Biden thắp hy vọng cho các lãnh đạo châu Á

Theo dõi VGT trên

Kinh nghiệm chính trị, sự điềm đạm của Biden dường như được đón nhận ở châu Á, nơi các lãnh đạo bối rối với chính sách hỗn loạn của Mỹ 4 năm qua.

Hai tuần sau vụ bạo loạn gây ngỡ ngàng tại Đồi Capitol, do đám đông ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump tiến hành, Joe Biden hôm 20/1 tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Mỹ, với bài phát biểu kêu gọi đoàn kết và chấm dứt xung đột. Ông cho biết sự chuyển giao quyền lực là bằng chứng cho thấy “ý chí của người dân đã được tiếp nhận”.

“Một lần nữa chúng ta học được rằng nền dân chủ vô cùng quý giá và cũng thật mong manh. Ngay giờ phút này, các bạn của tôi, nền dân chủ đã thắng thế”, tân Tổng thống Mỹ tuyên bố.

Giới quan sát đ.ánh giá cảm giác yên tâm về Biden, sau nhiệm kỳ đầy thăng trầm của Trump, thể hiện rõ qua lời chúc trên mạng xã hội từ các lãnh đạo khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với minh chứng điển hình là Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Biden thắp hy vọng cho các lãnh đạo châu Á - Hình 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 22/1. Ảnh: AFP .

“Chúc mừng lễ nhậm chức của Joe Biden. Nước Mỹ đã trở lại. Sự khởi đầu mới của nước Mỹ sẽ giúp nền dân chủ thậm chí vĩ đại hơn nữa. Cùng với người dân Hàn Quốc, tôi sẽ sát cánh bên hành trình hướng tới đoàn kết nước Mỹ của ngài”, Tổng thống Moon viết trên Twitter hôm 21/1.

Trong bài đăng trên Facebook, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông cầu chúc Biden “luôn thành công trong mọi nỗ lực” nhằm hàn gắn những chia rẽ tại Mỹ, sau cuộc bầu cử “đầy tranh cãi và cay đắng” tháng 11 năm ngoái.

“Sau 4 năm nước Mỹ rơi vào hỗn loạn, châu Á giờ đây có thể trông đợi vào một thời kỳ ổn định, lý trí và đầy tiềm năng”, Tommy Koh, cựu nhà ngoại giao Singapore và là chuyên gia uy tín về quan hệ Mỹ – châu Á, nhận xét trên Facebook.

David Adelman, cựu đại sứ Mỹ tại Singapore, cũng đồng quan điểm khi cho rằng các lãnh đạo thế giới dường như “thở phào nhẹ nhõm với việc chủ nhân mới của Nhà Trắng là một người đáng tin cậy và kiên định, cam kết khôi phục danh tiếng của Mỹ như một bên mang đến hòa bình và thịnh vượng”.

Frank Lavin, cựu đặc phái viên Mỹ tại Singapore, cho rằng mặc dù bài phát biểu nhậm chức của Biden tập trung vào vấn đề trong nước, nó vẫn có khả năng gây tiếng vang lớn trên thế giới nhờ nội dung hàm chứa trong đó.

“Tôi nghĩ điều làm nên thành công của bài phát biểu là ông ấy nói với giọng điệu bao quát và điềm đạm, đưa ra một tầm nhìn hấp dẫn về nước Mỹ, một quốc gia vì người dân, thành công và giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19″, Lavin nêu ý kiến.

Video đang HOT

Meera Shankar, cựu đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, cho rằng dấu hiệu ban đầu mà Biden gửi đến thế giới là Mỹ sẽ không còn khó đoán như chính quyền t.iền nhiệm. “Dường như Biden sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại truyền thống, ít thất thường hơn so với Trump”, Meera nói.

Hầu hết giới quan sát đ.ánh giá quyết định ký sắc lệnh đưa Mỹ tái gia nhập hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là chi tiết quan trọng nhất trong ngày đầu tiên của Biden tại Phòng Bầu dục.

Rohan Mukherjee, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Đại học Yale-NUS của Singapore, cho biết những năm dưới thời Trump không chỉ là khoảng thời gian lãng phí đối với nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu, mà còn là bước lùi đáng kể của một trong những nước phát thải carbon nhiều nhất thế giới.

