Biến chứng khó lường của sỏi niệu quản
Những cơn đau âm ỉ đến đau quặn thận, đau dữ dội, thậm chí đi tiểu ra máu, ra mủ,… đó là những triệu chứng của bệnh sỏi niệu quản gây ra. Sỏi niệu quản là bệnh lý không thể chủ quan bởi những hệ lụy đến sức khỏe.
Ca bệnh điển hình
Bệnh nhân nam (63 tuổi trú tại Lộc Bình, Lạng Sơn), theo lời kể, trong thời gian dài, bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, tiểu ít nhưng không đi khám. Đến khi có các dấu hiệu đau nặng, mệt mỏi, người nhà mới đưa đến bệnh viện.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị ứ nước thận 2 bên do sỏi thận, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn. Bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật tán sỏi nội soi, nong niệu quản hẹp 2 bên, đặt dẫn lưu.
Tuy nhiên, do 2 thận bị ứ nước trong thời gian dài nên chức năng thận đã suy giảm, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo, lọc máu suốt đời.
Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu, là bệnh rất hay gặp. Sỏi niệu quản chiếm 28% tỷ lệ bệnh lý sỏi tiết niệu. Sỏi niệu quản thường do sỏi di chuyển từ thận rơi xuống. Đây là bệnh lý gây ra các biến chứng nguy hiểm do bít tắc đường lưu thông của nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
Niệu quản là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý là những điểm thường gây cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa và sỏi niệu quản 1/3 dưới. Việc chia nhỏ theo vị trí sỏi được áp dụng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Video đang HOT
Sỏi niệu quản là bệnh lý không thể chủ quan bởi nhiều hệ lụy đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị sỏi niệu quản, bệnh nhân đau âm ỉ vùng hố thắt lưng, đau vùng lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản. Triệu chứng này gặp trong trường hợp sỏi nhỏ.
Đau quặn thận: Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện đau đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục. Thời gian đau có thể kéo dài theo hàng phút, hàng giờ, có thể thuyên giảm các cơn đau khi dùng thuốc giảm đau.
Tiểu buốt, tiểu đau hoặc khó chịu mỗi lần đi tiểu. Tiểu rắt tăng tần suất một cách rõ rệt, nước tiểu ít, cảm giác mót tiểu ngay cả khi vừa mới đi xong.
Nước tiểu có màu sắc bất thường như màu hồng, màu đỏ, nâu sẫm,… do viên sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc gây chảy máu.
Đi tiểu đục, ra mủ trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kèm các biểu hiện khác như: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa,… Đi tiểu ra sỏi ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán.
Những biến chứng có thể gặp của sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản có thể tiến triển nếu không được điều trị sớm gây ra các biến chứng như ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận: Do sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây tình trạng ứ nước tại thận, giãn đài bể thận, làm ảnh hưởng tới chức năng thận.
Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi viên sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu với biểu hiện sốt cao, người lạnh rét run, hố thắt lưng căng đau. Một vài trường hợp nặng còn gây nhiễm khuẩn huyết.
Suy thận cấp: Sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.
Suy thận mạn: Tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài sẽ gây suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi.
Phòng ngừa sỏi niệu quản
Mỗi người cần uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày, bổ sung đủ chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi. Quan trọng, mỗi người cần cân đối 2 nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat, nên kết hợp trong cùng một bữa ăn, tránh ăn quá nhiều oxalat một lúc để đảm bảo đủ dưỡng chất cho vào cơ thể và không làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
Trong bữa ăn của mọi người, cần giảm lượng muối, không ăn quá 2,3gram muối/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê), tránh các thực phẩm chứa trên 20% natri; Giảm đạm động vật từ các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật;
Hạn chế sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối; Tránh lạm dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá; Không ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên tập luyện thể dục, kiểm soát tốt cân nặng. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Chủ quan đau thắt lưng không đi khám, người đàn ông phải chạy thận suốt phần đời còn lại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam (63 tuổi trú tại Lộc Bình, Lạng Sơn) với chẩn đoán sỏi thận, suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo.
Trước đó, bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, tiểu ít trong thời gian dài nhưng không đi khám. Đến khi có các dấu hiệu đau nặng, mệt mỏi, người nhà mới đưa đến bệnh viện.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị ứ nước thận 2 bên do sỏi thận, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn. Bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật tán sỏi nội soi, nong niệu quản hẹp hai bên, đặt dẫn lưu.
Tuy nhiên, do 2 thận bị ứ nước trong thời gian dài nên chức năng thận đã suy giảm, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo, lọc máu suốt đời.
Theo bác sĩ Phan Chí Dũng, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành sỏi đường tiết niệu như: dị dạng đường tiết niệu; nhiễm trùng tiết niệu; uống ít nước; chế độ ăn uống không khoa học, khẩu phần ăn có quá nhiều oxalate, canxi; yếu tố di truyền...
Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; viêm quanh thận xơ hóa; suy thận...
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận là những cơn đau âm ỉ vùng hố thắt lưng hoặc hai bên hông, đôi khi có thể có những cơn đau nhói, quặn thắt, bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, sốt, mệt mỏi...
Khi có những dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên tự điều trị, không tự uống thuốc nam, mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị phù hợp. Đặc biệt, người dân chú ý đi khám sức khỏe định kỳ và nên khám cả chuyên khoa thận - tiết niệu để phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh sỏi thận, tránh các biến chứng của bệnh.
Để phòng bệnh sỏi thận và tránh bệnh tái phát, cần uống đủ nước hằng ngày (trên 2 lít/ngày), tăng cường vận động, tập thể dục để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng; nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi; nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Cần hạn chế thực phẩm giàu protein (dưới 200g protein/ngày), thực phẩm giàu oxalate (như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành); xây dựng chế độ ăn ít muối và tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm...
Những người phải vào viện lúc nửa đêm để tìm sự sống Chẳng mấy ngạc nhiên khi họ nhớ tên nhau và nói chuyện rất thân mật, vì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp mặt. Bắt đầu từ 6 giờ tối, khu vực khám bệnh ở Bệnh viện quận 11 vốn đông đúc vào ban ngày trở nên vắng lặng, nhưng trước phòng điều trị của khoa Nội thận - Thận nhân...