BIDV và Agribank chật vật xử lý ‘vận đen’ tại Agritour
BIDV chật vật xử lý nợ xấu tại Agritour, trong khi Agribank cũng liên tục thoái vốn tại đơn vị này nhưng đều bất thành.
BIDV rao bán nợ lần thứ 6 tại Agritour
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tiếp tục có thông báo về việc bán đấu giá lần 6 khoản nợ của Công ty CP Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritour).
Tổng dư nợ của khoản nợ tính đến hết ngày 03/10/2019 là 438,9 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 331,8 tỷ đồng, dư nợ lãi là 107 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm của khoản nợ là quyền sử dụng đất với diện tích 8.146,5m2 thuộc thửa đất số 50, tờ bản đồ số 51 tọa lạc tại phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giá khởi điểm cho khoản nợ đấu giá là 368,73 tỷ đồng, thấp hơn 66 tỷ đồng so với mức mà BIDV đưa ra lần đầu vào ngày 31/8/2019 tới 434,76 tỷ đồng bằng toàn bộ gốc, lãi và phí.
Beautiful Five Star Hotel – dự án khách sạn của Agritour tại Vũng Tàu
Video đang HOT
Agribank cũng nhiều lần thoái vốn bất thành tại Agritour
Agritour làm ăn thua lỗ từ năm 2017 đến nay, cụ thể năm 2017 công ty lỗ 67 triệu, năm 2018 lỗ hơn 1,4 tỷ và năm 2019 lỗ tăng lên hơn 2 tỷ đồng.
Cổ đông lớn của Agritour chính là Ngân hàng Agribank. Nhà băng này cũng liên tục muốn thoát hàng tại doanh nghiệp này từ năm 2018 đến nay nhưng đều bất thành.
Gần đây nhất vào cuối tháng 3/2020, Agribank đăng ký đấu giá bán gần 5.3 triệu cp, tương ứng 23% vốn Agritour nhưng tiếp tục bất thành.
Mức giá khởi điểm mà Agribank đưa ra là 14,276 đồng/cp, giảm hơn 7% so với lần đấu giá đầu năm 2019 (15,370 đồng/cp) và giảm hơn 25% so với lần đầu tiên chào bán vào cuối năm 2017 (18,990 đồng/cp).
Được biết, Agritour có vốn điều lệ 230 tỷ đồng. Công ty có 2 dịch vụ chính là kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng phân bón các loại, các loại giấy in phục vụ cho ngành in và kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch (khách sạn Mỹ Lệ) với hơn 100 phòng khách sạn, các hội trường có sức chứa từ 30 đến 280 khách tại thành phố Vũng Tàu.
Ngoài Agribank, cổ đông lớn của Agritour còn có công ty mẹ là CTCP Tập đoàn Quốc tế Năm Sao (51%) và CTCP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn (24,97%). Tại thời điểm cuối năm 2019, Agritour vay nợ tài chính ngắn hạn gần 332 tỷ đồng chính là tại BIDV đã quá hạn thanh toán.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 15/9: Kỳ hạn 1 tháng dao động từ 3,5- 4,3%
Lãi suất ngân hàng hôm nay: Chi tiết bảng lãi suất gửi tiết kiệm, lãi suất vay mua ô tô, lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng ở Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, BIDV, Agribank, Sacombank... nhanh và chính xác nhất trên Thời Đại.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hôm nay 15/9:
Tại kỳ hạn 1 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp nhất là 3,5% tại BIDV, Vietinbank, Techcombank và Agribank; cao nhất 4,3% tại Vietcombank.
Lãi suất trung bình 3,7% phổ biến tại các ngân hàng ACB và LienVietPostBank. Lãi suất tại ACB 3,9%; Sacombank 3,9%; Eximbank 4,0 và DongABank 4,25%.
Lãi suất giảm, tiền gửi ngân hàng có dấu hiệu chững lại
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong tháng 7/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng chỉ tăng gần 9.400 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 4.900 tỷ đồng, còn lại khoảng 4.500 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.
Hai tháng trước đó, mức tăng tiền gửi khách hàng là rất mạnh. Cụ thể, tháng 6/2020, mức tăng lên đến gần 214.000 tỷ đồng; trong đó khoảng 53.000 tỷ đồng là đến từ dân cư, còn lại khoảng 161.000 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.
Trong khi đó, tháng 5/2020, mức tăng tiền gửi khách hàng là trên 197.000 tỷ đồng; trong đó khoảng 31.000 tỷ đồng là đến từ dân cư, còn lại khoảng 166.000 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.
Như vậy, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã chững lại rõ rệt. Điều này có liên quan mật thiết đến động thái giảm lãi suất liên tục trong những tháng gần đây của các ngân hàng. Ở nhiều kỳ hạn ngắn, mức lãi suất hiện nay thậm chí còn thấp hơn cả lạm phát kỳ vọng (khoảng 3,5-4%). Lãi suất quá thấp khiến người gửi tiền ngày càng kém mặn mà với hình thức đầu tư này.
Đối với các ngân hàng, việc giảm lãi suất để hạn chế dòng tiền chảy vào kênh ngân hàng là phù hợp với bối cảnh tín dụng đầu ra tăng trưởng yếu.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 7/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 4,05% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng (từ các tổ chức kinh tế và dân cư) là 4,85%.
Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,2 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng 8,5 triệu tỷ đồng.
Như vậy, tiền gửi khách hàng lớn hơn dư nợ tín dụng xét cả về số tương đối lẫn số tương đối. Khoảng cách này càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng bị ảnh hưởng tiêu cực, bởi xu hướng tăng chi phí huy động càng lấn át xu hướng tăng doanh thu tín dụng.
Do đó, nhiều khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất huy động nếu như đầu ra tín dụng vẫn yếu.
Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm mạnh xuống dưới 3%/năm Từ nửa cuối tháng 8 đến nay, hàng loạt ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động mới, tiếp tục giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn. Đáng chú ý, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn có nơi giảm mạnh xuống dưới 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trần quy định của NHNN. Lãi suất tháng 9 tiếp tục giảm...