“Việc tái gia nhập hiệp định là tín hiệu quan trọng với thế giới rằng Mỹ đã sẵn sàng đóng vai trò dẫn dắt toàn cầu một lần nữa, thay vì tìm cách phá hủy một số cấu trúc trong trật tự quốc tế và âm thầm chứng kiến những phần còn lại sụp đổ”, Mukherjee nhận định.

Joseph Liow, nhà phân tích các vấn đề quốc tế tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết Biden cũng nên chứng minh rằng ông nhận thức được những khó khăn và thách thức mà các nước châu Á phải đối mặt trong bối cảnh riêng của họ. Chúng có thể rất khác so với những vấn đề đang tồn tại ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Trọng tâm đáng chú ý hàng đầu được cho là những hành động và chính sách liên quan đến Trung Quốc của chính quyền Biden. Antony Blinken, ứng viên ngoại trưởng của tân Tổng thống Mỹ, hôm 19/1 phát biểu trước quốc hội rằng ông đồng tình với “nguyên tắc cơ bản” trong cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc của Trump, nhưng nói thêm rằng ông có những quan điểm khác trên một số lĩnh vực.

Ấn Độ nằm trong số những quốc gia đang hy vọng Mỹ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc tương tự thời Trump. “Chừng nào cuộc đối đầu Mỹ – Trung còn chi phối nền chính trị châu Á, Ấn Độ vẫn sẽ là đối tác không thể thiếu của Mỹ. Câu hỏi quan trọng là New Delhi có thể tận dụng cơ hội vàng này như thế nào”, MK Bhadrakumar, cựu nhà ngoại giao Ấn Độ, cho hay.

Dewi Fortuna Anwar, bình luận viên chính sách đối ngoại nổi tiếng của Indonesia, cho biết chính phủ nước này thì hy vọng chính quyền Biden sẽ tạo ra “môi trường thuận lợi hơn, nhằm đảm bảo hợp tác trong việc phục hồi sau Covid-19, tái xây dựng kinh tế và hợp tác khu vực sâu rộng hơn”, đồng thời duy trì sự tập trung vào khu vực thông qua ASEAN.

Tuy nhiên, giới quan sát lưu ý những rào cản đáng kể đối với Biden vẫn tồn tại, do những kỳ vọng khác nhau đối với chính quyền mới của Mỹ từ các quốc gia khắp thế giới.

Theo Nydia Ngiow, giám đốc cấp cao tại nhóm cố vấn chính trị BowerGroupAsia của Singapore, châu Á đang nhìn về phía Biden với niềm lạc quan và hy vọng “một cách thận trọng”.

Trung Quốc 'tiên hạ thủ vi cường' với Biden

Bắc Kinh "ra tay trước" bằng các thỏa thuận thương mại ở châu Á và châu Âu nhằm ngăn Biden tập hợp mặt trận thống nhất chống Trung Quốc.

Năm 2020, hình ảnh Trung Quốc trên toàn cầu đã suy giảm vì cách xử lý ban đầu với Covid-19 và chính sách "ngoại giao chiến lang" (các nhà ngoại giao đưa ra những tuyên bố cứng rắn, quyết liệt, sẵn sàng c.ông k.ích các nước khác để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc).

Một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng 10 cho thấy tại 14 quốc gia phát triển, ác cảm của công chúng với Trung Quốc đã lên đến mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch đã cho Chủ tịch Tập Cận Bình cơ hội lớn về ngoại giao. Việc ông Tập hồi tháng 9/2020 cam kết đẩy nhanh quá trình giảm lượng khí thải carbon đã giúp Trung Quốc nhận được sự tán dương quốc tế, ngay cả khi Bắc Kinh vẫn chưa nêu chi tiết cách họ sẽ hạn chế than đá và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng khác.

Trung Quốc tiên hạ thủ vi cường với Biden - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Mỹ năm 2015. Ảnh: AP .

