BIDV bán đấu giá Dự án kết cấu hạ tầng KCN Việt Hòa Kenmark, giá khởi điểm gần 830 tỷ đồng
Dự án kết cấu hạ tầng KCN Việt Hòa – Kenmark là dự án khá “tai tiếng”. Dù đã nhiều lần được các bên tìm kiếm biện pháp để xử lý nhưng vẫn bất thành. Hồi tháng 3 năm nay, BIDV cũng đã một lần thông báo bán đấu giá nhưng chưa tìm được đối tác phù hợp.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – BID ) vừa công bố lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark.
Dự án Xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark tại địa chỉ Km47 quốc lộ 5, phường Việt Hòa và phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. BIDV sẽ bán đấu giá dự án này với giá khởi điểm là 828,85 tỷ đồng.
Được biết Dự án được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2005. Theo kế hoạch, đây là dự án được đầu tư với quy mô tổng thể 123 héc ta, được xây dựng trên địa phận xã Việt Hoà và xã Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Dự án này khi ấy cũng đã được định hướng trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương, phù hợp với quy hoạch chung của TP Hải Dương giai đoạn 2002 – 2020.
Thời điểm mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Kenmark (Đài Loan) – chủ đầu tư của Dự án – đã cam kết dốc 500 triệu USD để biến khu đất này thành một khu công nghiệp quy mô lớn, bao gồm cả một khu đô thị. Theo kế hoạch, trong giai đoạn I, Kenmark sẽ đầu tư 98 triệu USD và trên thực tế đã giải ngân được 44 triệu USD, với việc xây dựng hàng rào bao quanh và một số khu nhà xưởng cho thuê và đường đi nội khu.
Tại thời điểm tháng 3/2008, BIDV cùng các đối tác là SHB và Habubank (nay cũng là SHB) đã ký hợp đồng đồng tài trợ dự án khu công nghiệp Việt Hòa – Kenmark với tổng giá trị hợp đồng đồng tài trợ là 67.609.583 USD (khoảng 1.081 tỷ đồng).
Video đang HOT
Theo hợp đồng được ký kết, tổng số vốn cho vay của các ngân hàng là khoảng 68 triệu USD, trong đó BIDV Thành Đô – với tư cách là ngân hàng đầu mối – cho vay 39.109.583 USD, SHB Quảng Ninh cho vay 18.500.000 USD và Habubank Bắc Ninh cho vay 10.000.000 USD. Các khoản vay sẽ được bên vay dùng để tài trợ các chi phí và phí tổn hợp lệ và hợp lý phải gánh chịu hoặc phát sinh liên quan tới dự án.
Tuy nhiên, tới năm 2010, chủ đầu tư bất ngờ bỏ về nước, Dự án ngừng triển khai và bỏ hoang từ đó tới nay. Những bất đồng giữa Kenmark và hai nhà đầu tư Malaysia vừa góp vốn xây dựng khu công nghiệp này, vừa có dự án thứ cấp tại đây được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến kế hoạch phát triển Việt Hòa – Kenmark đổ bể, kèm theo đó là khoản nợ hơn 67 triệu USD (tương đương khoảng 1.500 tỷ) của các ngân hàng cũng “đắm” theo.
Từ đó tới nay, nhiều biện pháp đã được đưa ra để tìm lối thoát cho dự án tai tiếng này nhưng bất thành. Hồi tháng 3 năm nay, BIDV đã công bố bán đấu giá tài sản nhưng chưa tìm được đối tác phù hợp.
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng Quốc Dân: Lợi nhuận quý 3 tăng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, đạt gần 1,7 tỷ
Các hoạt động đều khá lên song do ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, kết hợp với xử lý các khoản theo đề án tái cấu trúc nên lợi nhuận chẳng còn được là bao.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa có báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2017.
Theo đó, trong các hoạt động, ngoại trừ thu nhập từ lãi ít hơn, các hoạt động khác đều khởi sắc hơn cùng kỳ năm trước, từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối cho đến mua bán chứng khoán. Tuy nhiên do tỷ trọng thu nhập từ lãi quá lớn nên kết quả kinh doanh chung cải thiện không đáng kể so với năm trước.
Trong quý 3, tổng thu nhập từ hoạt động của NCB sau khi trừ đi chi phí đạt hơn 27,8 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước và 9 tháng thu nhập hoạt động đạt gần 108 tỷ đồng, so với 94,5 tỷ của 9 tháng đầu năm 2016.
Song do ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, kết hợp với xử lý các khoản theo đề án tái cấu trúc (9 tháng xử lý 42,5 tỷ) nên lợi nhuận chẳng còn được là bao. Quý 3/2017 ngân hàng mẹ lãi trước thuế 1,687 tỷ đồng và sau thuế 1,350 tỷ; Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của ngân hàng mẹ đạt 9,752 tỷ đồng trước thuế và sau thuế là 7,290 tỷ đồng.
Dẫu vậy, sự tăng trưởng về lợi nhuận bước đầu đã được ghi nhận. So với cùng kỳ năm 2016, lợi nhuận quý 3 năm nay đã tăng gấp hơn 4 lần.
Như đã đề cập, NCB đang là ngân hàng còn khó khăn do phải tái cơ cấu do vậy thu nhập của người lao động cũng ở mức thấp so với mặt bằng chung.
Tại thời điểm cuối tháng 9 năm nay, mức thu nhập trung bình của người lao động là 12,34 triệu đồng/tháng trong khi tiền lương bình quân là 12,26 triệu đồng/tháng. So với cùng kỳ năm trước thì lương năm nay cao hơn 360 nghìn đồng/tháng nhưng thu nhập lại thấp hơn 240 nghìn đồng/người/tháng.
Còn nếu tính chung cả công ty con thì lương lương bình quân của cán bộ ngân hàng hợp nhất chỉ còn 11,3 triệu đồng/người/tháng và thu nhập thì cao hơn lương 100 nghìn đồng/tháng. Dẫu vậy so với cùng kỳ năm ngoái, lương của NCB và công ty con đã tăng hơn 10% (năm ngoái lương bình quân 10 triệu đồng chẵn/tháng và thu nhập là 10,1 triệu đồng/tháng tính bình quân 9 tháng).
So với mặt bằng chung, thu nhập của cán bộ NCB chỉ bằng phân nửa so với thu nhập của các ngân hàng nhóm trên như VIB, Techcombank, MB, VPBank, Vietcombank, BIDV...Song nếu so với các ngân hàng cùng quy mô thì vẫn còn khá hơn nhiều, ví dụ thu nhập của người làm ở PGBank chỉ 9 triệu đồng/tháng hay ở Kienlongbank là 11-12 triệu đồng/tháng.
Về nhân sự, đến 30/9 ngân hàng này có 2.402 nhân sự, giảm 146 người so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhân sự của ngân hàng mẹ giảm 109 người xuống 2.178 cán bộ nhân viên. Xu hướng này ở NCB là đang đi ngược so với bức tranh chung của ngành.
Theo Trí thức trẻ
Hơn 6,2 triệu cổ phần của Agrimeco được đấu giá trọn lô với giá khởi điểm hơn trăm tỷ đồng Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sẽ đưa 6.235.000 cổ phần của Tổng công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP (Agrimeco) ra đấu giá trọn lô. Cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cp. Giá khởi điểm 17.300 đồng/cổ phần, tương ứng giá khởi điểm trọn lô hơn 107,8 tỷ đồng....