thay đổi. “Bề ngoài, mọi thứ có thể trông khá ổn, nhưng biến thể mới đang rình rập đằng sau đó. Mọi người trong ngành đều biết rằng một bài toán mới đang ập đến”, ông cho hay.
Ngay cả Đan Mạch, đất nước tương đối thành công trong việc kiềm chế sớm Covid-19, cũng đang bị chủng virus mới đe dọa. Thủ tướng Mette Frederiksen gọi công tác tiêm phòng cho người dân và kiềm chế biến chủng mới là “cuộc chạy đua với thời gian”, bởi virus vốn đã lây lan quá rộng.
Viện Quốc gia về Môi trường vả Y tế Cộng đồng Hà Lan tuần trước báo cáo số ca nhiễm chủng nCoV mới gia tăng, đồng thời cảnh báo số trường hợp tử vong và nhập viện cũng sẽ cao hơn. “Về cơ bản có hai dịch bệnh Covid-19 riêng biệt, một cái liên quan đến chủng cũ, với số ca nhiễm đang giảm, và sự bùng phát còn lại là do chủng mới, với số ca nhiễm đang gia tăng”, cơ quan giải thích.
Hà Lan đã trải qua đợt phong tỏa đầy chật vật kéo dài 5 tuần từ hồi giữa tháng 12 năm ngoái khi số ca nhiễm tăng đột biến. Trường học và các doanh nghiệp không thiết yếu đều bị đóng cửa. Thủ tướng Mark Rutte hôm 12/1 quyết định kéo dài lệnh phong tỏa thêm 3 tuần bởi lo ngại biến chủng virus mới.
Tuần trước, chính phủ Hà Lan thậm chí mạnh tay hơn khi ban lệnh giới nghiêm từ 21h đến 4h30 hôm sau, đồng thời giới hạn số lượng khách đến thăm các gia đình xuống một người mỗi ngày. Những người vi phạm giới nghiêm sẽ phải nộp phạt 95 euro (115 USD).
Những quy định khắt khe khiến nhiều thành phố của Hà Lan rơi vào cảnh bạo loạn, khi đám đông biểu tình đập phá, xông vào các tòa nhà để phản đối, buộc cảnh sát phải dùng vòi rồng, hơi cay để trấn áp và bắt hàng trăm người. Các sĩ quan gọi đây là “vụ bạo loạn tồi tệ nhất trong 40 năm qua”.
Các quốc gia châu Âu khác cũng tăng cường biện pháp hạn chế nhằm đối phó biến chủng nCoV mới. Bỉ đã cấm tất cả hoạt động di chuyển không thiết yếu cho đến tháng 3. Pháp cũng có nguy cơ phải phong tỏa lần thứ ba nếu lệnh giới nghiêm kéo dài 12 giờ mỗi ngày hiện nay không kiềm chế được đại dịch.
Tại Bồ Đào Nha, Ricardo Mexia, lãnh đạo Hiệp hội Bác sĩ Y tế Cộng đồng Quốc gia, cho biết trước khi nới lỏng các biện pháp hạn chế vào Giáng sinh, chính phủ lẽ ra phải củng cố sự chuẩn bị cho tình huống vào tháng 1, nhưng họ đã không làm vậy. “Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ phản ứng không kịp thời, mà còn không chủ động”, Mexia nêu ý kiến, nói thêm rằng giới chức cần kiên quyết hơn.
Theo báo cáo ngày 3/1 của Viện Y tế Quốc gia Ricardo Jorge, cơ quan giám sát Covid-19 tại Bồ Đào Nha, 16 trường hợp nhiễm biến chủng nCoV mới đã được phát hiện trên lãnh thổ lục địa, trong đó 10 người là hành khách tại sân bay Lisbon. Báo cáo không nêu chi tiết họ đến từ đâu.
Ba ngày sau, chính quyền vội vã siết chặt các biện pháp hạn chế, nhưng vẫn không ngăn được số ca nhiễm và tử vong mới chồng chất. Giới chuyên gia cho rằng chủng virus mới đã xuất hiện ở Bồ Đào Nha từ đầu tháng 12/2020, đồng thời cảnh báo tỷ lệ nhiễm chủng này có thể lên tới 60% vào đầu tháng 2.
Tuy nhiên, đến tận ngày 23/1, chính phủ Bồ Đào Nha mới yêu cầu ngừng các chuyến bay đến và đi từ Anh. Họ cũng đổ lỗi cho biến chủng mới khiến tình hình trở nên tồi tệ.
