BIDV: Tăng dự phòng nợ xấu khiến lợi nhuận sụt giảm 3%
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV, mã :BID) vừa công bố kết quả kinh doanh “ảm đạm” trong quý III/2019, tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng.
Cụ thể, báo cáo của BIDV cho biết, trong quý III, lợi nhuận trước thuế đạt 2.319 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng năm 2019, lợi nhuận ngân hàng đạt 7.028 tỷ đồng, giảm 3.1% so với cùng kỳ.
Như vậy, nếu xét chung với các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III thì BIDV là ngân hàng hiếm hoi có lợi nhuận 9 tháng giảm xuống.
Đối với các Ngân hàng, vấn đề xử lý nợ xấu luôn được chú trọng quan tâm và BIDV cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính III/2019, tại thời điểm 30/09, dư nợ cho vay của BIDV là 1,073 triệu tỷ đồng, tăng nhẹ 0,8% so với quý II/2019.
Tuy nhiên đi cùng với đó, nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) cũng liên tục tăng qua từng thời điểm.
Tính đến 30/09, tổng nợ xấu (không bao gồm VAMC) là hơn 22.600 tỷ đồng, tăng 4,7% so với quý II/2019. Cũng trong quý III/2019, khoản nợ trái phiếu tại VAMC của BIDV giảm hơn 63% so với quý II/2019.
Tỷ lệ nợ xấu trong cả hai trường hợp bao gồm nợ đã bán cho VAMC và không bao gồm nợ đã bán cho VAMC đều tăng tính từ quý I/2018 đến quý III/2019.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) ở mức 2,09%, tăng so với mức 1,98% tại thời điểm kết thúc quý II/2019.
Tình hình nợ xấu của BIDV (Tỷ đồng,%). Nguồn: NCĐT
Trong báo cáo vào cuối tháng 08/2019 của mình, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đề cập tới vấn đề xử lý nợ xấu của BIDV. Theo đó, VCSC cho rằng việc xử lý nợ xấu và cải thiện rủi ro tín dụng của BIDV đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Tổng rủi ro tín dụng bao gồm các khoản vay cần chú ý, nợ xấu và lượng nợ được xử lý cộng dồn chiếm tổng cộng 5,1% khoản vay gộp trong 6 tháng đầu năm 2019, cao hơn gần gấp đôi so với số liệu trung bình trong danh mục các ngân hàng mà VCSC theo dõi là 2,9%.
Mức so sánh này không bao gồm dư nợ trái phiếu VAMC của BIDV. VCSC còn đánh giá thêm, thậm chí kể cả sau khi thanh toán toàn bộ số dư VAMC, chi phí dự phòng của BIDV sẽ vẫn tiếp tục gia tăng để xử lý các khoản nợ xấu còn lại nội bảng. Ngoài dự phòng, các nỗ lực để cải thiện quản lý rủi ro là cần thiết nhằm hạn chế các khoản vay có vấn đề mới hình thành.
Video đang HOT
Gần đây, BIDV cũng tích cực rao bán nợ xấu, tính riêng trong tháng 9, các chi nhánh của BIDV phát hành gần 30 thông báo về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, có một số tài sản được rao bán nhiều lần vẫn chưa xử lý được, dù đã có Nghị quyết 42 nhưng khó có người mua. Xem ra, trong thời gian tới, ngoài trích lập dự phòng để cải thiện quản lý rủi ro là cần thiết với BIDV, NH còn phải nỗ lực hoạt động để nuôi các khoản nợ có khả năng mất vốn.
Và kết quả kinh doanh quý III/2019 mới được BIDV công bố cũng ghi nhận khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đáng kể, tăng hơn 32% so với quý II/2019, bào mòn lợi nhuận của Ngân hàng trong quý III/2019.
Theo đó, kết quả kinh doanh quý III/2019 của BIDV không mấy khả quan. Hoạt động có sự tăng trưởng tốt nhất trong quý III/2019 là mảng dịch vụ với mức tăng hơn 28%. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh trong quý III /2019 cải thiện mạnh so với cùng kỳ 2018, ghi nhận 175 tỷ đồng tiền lãi, tích cực hơn rất nhiều so với khoản lỗ cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ở diễn biến ngược lại thì hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại ghi nhận khoản lỗ 2,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2018, hoạt động này đem về khoản lãi hơn 241 tỷ đồng.
Tổng kết quý III/2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của BIDV tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV cũng tăng mạnh trong quý III/2019. Kết thúc quý III/2019, BIDV ghi nhận sự nhích nhẹ về lãi sau thuế, chỉ đạt hơn 3,5% tăng trưởng so với quý III/2018.
Về kết quả các hoạt động khác, trong 9 tháng, BIDV có tổng thu nhập hoạt động trong kỳ đạt 34.259 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,2% so với cùng kỳ.
BIDV kinh doanh có phần kém sắc trong quý III năm 2019.
Trong đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của BIDV đạt 3.019 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ các mảng kinh doanh ngoại hối, hoạt động khác cũng tăng khá mạnh, lần lượt đạt 1.077 tỷ và 3.591 tỷ đồng, tăng trưởng 35% và 25% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của ngân hàng này trong 9 tháng qua lại giảm tới 61,5%, xuống còn hơn 262 tỷ đồng. Thậm chí, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại báo lỗ hơn 266 tỷ đồng, so với mức lãi gần 221 tỷ đồng vào cùng kỳ 2018.
