BIDV sắp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/10/2018 để lấy ý kiến bằng văn bản các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Ảnh minh họa.
Tiếp theo đó, từ ngày 15-30/10/2018, BIDV sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Thời gian lấy ý kiến có thể được Ủy viên phụ trách HĐQT điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Trong năm 2017, BIDV cũng đã có tới hai lần chốt quyền cổ đông lấy ý kiến vào 20/11 và lùi lại sau đó vào 4/12. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn chưa triển khai.
Hiện ngân hàng chưa tiết lộ bất cứ nội dung nào liên quan đến các đợt lấy ý kiến này. Theo quy định, chậm nhất 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, công ty đại chúng phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình.
Quý II/2018, BIDV ghi nhận mức tăng lợi nhuận trước thuế ấn tượng, lên đến 80%, đạt 2.551 tỷ đồng; nâng tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm lên 5.036 tỷ đồng, tăng 36%.
Mức tăng ấn tượng về lợi nhuận của BIDV chủ yếu đến từ mảng kinh doanh cốt lõi tín dụng – đầu tư. 6 tháng đầu năm 2018, mảng này đem về cho BIDV tới 17.486 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về 1.721 tỷ đồng lãi thuần, tăng 22%. Mảng ngoại hối đem về 436 tỷ đồng lãi thuần, tăng 44%. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh đem về 685 tỷ đồng lãi thuần, tăng gấp 4 lần. Các hoạt động khác (chủ yếu là hoàn nhập dự phòng) đem về 1.595 tỷ đồng, tăng 70%.
Riêng mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ nhẹ 20,8 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 16,6 tỷ đồng nửa đầu năm 2017.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, BIDV ghi nhận lợi nhuận thuần 15.043 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái. Do tăng tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần từ 63% lên 67% nên lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng với tốc độ thấp hơn (36%), lên 5.036 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, tổng tài sản của BIDV đạt 1.268.548 tỷ đồng, tăng 5,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 929.167 tỷ đồng, tăng 7,2%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,49%.
Anh Phan
Theo vietnamfinance.vn
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV vừa bị cho thôi chức là ai?
Ngân hàng BIDV vừa cho thôi chức Phó Tổng Giám đốc đối với ông Đoàn Ánh Sáng - người từng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng từ trước đó.
Văn bản thông báo về việc thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - HoSE: BID) cho hay, quyết định căn cứ theo Điều lệ và quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng, từ ngày 31/8, ông Đoàn Ánh Sáng chính thức thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc.
Ông Đoàn Ánh Sáng là cá nhân bị kỷ luật cùng với ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV), ông Trần Lục Lang (Phó Tổng Giám đốc BIDV), do liên quan tới một số vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng BIDV. Những lãnh đạo này bị kỷ luật trong quyết định kiểm tra của UBKTTƯ.
Trước đó, tháng 6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đưa ra kết luận về những vi phạm của các ông này là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và BIDV, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ông Đoàn Ánh Sáng.
Kết luận của UBKTTƯ nêu rõ: "Những vi phạm của đồng chí Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng; vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các đồng chí Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".
Theo kết luận của UBKTTƯ, ông Đoàn Ánh Sáng cùng với ông Trần Lục Lang phải "cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng". UBKTTƯ đã quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng.
Ông Đoàn Ánh Sáng sinh năm 1961 tại Quảng Nam. Ông Sáng làm việc tại BIDV từ năm 1983, bắt đầu là một nhân viên bình thường.
Ông trở thành Phó Giám đốc chi nhánh Bình Định (từ 1994 - 1999), sau đó tiếp quản ghế Giám đốc chi nhánh khi ông Trần Bắc Hà rời địa phương lên Hội sở (tháng 10/1999).
Năm 2002, ông Sáng chuyển qua công tác tại chi nhánh BIDV Sở Giao dịch 2. Phụ trách "siêu" chi nhánh này khoảng hơn 10 năm, tháng 1/2013, ông Sáng được rút lên Hội sở giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BIDV - thời điểm ông Hà làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này.
Ngoài ra, ông Sáng còn giữ chức Ủy viên HĐQT BIDV Campuchia (BIDC); Chủ tịch HĐQT công ty lương thực Campuchia - Việt Nam (Cavifood); Chủ tịch HĐQT công ty Chứng khoán BIDV. Tính đến ngày 31/8/2018, ông Đoàn Ánh Sáng sở hữu 269.573 cổ phiếu BID của BIDV, tổng giá trị tài sản 9,27 tỷ đồng.
Về BIDV, cho đến nay, ngân hàng thuộc top đầu khối NHTM Việt Nam hiện vẫn để trống ghế Chủ tịch HĐQT sau khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu hồi 1/9/2016. Vào đầu tháng 5, BIDV mới có quyết định cử ông Bùi Quang Tiên phụ trách điều hành hoạt động ngân hàng thay thế cho ông Trần Anh Tuấn nghỉ hưu theo chế độ. Ông Tiên là thành viên HĐQT và là người đại diện 30% vốn Nhà nước tại nhà băng này.
Ngoài ông Bùi Quang Tiên, HĐQT ngân hàng BIDV còn 7 ông/bà khác làm uỷ viên HĐQT, bao gồm: ông Phan Đức Tú (Tổng Giám đốc), ông Nguyễn Văn Lộc, ông Trần Thanh Vân, bà Phan Thị Chinh, ông Ngô Văn Dũng, ông Phạm Quang Tùng và ông Lê Việt Cường.
Ban điều hành do ông Phan Đức Tú làm Tổng Giám đốc và 8 Phó TGĐ gồm ông Quách Hùng Hiệp, Trần Lục Lang, Trần Xuân Hoàng, Trần Phương, Lê Kim Hoà và Lê Trung Thành, Lê Ngọc Lâm, Nguyễn Thiên Hoàng.
Lâm Anh
Theo vietq
Yên Khánh phản hồi việc bị phạt thu phí cao tốc TP.HCM-Trung Lương Ông Phan Duy Lai, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIMP Cửu Long - Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, Tổng công ty vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (Công ty Yên Khánh) phải nộp phạt gần 265 tỷ...