Michael Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hồi đầu tháng cho biết họ đang đánh giá tác động của các biến chủng nCoV mới, nhưng cảnh báo chúng đang bị lợi dụng như “con dê tế thần”.
“Thật quá dễ dàng để đổ lỗi cho biến chủng và nói rằng virus đã gây ra tất cả. Nhưng không may, vấn đề cũng là do chúng ta đã không hành động”, Ryan nói.
Dịch COVID-19 bùng phát, Bồ Đào Nha đóng cửa trường học
Ngày 21/1, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã chỉ thị các trường học và trường đại học sẽ phải đóng cửa trong ít nhất 15 ngày trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang phải chật vật đối phó với đợt bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: THX/TTXVN
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Costa nêu rõ: "Bất chấp những nỗ lực phi thường của các trường học trước sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (được phát hiện tại Anh), chúng ta phải đề phòng và ngừng mọi hoạt động của trường học trong 15 ngày tới".
Cuối tuần trước, Chính phủ Bồ Đào Nha đã ban bố lệnh phong tỏa trên toàn quốc trong 2 tuần nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh. Ngày 18/1, Thủ tướng Antonio Costa đã thông báo siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch, theo đó chính phủ sẽ cấm người dân di chuyển giữa các thành phố vào các ngày cuối tuần và cấm mọi hoạt động kinh doanh, trừ bán các mặt hàng thực phẩm.
Lực lượng an ninh sẽ tăng cường giám sát các tuyến đường công cộng, đặc biệt phạm vi gần trường học, nhằm ngăn chặn việc tụ tập đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng. Bên cạnh đó, những người lao động sẽ chỉ được phép lưu thông trên đường phố khi có giấy chứng nhận của công ty. Trong 48 giờ tiếp theo, các công ty cung cấp dịch vụ với hơn 250 nhân viên phải gửi danh sách tất cả những người được xem là tuyệt đối cần thiết phải làm việc trực tiếp tại công ty.
Thủ tướng Costa cũng thông báo cấm mọi người sử dụng ghế đá công viên, trang thiết bị thể thao tại nơi công cộng cũng như yêu cầu các thị trưởng hạn chế người dân đến những nơi tập trung đông người. Tất cả các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa lúc 20h vào các ngày làm việc và 13h vào cuối tuần, trừ các cửa hàng bán lẻ thực phẩm có thể đóng cửa lúc 17h vào cuối tuần.
Trái ngược với Bồ Đào Nha, Slovenia cùng ngày thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch đối với phần lớn đất nước, trong đó có việc mở cửa trở lại một số trạm trượt tuyết, do tỷ lệ mắc COVID-19 đang có xu hướng giảm.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Jernej Vrtovec cho biết kể từ ngày 23/1, các trạm trượt tuyết tại 9 trong tổng số 12 khu vực của Slovenia sẽ được phép vận hành thang máy và cabin, nhưng chỉ dành cho những khách hàng có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 được thực hiện trong 24 giờ trước đó. Ông cũng nhấn mạnh các xét nghiệm "vẫn là điều cần thiết nếu chúng ta muốn duy trì xu hướng tích cực hiện nay".
Cũng theo ông Vrtovec, từ ngày 26/1, tại 9 khu vực có tình hình dịch bệnh cải thiện, các trường mẫu giáo và trường học dành cho khối lớp 1 đến lớp 3 sẽ mở cửa trở lại. Trước đó, học sinh đã không được đến trường học tập sau khi chính phủ hồi cuối tháng 10 áp đặt các biện pháp hạn chế sâu rộng, bao gồm cả lệnh giới nghiêm, để chống dịch. Trong khi đó, tại 3 khu vực có tình hình dịch bệnh chưa được cải thiện gồm Goriska, Posavska và Jugovzhodna, các trường học sẽ tiếp tục duy trì hình thức giảng dạy trực tuyến, trong khi các thư viện và bảo tàng chưa được phép mở cửa trở lại.
Mặc dù các biện pháp hạn chế chống dịch đã có hiệu lực trong gần 3 tháng qua, song Slovenia mới chỉ kiểm soát tương đối dịch bệnh trong những ngày gần đây khi số ca mắc mới giảm. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát hồi tháng 3 năm ngoái, đất nước châu Âu với 2 triệu dân này đã ghi nhận hơn 150.000 ca mắc, trong đó có 3.284 ca tử vong.
Bồ Đào Nha đề cao mục tiêu phục hồi kinh tế trong nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU Ngày 5/1, Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, đánh dấu sự khởi đầu của nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) của Bồ Đào Nha. Đây là nhiệm kỳ chủ tịch Hội đồng EU lần thứ tư của Bồ Đào...