Biden tuyên bố không vội xóa bỏ thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc
Ông Biden cho biết sẽ không vội vàng trong việc hủy bỏ thỏa thuận thương mại vốn rất nhiều khó khăn mới đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc hồi đầu năm.
Trả lời New York Times , Tổng thống đắc cử Joe Biden cho hay, ông sẽ giữ nguyên thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Mỹ đạt được với Trung Quốc trong khi xem xét, đánh giá để đưa ra được chiến lược của Washington trong quan hệ với Bắc Kinh trên cơ sở tham vấn từ các đồng minh quan trọng.
“Tôi sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào ngay lập tức và điều tương tự cũng được áp dụng đối với thuế quan. Tôi sẽ kiên định với các lựa chọn của mình”, ông Biden cho hay.
Ông Biden nói không vội xóa bỏ thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Tổng thống đắc cử Mỹ cho biết, trước tiên, ông sẽ tiến hành xem xét toàn bộ thỏa thuận giai đoạn một và tham khảo ý kiến của các đồng minh truyền thống ở châu Á và châu Âu “để chúng tôi có thể phát triển một chiến lược chặt chẽ” với Trung Quốc.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ, chiến lược tốt nhất để đối phó với Trung Quốc là tập hợp các đồng minh của chúng tôi lại trên cùng chiến tuyến. Ưu tiên hàng đầu đối với tôi trong những tuần đầu của nhiệm kỳ tổng thống là cố gắng đưa Mỹ đồng hành, gắn kết với đồng minh của mình”, ông Biden nhấn mạnh.
Là một phần của thỏa thuận thương mại được ký kết vào tháng 1, Trung Quốc đã đồng ý tăng mua hàng hóa của Mỹ thêm 200 tỷ USD đến năm 2021, tuy nhiên, đến nay các mục tiêu này vẫn chưa đạt được. Dữ liệu mới nhất đến cuối tháng 10 cho thấy, Trung Quốc chỉ mua khoảng 44% số lượng hàng hóa như đã cam kết trong năm nay.
Bên cạnh đó, Biden hy vọng sẽ giải quyết “các hành vi lạm dụng” của Trung Quốc trong quan hệ song phương trên các vấn đề như “đánh cắp tài sản trí tuệ, bán phá giá sản phẩm, trợ cấp bất hợp pháp cho các tập đoàn”, và ép “chuyển giao công nghệ” từ các công ty Mỹ cho các đối tác Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Biden cũng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với các khoản đầu tư do chính phủ triển khai trong việc nghiên cứu, phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục của Mỹ nhằm cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
“Tôi muốn đảm bảo rằng chúng ta sẽ chiến đấu mạnh mẽ bằng cách ưu tiên đầu tư vào trong nước”, ông Biden cho hay.
Quá trình tranh cử, các cố vấn của Biden từng cho biết, ông Biden sẽ thực hiện cách tiếp cận dần dần đối với thuế quan của Trung Quốc, đồng thời ưu tiên các vấn đề trong nước như đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và nâng cao năng lực sản xuất của Washington để cạnh tranh với Bắc Kinh.
Ông Biden cam kết củng cố liên minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương
Ông Biden cho biết sẽ mở rộng các liên minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ của mình, thúc đẩy vai trò dẫn dắt của Washington trên toàn thế giới.
Hôm 23/11, Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden nhấn mạnh kế hoạch về chính sách đối ngoại với mục tiêu Washington sẽ đóng vai trò lãnh đạo toàn cầu, củng cố các liên minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau 4 năm đầy biến động dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Giới thiệu về nhân sự được đề cử cho các vị trí trong nội các Mỹ tới đây, ông Biden cho biết việc ông chỉ định Antony Blinken vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ sẽ xây dựng lại tinh thần và lòng tin của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Đội ngũ phụ tá của Biden sẽ tiếp tục thể hiện niềm tin cốt lõi của ông, nhấn mạnh "Mỹ mạnh nhất khi hợp tác với các đồng minh". "Đó là một đội ngũ sẽ cho thấy, nước Mỹ đã trở lại, sẵn sàng dẫn dắt thế giới", ông Biden nói trong cuộc họp báo tại Wilmington, Delaware, hôm 23/11.
Ông Biden cam kết củng cố liên minh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. (Ảnh: AP)
Ông Biden bày tỏ ấn tượng sau các cuộc điện đàm với lãnh đạo các nước trên thế giới "bởi họ đang mong chờ Washington tái khẳng định vai trò lịch sử của mình như một nhà lãnh đạo toàn cầu đối với Thái Bình Dương, cũng như Đại Tây Dương và trên toàn thế giới" .
Bên cạnh đó, ông Biden cam kết tăng cường các liên minh ở châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh kinh nghiệm ngoại giao của đội ngũ giúp việc cho ông - những người từng làm việc với các đối tác, đã gặt hái được "một số thành tựu ngoại giao và an ninh quốc gia rõ nét" , sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này.
Quá trình tranh cử, Biden cam kết sẽ đảo ngược quyết định của Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thực thi chính sách cứng rắn đối với việc Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng trên toàn thế giới và tham gia trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran nếu Tehran tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thỏa thuận.
Người vừa được Biden đề cử vào vị trị Ngoại trưởng Mỹ - ông Blinken, nhấn mạnh sự cần thiết phải làm việc với các đồng minh. "Chúng tôi cần làm việc với các quốc gia khác, cần sự hợp tác của họ" , ông Blinken nói.
Danh sách đề cử cho thành viên nội các Mỹ tới đây, ngoài ông Blinken được chỉ định vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ, còn có Jake Sullivan - Cố vấn An ninh quốc gia và Linda Thomas-Greenfield sẽ là Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc.
Theo lịch trình, ông Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1. Ông hy vọng Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ sớm thông qua danh sách đề cử nội các mới của Mỹ.
Oanh tạc cơ Mỹ áp sát Trung Quốc áp đặt Hai oanh tạc cơ B-1B Lancer của không quân Mỹ tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên biển Hoa Đông hôm nay. Theo dữ liệu của Aircraft Spots, chuyên trang theo dõi máy bay trên thế giới, hai oanh tạc cơ B-1B Mỹ xuất phát từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam sáng nay, sau đó tiến...