Với kết quả này, BIDV mới chỉ hoàn thành 66,9% kế hoạch lợi nhuận năm trong 9 tháng đầu năm (10.500 tỷ đồng).
Ngoài ra, BIDV tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động 4,6%, xuống còn 10.729 tỷ đồng. Nhưng chi phí dự phòng vẫn ở mức cao lên tới 16.502 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, sau trích lập dự phòng, lãi sau thuế của BIDV đạt hơn 5.600 tỷ đồng, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Thoidai.com.vn
Không chờ siết, các ngân hàng cũng đã rút tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn
Trong 9 tháng qua, các ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn, giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Ảnh minh họa.
Trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22, cũng như còn tới hai năm nữa mới siết hẳn giới hạn, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đã tiếp tục rút tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức sâu so với ngưỡng cho phép.
Thế tế trên tiếp tục thể hiện rõ, qua dữ liệu chính thức và cập nhật đầy đủ nhất từ Ngân hàng Nhà nước, về một số chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 9/2019.
Theo đó, tính đến ngày 30/9/2019, tổng tài sản có toàn hệ thống đã đạt 12 triệu tỷ đồng, tăng 8,48% so với mức đạt được hồi cuối năm 2018.
Trong đó, tổng tài sản có của khối ngân hàng thương mại nhà nước (gồm AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu, ngân hàng Đại Dương) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,4%), đạt hơn 5,2 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của nhóm này chỉ đạt 7,12%, thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 9,06% (đạt gần 5 triệu tỷ đồng) và nhóm ngân hàng liên doanh nước ngoài là 11,36% (đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng).
Dữ liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy, vốn tự có của toàn hệ thống đã tăng 9,47% trong 9 tháng, trong đó nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 9,36%, đạt gần 294 nghìn tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng 8%, đạt 365,4 nghìn tỷ đồng, nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng tới 12,82%, đạt gần 184 nghìn tỷ đồng. Riêng Ngân hàng Hợp tác xã ghi nhận vố tự có giảm 3% so với đầu năm, xuống còn hơn 3.800 tỷ đồng.
Xét về vốn điều lệ, Ngân hàng Chính sách xã hội có mức tăng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm, với mức tăng 24,4% lên 17.288 tỷ đồng. Đứng sau là nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài, với mức tăng 6,42%.
Nhóm ngân hàng thương mại nhà nước hầu như không có nhiều biến động, với mức tăng vốn điều lệ chỉ 0,82% trong 9 tháng đầu năm, chủ yếu nhờ thương vụ Vietcombank bán vốn cho nước ngoài.
Tính đến cuối tháng 9, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ở mức 12,02%, giảm so với mức 12,14% hồi cuối năm 2018.
Trong đó, CAR của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục ở mức thấp nhất, đạt 9,78%, nhích nhẹ so với mức 9,52% hồi cuối năm ngoái.
Trong khi đó, CAR nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lại giảm từ mức 11,24% xuống còn 10,81%.
CAR của nhóm ngân hàng liên doanh nước ngoài ở mức cao nhất, đạt 24,84%, dù vậy, con số này vẫn giảm khá mạnh so với mức 25,88% đạt được hồi cuối năm trước.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống ở mức 27,34%, tiếp tục giảm so với mức 28,4% hồi cuối năm 2018, cũng như nằm rất sâu dưới ngưỡng cho phép hiện nay (40%) và thậm chí đi trước cả ngưỡng 30% mà Ngân hàng Nhà nước lập lộ trình siết lại trong hai năm tới.
Tuy nhiên, tỷ lệ trên ở mức thấp do tính bình quân với tham số kéo xuống bởi nhóm ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (họ gần như không dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn). Trong khi đó, tỷ lệ này tại các ngân hàng thương mại nhà nước là 29,96% và ngân hàng thương mại cổ phần là 30,89%; tại các công ty tài chính, cho thuê tài chính là 35,39%.
Trong khi đó, về khả năng sinh lời của các nhà băng, số liệu cập nhật đến hết quý II/2019 cho thấy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cao nhất thuộc về nhóm công ty tài chính, cho thuê với 1,64%, đứng thứ hai là Ngân hàng Chính sách xã hội với ROA đạt 0,93%.
ROA của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước ở mức khá thấp, đạt 0,45%, chỉ đứng trên Ngân hàng Hợp tác xã (0,3%) và thấp hơn ROA trung bình của toàn hệ thống là 0,54%. ROA của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 0,54% và của ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 0,66%.
Đối với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), Quỹ tín dụng nhân dân đang dẫn đầu với 9,11%, tiếp đến là nhóm các công ty tài chính, cho thuê với 7,79%.
ROE của các ngân hàng thương mại nhà nước đạt 8,67% và của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 4,96%, ROE trung bình toàn ngành là 5,93%.
LINH LINH
Theo Bizlive.vn
Ký hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa SMEDF và BIDV: Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ Sáng 6/12, tại Hà Nội diễn ra lễ ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF), Bộ KH&ĐT và Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (BIDV). Lễ ký hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và BIDV. BIDV là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt...