BIDV báo lãi kỷ lục gần 10.800 tỷ đồng trong năm 2019
Tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,45 triệu tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 40.000 tỷ đồng, là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về vốn và tài sản hiện nay.
hiều ngày 8/1/2019, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV – BID) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2019 và triển khai kế hoạch kinh doanh 2020.
Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, năm 2019, BIDV đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng; quy mô và hiệu quả tăng trưởng khá, năng lực tài chính được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tại Phương án cơ cấu lại BIDV giai đoạn 2016-2020; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, người lao động và phục vụ tốt nhất khách hàng…
Đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDV đạt 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2018, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt xấp xỉ 1,3 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,098 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành; Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 21,5%, quy mô đến 31/12/2019 đạt 374.526 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ, tiếp tục dẫn đầu thị trường về quy mô tín dụng bán lẻ… Tổng dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ.
Nguồn vốn huy động của BIDV đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo cân đối an toàn, hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1,35 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,168 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,7%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành.
Video đang HOT
Về hiệu quả hoạt động, thu dịch vụ ròng của BIDV (không gồm phí bảo lãnh) đạt 4.121 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm trước, trong đó ghi nhận mức tăng tốt từ các dòng dịch vụ bán lẻ, ngân hàng hiện đại như thu dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng điện tử…
Lợi nhuận trước thuế riêng khối ngân hàng thương mại đạt 10.414 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2018; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%…Đây là các con số lợi nhuận cao kỷ lục của nhà băng này từ trước tới nay.
Thị giá cổ phiếu BID tăng trưởng 42,5% so với đầu năm; Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại BIDV tăng lên 18,03%; BIDV là ngân hàng có mức vốn hóa lớn thứ 3 trên thị trường, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của BIDV sau khi có sự tham gia cổ đông chiến lược KEB Hana Bank Hàn Quốc.
Các công ty, liên doanh, liên kết hoạt động ổn định, đóng góp 589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong hiệu quả chung của BIDV.
BIDV cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và đảm bảo lợi ích tối đa của cổ đông. Năm 2019, BIDV nộp Ngân sách Nhà nước 8.550 tỷ đồng, đưa con số nộp ngân sách trong 3 năm 2017-2019 lên con số 14.550 tỷ đồng, nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam (Theo công bố của Tổng cục thuế Bộ Tài chính tháng 10/2019). BIDV cũng đã thực hiện chi trả cổ tức 2 năm 2017-2018 bằng tiền mặt cho cổ đông với tổng giá trị gần 4.800 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ chi trả đạt 7%/năm.
Ngọc Toàn
Theo Trí thức trẻ
4 ngân hàng sẽ có tăng trưởng thu nhập bảo hiểm vượt trội trong thời gian tới
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang bị kiểm soát chặt hơn và không còn nhiều dư địa để cải thiện NIM, các ngân hàng đang có xu hướng gia tăng thu nhập hoạt động từ các hoạt động bán chéo để thu phí dịch vụ, đặc biệt là nguồn thu từ bancassurance
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo về triển vọng thu nhập bancassurance của các ngân hàng.
Theo VDSC, trong 9 tháng đầu năm 2019, thu nhập dịch vụ mở rộng mạnh nhất ở VIB và VPBank (cũng là hai ngân hàng có tăng trưởng thu nhập bancassurance so với cùng kỳ trên 100%), sau đó là TPBank, VietinBank và MBBank.
Đối với VIB, sau khi ký hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ độc quyền với Prudential, thu nhập bancassurance đã tăng trưởng rất mạnh trong ba năm qua. Số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại VIB trong năm 2018 đã tăng hơn 200% so với năm 2017 và hơn 260% so với năm 2016. Theo đó, trong 9 tháng đầu 2019, thu nhập bancassurance tại VIB tăng gần 5 lần so với cùng kỳ, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng thu nhập dịch vụ tới 145%, chiếm trên 50% tổng thu nhập dịch vụ. Với mức độ an toàn vốn cao và là ngân hàng đầu tiên thỏa mãn cả 3 trụ cột của Basel 2 ở Việt Nam, VDSC cho rằng VIB sẽ duy trì được tăng trưởng tín dụng rất cao của mình trong các năm tới (năm 2019 nhiều khả năng cao trên 30%), từ đó làm cơ sở để thúc đẩy hoạt động bán chéo bảo hiểm và duy trì tăng trưởng thu nhập bancassurance cao.
Đối với VPBank, thu nhập dịch vụ tại ngân hàng mẹ trong 9 tháng đầu 2019 tăng trưởng tới 51,6%, trong đó, thu nhập bancassurance tăng trưởng 32,3%, chiếm 23% tổng thu nhập dịch vụ. Thu nhập bancassurance mở rộng chủ yếu nhờ việc phân phối bảo hiểm nhân thọ cho các phân khúc khách hàng ưu tiên, theo hợp đồng hợp tác độc quyền với AIA. Ngân hàng cũng đang sử dụng các ứng dụng di động để tăng khả năng giới thiệu các gói bảo hiểm tiếp cận với khách hàng.