Cũng vào tháng 9 năm ngoái, ông Tập bày tỏ mong muốn kết thúc 7 năm đàm phán về thỏa thuận đầu tư với châu Âu. Chỉ vài tháng trước đó, thỏa thuận này tưởng như đã "chết" trong trong bối cảnh ác cảm với Trung Quốc ngày càng gia tăng ở châu Âu. "Có những khác biệt thực sự và chúng tôi sẽ không che giấu chúng", Charles Michel, chủ tịch Hội đồng Châu Âu, cho biết hồi tháng 9/2020.

Đột phá diễn ra sau bầu cử tổng thống Mỹ. Trong khi Trump làm mất lòng các đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Âu và châu Á, Tổng thống đắc cử Joe Biden cam kết tập hợp liên minh đa quốc gia để đối phó với những thách thức kinh tế, ngoại giao và quân sự mà Trung Quốc đặt ra.

Trung Quốc rõ ràng đã thấy trước mối đe dọa. Chỉ hai tuần sau bầu cử Mỹ, Trung Quốc cùng 14 quốc gia, chủ yếu thuộc châu Á, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đầu tháng 12, sau các cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông Tập đã thúc đẩy việc hoàn tất hiệp định đầu tư với châu Âu.

Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia tương lai của Biden, đã đăng tweet gợi ý rằng châu Âu nên chờ tham vấn với chính quyền mới của Mỹ trước khi ra quyết định. Tuy nhiên, những khuyến cáo của ông không có tác dụng, EU và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hôm 30/12.

Với những động thái "ra tay trước" như vậy, ông Tập đang cho thấy Tổng thống đắc cử Biden sẽ gặp khó khăn trong việc tập hợp mặt trận thống nhất cùng các đồng minh để chống Trung Quốc , Steven Lee Myers, nhà báo của NYTimes, nhận xét.

Noah Barkin, chuyên gia về Trung Quốc của Rhodium Group, gọi hiệp định đầu tư Trung - Âu là "chiến thắng địa chính trị đối với Trung Quốc". Các công ty Trung Quốc vốn có cơ hội tiếp cận thị trường châu Âu nhiều hơn công ty châu Âu vào thị trường Trung Quốc. Thành tựu thực sự của Bắc Kinh trong thỏa thuận này là về mặt ngoại giao.

Giới phân tích đ.ánh giá Trung Quốc chỉ phải chấp nhận những nhượng bộ khiêm tốn để đổi lại việc xoa dịu lo ngại ngày càng lớn về các chính sách của Bắc Kinh như luật an ninh Hong Kong và vấn đề Tân Cương. Nước này đồng ý, ít nhất là trên giấy tờ, nới lỏng nhiều hạn chế áp đặt đối với các công ty châu Âu làm việc tại Trung Quốc và mở cửa với các ngân hàng châu Âu.

Họ cũng cam kết "thực hiện các nỗ lực liên tục và bền vững" để phê chuẩn hai công ước quốc tế về lao động c.ưỡng b.ức. Câu hỏi đặt ra là liệu các cam kết có được thực thi hay không. Trung Quốc được cho là vẫn chưa thực hiện tất cả lời hứa họ đưa ra khi gia nhập WTO năm 2001.

Một số nhà quan sát cho rằng động thái của Trung Quốc mang tính chiến thuật. "Sẽ là sai lầm nếu coi những nhượng bộ này của Trung Quốc là một thay đổi đáng kể trong chính sách", Barkin nói. "Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến Bắc Kinh siết chặt quản lý với nền kinh tế, hỗ trợ nhiều hơn doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy 'tự lực cánh sinh'".

Myers bình luận rằng một lần nữa, Trung Quốc chứng minh rằng họ chỉ phải trả giá rất ít hoặc không hề hấn về mặt ngoại giao, dù nước này có những hành động không phù hợp với các giá trị châu Âu. Châu Âu đã chốt hiệp định đầu tư một ngày sau khi EU công khai chỉ trích án tù khắc nghiệt với một luật sư Trung Quốc đã đưa tin về đợt bùng phát Covid-19 ở Vũ Hán đầu năm 2020.

Australia cũng ở trong tình cảnh tương tự vào tháng 11 khi nước này ký RCEP, ngay cả khi Bắc Kinh đang tung nhiều đòn kinh tế chống lại Canberra.

Ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao lớn của Trung Quốc, đặc biệt là vào thời điểm khủng hoảng toàn cầu, khiến các quốc gia khác cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác, dù họ không đồng tình với các chính sách của Bắc Kinh. RCEP sẽ tạo nên một thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng, nhiều hơn bất kỳ hiệp ước nào trước đó.

Các động thái của Trung Quốc sẽ không chấm dứt sự tức giận của các nước về những chính sách của họ. Tuy nhiên, chúng có thể giúp Trung Quốc xoa dịu những bên chỉ trích mình, đặc biệt khi họ có nền kinh tế phục hồi sau đại dịch mạnh mẽ hơn những nước khác.

Điều đó sẽ làm khó Biden, người phải xây dựng lại lòng tin ở châu Âu sau 4 năm chính sách "nước Mỹ trước tiên" của Trump đã khiến họ thất vọng, Myers viết.

"Thời điểm hiện giờ là cơ hội rất tốt cho chúng tôi", Wang Huiyao, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, nói. Ông cho rằng Trung Quốc có thể đóng vai trò là hình mẫu chống dịch và đối tác hợp tác, đồng thời gợi ý rằng châu Âu có thể làm trung gian hòa giải Mỹ - Trung.

Ông Tập không thừa nhận các chính sách của Trung Quốc đã làm xói mòn lòng tin toàn cầu. Giới chức nước này cũng không có dấu hiệu xem xét lại các chính sách cốt lõi. Chính sách "ngoại giao chiến lang" không có dấu hiệu giảm tốc. Australia vẫn phải đối mặt với cơn thịnh nộ của Trung Quốc, Canada chịu chung cảnh ngộ vì vụ bắt giám đốc tài chính Huawei theo yêu cầu của Mỹ.

"Tôi nghĩ họ có cách tiếp cận chọn lọc trong việc cải thiện hình ảnh", Minxin Pei, giáo sư tại Claremont McKenna College ở California, bình luận.

Sẽ mất nhiều tháng để các nhóm pháp lý hoàn thiện văn kiện và dịch hiệp định đầu tư Trung Quốc - EU. Sau đó, nó phải được 27 quốc gia thành viên của EU phê chuẩn và được Nghị viện châu Âu thông qua. Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian và có thể gặp nhiều trở ngại. Dù vậy, giới chức Trung Quốc đang bày tỏ niềm hân hoan trước một thỏa thuận mà ông Tập gọi là "cân bằng, tiêu chuẩn cao và đôi bên cùng có lợi".

"Các lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về một mặt trận đa quốc gia xuyên Đại Tây Dương chống lại mình. Họ sẵn sàng thực hiện những nhượng bộ chiến thuật để lấy lòng châu Âu", Barkin nói. "Họ rất thông minh khi làm vậy".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Lý do thành viên Hezbollah đồng loạt đổi sang dùng máy nhắn tin
10:48:05 18/09/2024
Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống
10:59:49 19/09/2024
Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km
19:40:52 19/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Bộ phim thống trị tuyệt đối màn ảnh Hàn, "bạn trai quốc dân" hot nhất hiện tại đóng chính
07:51:28 20/09/2024

Tin mới nhất

Biến đổi khí hậu: Cảnh báo cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

09:02:24 20/09/2024
Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỷ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái Đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

08:59:57 20/09/2024
Dữ liệu từ cơ quan trên cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và t.ử v.ong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bạo loạn tại vùng lãnh thổ Pháp ở Caribe

08:48:56 20/09/2024
Một nghiên cứu của Viện thống kê quốc gia (INSEE) năm 2022 cho thấy giá thực phẩm ở Martinique cao hơn tới 40% so với lục địa Pháp.

Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban

08:45:11 20/09/2024
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết Trung Quốc hết sức chú ý đến các sự việc liên quan, phản đối mọi hành vi xâm phạm chủ quyền và an ninh của Liban.

Xuất hiện thông tin về đề xuất ngừng b.ắn mới của Israel

08:38:37 20/09/2024
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Mayadeen của Liban dẫn lời một quan chức cấp cao của Hamas nói rằng phong trào này chưa nhận được đề xuất thỏa thuận mới.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:04:01 20/09/2024
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục

Netizen

09:43:52 20/09/2024
Lớn lên trong gia đình khá giả nhưng quý tử của bà trùm thẩm mỹ viện vẫn giữ thói quen sống tiết kiệm, giản dị. Kinh doanh lâu năm, Mailisa cũng là một trong những doanh nhân được đ.ánh giá sở hữu khối tài sản đồ sộ.

Kinh nghiệm du lịch Tà Xùa an toàn

Du lịch

09:42:20 20/09/2024
Tà Xùa là một xã vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Địa điểm này nằm cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 115km, cách Mộc Châu khoảng 100km và nằm ở độ cao từ 1600-1800m.

Bạn trai vẫn nhớ nhung tình cũ nhưng lại ngỏ ý muốn cưới tôi

Góc tâm tình

09:39:41 20/09/2024
Anh bất ngờ hỏi tôi chuyện cưới xin dù trước đó nói chưa thể quên được tình cũ. Tôi không muốn là một phần trong câu chuyện của ai đó.

Song Hye Kyo, Đường Yên đụng độ concept, điểm nhấn ở cách phối cực kỳ tôn dáng

Phong cách sao

09:24:46 20/09/2024
Đường Yên cũng là một trong những gương mặt được cho là ấn tượng tại thảm đỏ lần này. Đụng chung concept với đàn chị trong thiết kế ôm sát. Tông xám cực kỳ tôn da với điểm nhấn là bộ đôi trang sức ánh bạc đắt giá.

Váy midi và bốt, nét duyên dáng từ phong cách đường phố mùa thu

Thời trang

09:21:45 20/09/2024
Dù theo đuổi phong cách cá tính, phóng khoáng hay nhẹ nhàng, đáng yêu bạn đều có thể áp dụng cặp đôi này bằng cách sử dụng linh hoạt chân váy midi (dài ngang bắp chân) phối cùng bốt lửng hoặc bốt cổ cao sành điệu.

Không chỉ Kỳ Duyên mà Hoàng Thùy, Ngọc Châu, Bùi Quỳnh Hoa... cũng chưa tốt nghiệp Đại học

Sao việt

09:09:06 20/09/2024
Vượt qua nhiều cô gái để đăng quang ở một cuộc thi nhan sắc, Hoa - Á hậu trong mắt công chúng là người tài sắc vẹn toàn.Vì vậy học vấn của các nàng hậu luôn là điều được công chúng quan tâm.

Sao Kpop 20/9: Jennie nói về bê bối hút thuốc, Kim Tae Hee 'trốn con' hẹn hò

Sao châu á

09:05:16 20/09/2024
Jennie nhận nhiều chỉ trích khi lên tiếng về bê bối hút thuốc, Kim Tae Hee và Bi Rain tận hưởng khoảng thời gian hẹn hò ngọt ngào.

Mê đắm trước vẻ đẹp của hot girl Đà Nẵng từng mắc bệnh tự kỷ

Người đẹp

08:49:41 20/09/2024
Tuy từng mắc bệnh tự kỷ nhưng hot girl Nguyễn Thị Vân Anh đã vượt qua chính mình để trở thành Tiktoker nổi tiếng. Nguyễn Thị Vân Anh còn được biết đến với biệt danh Pinky.

Công chúa YG nghĩ gì về khoảnh khắc l.ột á.o "cuốn phăng" hình tượng ngoan hiền, theo đuổi phong cách hở bạo?

Nhạc quốc tế

08:44:35 20/09/2024
Jennie có khoảnh khắc để đời khi lột phăng chiếc áo sơ mi, chỉ mặc độc chiếc váy ống khoe trọn vòng 1 quyến rũ trên sân khấu SOLO thuộc show diễn In Your Area Hong Kong năm 2019.

Rào cản của văn hoá fandom Việt, đu idol quốc nội hoá ra lại khó!

Nhạc việt

08:36:48 20/09/2024
Các anh trai trở thành chủ đề nóng nhất trên các diễn đàn âm nhạc, khiến cục diện đi đu idol của các FC Việt thay đổi.

Show thực tế căng thẳng nhất hiện nay: Mai Âm Nhạc suýt bị đuổi, một cô gái khiến khán giả phát mệt vì lại khóc

Tv show

08:21:08 20/09/2024
Nhiệm vụ Kpop của Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã khiến các team không khỏi bối rối và xảy ra xung đột trong quá trình tập luyện