BIDV, Vietinbank có thể gặp khó, nhưng Vietcombank sẽ hưởng lợi nhiều từ Thông tư 22?
Khác với BIDV và Vietinbank, Vietcombank dường như được nhiều lợi thế khi Thông tư 22 được áp dụng…
Vietcombank được nhiều từ Thông tư 22. Ảnh: Vietcombank.
Ngày 15/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 22 thay đổi quy định giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng (LDR). Trong đó, NHNN có động thái siết chặt hơn cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nhà nước và nới lỏng cho các NHTM tư nhân.
Thông tư này đã tác động đến tăng trưởng tín dụng của nhiều Ngân hàng lớn. Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định nhóm NHTM Nhà nước, đặc biệt là 2 Ngân hàng chưa đạt chuẩn Basel II là BIDV và Vietinbank sẽ chịu tác động tiêu cực từ thông tư trên. Tính toán tỷ lệ LDR theo thông tư 36 cho thấy LDR của 2 Ngân hàng này đang ở mức 84% và 85,5% trong quý I/2019. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng NIM* của hai Ngân hàng này. Bên cạnh đó, KBSV đánh giá việc 2 Ngân hàng này chưa đạt chuẩn Basel II sẽ khiến cho dư địa mở rộng tín dụng trong 2020 sẽ không còn nhiều.
Ngược lại với hai Ngân hàng trên, Vietcombank “được nhiều hơn” khi Thông tư 22 được áp dụng. Theo tính toán của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tỷ lệ LDR của Vietcombank hiện ở mức 72%, thấp hơn nhiều so với mức trần 85% được quy định trong Thông tư 22. Do đó, Vietcombank có rất nhiều room tăng LDR trong các năm tới để cải thiện NIM.
Ngoài ra, BVSC đánh giá, NIM của Vietcombank tiếp tục được mở rộng nhờ tài sản sinh lời cao chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng LDR.
Video đang HOT
Lãi suất cho vay giảm được bù đắp bởi gia tăng tỷ trọng cho vay cá nhân
Tính đến hết quý III/2019, dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt hơn 715.000 tỷ đồng, trong đó tập trung ở khối khách hàng cá nhân. BVSC nhận định cho vay mua nhà vẫn là động lực tăng trưởng chính của cho vay cá nhân, chiếm khoảng 55% phân khúc. BVSC dự báo cho vay cá nhân tiếp tục tăng trưởng 23% CAGR giai đoạn 2020-2022.
Nguồn: BVSC.
Tỷ trọng cho vay cá nhân (không tính SME) sẽ chiếm khoảng 65% tổng dư nợ vào 2025. BVSC dự báo tỷ trọng danh mục cho vay khách hàng/tổng tài sản sẽ tăng từ mức 60% hiện nay lên khoảng 66% vào 2025.
Bên cạnh Thông tư 22, quy định về tỷ lệ LDR, mặt bằng lãi suất huy động có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi NHNN ban hành quyết định về việc hạ trần lãi suất huy động cho các kì hạn ngắn hạn. Theo đó, Vietcombank cũng giảm 0,2% đối với một số kì hạn ngắn dưới 12 tháng và giữ nguyên lãi suất ở các kì hạn dài hơn. BVSC ước tính lãi suất huy động bình quân của Vietcombank sẽ giảm nhẹ 0,05% do khách hàng sẽ chuyển sang gửi tiền ở các kì hạn dài hơn để hưởng mức lãi suất tốt hơn.
Với cơ cấu cho vay của Vietcombank đang dịch chuyển dần sang khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng chậm lại, BVSC cho rằng cơ cấu huy động cũng sẽ có sự dịch chuyển dần sang phân khúc cá nhân, khiến cho lãi suất bình quân tiền gửi khách hàng tăng nhẹ dần lên trong các năm tới. Điểm tích cực là LDR của Vietcombank thấp hơn nhiều so với mức trần 85% quy định trong Thông tư 22 nên Vietcombank ít có áp lực phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh.
Như vậy, theo đánh giá của BVSC, NIM của Vietcombank trong tương lai tiếp tục mở rộng nhờ tăng LDR, lãi suất cho vay giảm được bù đắp một phần bởi tỷ trọng gia tăng của cho vay cá nhân.
(*) Hệ số NIM (Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.
Theo Nhipcaudautu.vn
Gian nan chuyện tăng vốn cho 4 "ông lớn" ngân hàng
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) đạt 139 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng cho 4 "ông lớn" này đang bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Vì thế, tăng vốn cho 4 ngân hàng này vẫn là vấn đề cấp bách chưa được giải quyết rõ ràng.
BIDV đã phát hành nhiều đợt trái phiếu để tăng vốn . Ảnh: ST.
Tăng trưởng bị hạn chế
Theo NHNN, các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Đến cuối tháng 8/2019, năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm. Tính đến cuối tháng 8/2019, vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 591,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2018 và tăng 15,5% so với cuối năm 2017. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đạt 856,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3% so với cuối năm 2018 và 29,7% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 11,9%. Trong đó, vốn điều lệ của các ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV đạt 139 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2018; tổng tài sản đạt 5.081 nghìn tỷ đồng, tăng 5,29% so với cuối năm 2018, chiếm 43,01% toàn hệ thống; cho vay thị trường 1 đạt 3.652 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,9% toàn hệ thống.
Tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các NHTM Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đã yêu cầu: Đến năm 2020, các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II.
Tuy nhiên, theo NHNN, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ của NHTM Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của các ngân hàng này trên thị trường tài chính tiền tệ thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các NHTM Nhà nước là khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II trong khi nguồn lực Nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các ngân hàng này cũng hết sức hạn chế. Vì thế, việc mở rộng tín dụng của các NHTM bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ của các ngân hàng này chậm tăng trưởng, đặc biệt là đối với Agribank và Vietinbank. Theo đó, tại VietinBank, từ năm 2014 tới nay, VietinBank không được bổ sung thêm vốn điều lệ nên hiện là ngân hàng có tiến độ tăng vốn điều lệ chậm nhất trong số các NHTM Nhà nước. Năm 2018, VietinBank chỉ tăng trưởng tín dụng được 6% (mức tăng trưởng thấp nhất đối với VietinBank trong hơn 10 năm trở lại đây). Từ đầu năm 2019 tới nay, thậm chí VietinBank không thể tăng trưởng tín dụng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng và nguồn thu ngân sách nhà nước.
NHNN cho hay, để tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM Nhà nước, NHNN đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính xử lý vấn đề tăng vốn cho các NHTM Nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng tự tìm cách
Để giải cơn khát vốn, năm 2019, 4 NHTM Nhà nước này đều tìm cách tự tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. BIDV vừa thông báo sẽ huy động vốn trái phiếu dài hạn với giá trị 9.500 tỷ đồng trong quý IV/2019 đều thông qua hình thức phát hành ra công chúng. Như vậy, tính đến 30/9/2019, BIDV đã phát hành 25.910 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu, trong đó giá trị trái phiếu tăng vốn là 18.359 tỷ đồng. Ngân hàng này cũng đã mua lại 7.000 tỷ đồng trái phiếu năm 2014 và 2.300 tỷ đồng trái phiếu năm 2018 theo điều khoản trái phiếu đã ban hành. Trước đó, BIDV cũng cho biết sẽ phát hành riêng lẻ cho đối tác KEB Hana Bank (Hàn Quốc) 603 triệu cổ phần, với tổng giá trị hơn 20.200 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV. Như vậy, hoạt động này của BIDV không những giúp bổ sung vốn hoạt động và tăng vốn tự có mà còn mở thêm khả năng huy động vốn cấp 2.
Ngoài ra, tương tự như cách làm của BIDV, VietinBank cũng công bố chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong quý III, nâng tổng giá trị lũy kế lên 5.650 tỷ đồng. NHNN cho phép VietinBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất tự quyết, trong bối cảnh nhu cầu tăng vốn cấp thiết nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn theo chuẩn Basel II. Ngân hàng Agribank cũng phát hành 5 triệu trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị lên tới 5.000 tỷ đồng. Agribank cho biết việc này nhằm tăng trưởng thêm nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay nền kinh tế và tăng vốn cấp 2 đảm bảo các tỉ lệ an toàn và gia tăng cơ hội đầu tư hấp dẫn, hiệu quả đối với khách hàng...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để giải quyết triệt để nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng thì điều cần thiết không phải là sử dụng ngân sách mà phải tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư, giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Chuyên gia tài chính ngân hàng Võ Đình Trí cho rằng, muốn tăng quy mô vốn của các NHTM Nhà nước thì phải cổ phần hóa mạnh hơn, tăng room cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định, nguồn vốn từ nhân dân và các nhà đầu tư trong nước còn rất nhiều, nên có thể tăng sự hấp dẫn của các ngân hàng để huy động nguồn lực, trong khi nếu dùng ngân sách sẽ tạo thành "gánh nặng" cho Nhà nước, giảm bớt chi thường xuyên cho an sinh xã hội.
Hương Dịu
Theo Haiquanonline.com.vn
BIDV sắp phải chi 4.760 tỷ đồng trả cổ tức năm 2017 và 2018 Tỷ lệ chi trả là 7% cho mỗi năm, chốt danh sách vào ngày 8/11/2019. Ngày 25/10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc công bố thông tin BIDV chi trả cổ tức năm 2017, 2018. Cụ thể, căn cứ...