Theo đó, VDSC kỳ vọng VPB sẽ tiếp tục mở rộng được thu nhập bảo hiểm, cùng với thu từ phí thẻ tín dụng, để tăng trưởng được phí dịch vụ mỗi năm bình quân 28% và tỷ trọng đóng góp cho thu nhập lên 11% từ nay đến năm 2023.
Với nhiều hợp đồng hợp tác bán bảo hiểm với ngân hàng được ký kết trong năm 2019, nhất là trong mảng bảo hiểm nhân thọ, VDSC tin rằng cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ trở nên gay gắt hơn. Do đó, tăng trưởng thu nhập từ bảo hiểm tại các ngân hàng sẽ chậm lại nhất là với các ngân hàng đã đẩy mạnh khai thác hoạt động này trong một hoặc hai năm gần đây sau khi có hợp đồng phân phối được ký kết. Với các ngân hàng này, các hoạt động dịch vụ khác như phí thanh toán, phí thẻ, phí bảo lãnh hay dịch vụ trái phiếu cũng cần được thúc đẩy để giữ được tăng trưởng thu nhập dịch vụ tổng thể ở mức cao.
Ngoài những ngân hàng trên, VDSC kỳ vọng rằng Vietcombank và ACB sẽ là những ngân hàng tiếp theo có sự tăng trưởng đáng kể trong trong thu nhập từ bảo hiểm hàng năm, nhờ các thỏa thuận bancassurance mới được ký kết trong năm 2019 (VCB ký độc quyền với FWD vào tháng 11; ACB ký không độc quyền với Manulife vào tháng 9 và FWD vào tháng 12).
Đối với ACB, thu nhập từ bảo hiểm đang dẫn dắt tăng trưởng thu nhập phí nói riêng và thu nhập hoạt động nói chung trong bối cảnh không có nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng thu nhập lãi hay thu nhập khác. Trong 9 tháng đầu năm 2019, ACB đã lọt vào top 7 các ngân hàng có thu nhập phí từ bancassurance cao nhất khi thu nhập từ mảng này tăng trưởng 250% lên 414 tỷ đồng, chiếm 29,3% thu nhập hoạt động. Hoạt động này sẽ còn tiếp tục được đẩy mạnh tại ACB sau khi hai hợp đồng hợp tác không độc quyền với Manulife và FWD được ký kết, bổ sung cho đối tác hiện tại là AIA. ACB kỳ vọng sẽ thu về 600 tỷ đồng phí bancassurance trong năm 2019 (gấp ba lần năm 2018). Với cơ sở khách hàng lớn và trung thành của ACB, mảng bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng này còn nhiều tiềm năng tăng trưởng và ACB có thể đạt tăng trưởng thu nhập phí bảo hiểm hàng năm lên tới 50% mỗi năm trong vòng ba năm tới.
Đối với Vietcombank, trước đây hoạt động bancassurance chưa được đẩy mạnh tương xứng với vị thế và quy mô của họ. Tuy nhiên với hợp đồng độc quyền với FWD gần đây, VCB có thể giải phóng tiềm năng tăng trưởng hoạt động này nhờ việc bán chéo cho tập khách hàng rộng lớn hiện nay của ngân hàng. Việc thúc đẩy thu nhập bảo hiểm, cùng với sự tăng trưởng tốt của phí dịch vụ khác khi ngân hàng dự kiến giữ nguyên biểu phí, dự kiến sẽ là các động lực đưa tăng trưởng thu nhập dịch vụ lên 50% mỗi năm và nâng tỷ trọng đóng góp cho thu nhập hoạt động lên 20% từ nay đến năm 2022. Thương vụ ký kết hợp đồng hợp tác này nhiều khả năng cũng sẽ đem lại một khoản thu nhập bất thường lớn cho VCB trong vài năm tới.
BIDV và HDB đang là những ngân hàng không có nhiều động lực tăng trưởng hoạt động bảo hiểm, do đó mức tăng trưởng thu nhập dịch vụ thấp hơn so với các ngân hàng khác. Trong đó, BID vẫn đang mong muốn tìm kiếm đối tác ký hợp đồng hợp tác độc quyền, theo đó có thể kỳ vọng cải thiện tăng trưởng bancassurance, dù nhiều khả năng không thể hoàn thành trong ngắn hạn. Phía HDB cũng đã cho biết sẽ có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng thu nhập phí từ bancassurance và phí thẻ trong năm 2020.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Năm 2019, BIDV nộp Ngân sách ước đạt 8.550 tỷ đồng Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, Ngân hàng đã chủ động, quyết liệt triển khai Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước và đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các mặt quy mô, cơ cấu, chất...