Biden nói ‘cần phải có’ phiên tòa luận tội Trump
Biden lần đầu đưa ra bình luận về phiên luận tội Trump sau khi nhậm chức, cho rằng nó cần phải diễn ra, dù có thể ảnh hưởng tới chương trình nghị sự của ông.
“Tôi nghĩ nó cần phải xảy ra”, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 25/1 nhận xét trong một cuộc phỏng vấn ngắn ở Cánh Tây Nhà Trắng. Ông thừa nhận phiên luận tội có thể tác động tới chương trình nghị sự và ứng viên nội các của mình, nhưng cho rằng “sẽ còn tệ hơn nếu không có phiên luận tội”.
Biden cho hay ông tin rằng kết quả sẽ khác đi nếu cựu tổng thống Donald Trump lãnh đạo thêm 6 tháng nữa, nhưng ông không nghĩ rằng 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ bỏ phiếu kết tội Trump.
“ Thượng viện đã thay đổi từ khi tôi còn ở đó, nhưng cũng không thay đổi nhiều”, ông nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng hôm 22/1. Ảnh: AFP.
Biden đưa ra nhận xét cùng lúc Hạ viện thông báo chuyển cáo buộc luận tội Trump lên Thượng viện. Phiên tòa được chú ý trong những ngày đầu Biden nhậm chức, khi ông cố tìm cách tạo cân bằng giữa việc ủng hộ phiên tòa và thúc đẩy thông điệp đoàn kết.
Thượng viện sẽ bắt đầu xem xét luận tội cựu tổng thống Donald Trump từ ngày 8/2. Ông chỉ có thể bị kết tội nếu 2/3 số thượng nghị sĩ ủng hộ làm vậy, tức là ngoài tất cả 50 thượng nghị sĩ Dân chủ, cần thêm 17 thượng nghị sĩ Cộng hòa quay lưng với Trump.
Video đang HOT
Một số nguồn tin đảng Cộng hòa nói rằng lượng người muốn trừng phạt cựu tổng thống cao hơn nhiều con số được công khai, nhưng nhiều nghị sĩ Cộng hòa hàng đầu đang tỏ ý phản đối xét xử Trump. Họ cho rằng việc luận tội cựu tổng thống là vi hiến, trong khi lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer bác bỏ quan điểm và cho rằng “ý tưởng Thượng viện không thể xét xử cựu quan chức sẽ tương đồng với lá bài miễn tội cho mọi tổng thống”.
Những người ủng hộ Trump quá khích tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1, gây ra vụ bạo động khiến 5 người chết và hàng chục người bị thương. Vụ bạo động khiến giới chức Mỹ phải thắt chặt an ninh tại thủ đô Washington và điều hàng chục nghìn Vệ binh Quốc gia hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật địa phương bảo vệ lễ nhậm chức của Biden.
Đặc quyền của Trump hậu Nhà Trắng
Sau khi mãn nhiệm, Donald Trump giờ đây có thể nhận lương hưu hàng năm 221.400 USD cùng rất nhiều đặc quyền của một cựu tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, đặc quyền này của Donald Trump có thể đang bị đe dọa, khi Thượng viện sắp tổ chức phiên tòa luận tội ông theo điều khoản "kích động bạo lực" đã được Hạ viện thông qua.
Luật Mỹ không cho phép cấp lương hưu cho những tổng thống bị "bãi nhiệm" bằng quy trình luận tội. Tuy nhiên, Trump là trường hợp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Mỹ, bởi ông bị luận tội khi đã kết thúc nhiệm kỳ, nên Thượng viện sẽ không thể ra phán quyết "bãi nhiệm" ông.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại căn cứ quân sự Andrews, Maryland, trước khi lên máy bay tới Florida ngày 20/1. Ảnh: Reuters.
Nếu tuyên Trump có tội, Thượng viện nhiều khả năng phải tổ chức một phiên bỏ phiếu thứ hai để xác định liệu ông có tiếp tục đủ điều kiện được nhận lương hưu và các đặc quyền sau khi mãn nhiệm hay không, theo Michael Gerhardt, giáo sư luật tại Đại học Bắc Carolina.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi liệu một cuộc bỏ phiếu nữa có thể thực sự tước bỏ lương hưu và các đặc quyền cựu tổng thống của Trump hay không.
"Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi", Demian Brady, giám đốc nghiên cứu tại Tổ chức Liên minh Người nộp thuế Quốc gia (NTUF), một cơ quan giám sát chi tiêu của chính phủ, cho hay.
Ngoài lương hưu 221.400 USD/năm, Trump còn nhận được nhiều đặc quyền khác bao gồm phụ cấp đi lại, không gian văn phòng và lương nhân viên, có thể lên đến một triệu USD một năm.
Theo NTUF, kể từ năm 2000, 4 cựu tổng thống Mỹ hiện còn sống đã nhận được các phụ cấp và đặc quyền với tổng giá trị lên đến khoảng 56 triệu USD.
Brady cho biết một trong những đặc quyền đắt đỏ nhất của các cựu tổng thống là tiền thuê không gian văn phòng không giới hạn. Cựu tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama mỗi người đều nhận hơn 500.000 USD tiền thuê văn phòng hồi năm ngoái. Tiền thuê văn phòng của cựu tổng thống Jimmy Carter thấp hơn, chỉ khoảng 118.000 USD.
Một quyền lợi mà Trump sẽ không được nhận như một số cựu tổng thống khác là bảo hiểm y tế, bởi một tổng thống phải phục vụ trong cơ quan liên bang ít nhất 5 năm mới đủ tiêu chuẩn hưởng đặc quyền này.
Đối với Trump, một tỷ phú kinh doanh, số lương hưu này dường như không quá quan trọng. Ông vẫn cảm thấy ổn dù không nhận lương tổng thống trong suốt thời gian tại vị.
Trump và Nhà Trắng cho biết khi còn tại nhiệm, ông đã dùng 400.000 USD tiền lương tổng thống hàng năm để hỗ trợ các cơ quan chính phủ khác nhau.
Luật về lương hưu của tổng thống Mỹ được thông qua vào năm 1958 khi Harry Truman, một trong hai cựu tổng thống còn sống thời điểm đó, gặp vấn đề tài chính. Dù vậy, không ít người cho rằng nên chấm dứt hoặc giảm tiền lương hưu và các đặc quyền cho cựu tổng thống, đặc biệt vì hầu hết các cựu tổng thống ngày nay đều có thu nhập tốt từ việc viết sách và làm diễn giả.
"Luật này ban đầu được ban hành nhằm giải quyết rắc rối cho một trường hợp kém may mắn. Trong kỷ nguyên hiện đại, các cựu tổng thống đều có khả năng kiếm tiền đáng kể, thậm chí đủ sức giúp họ trở thành những triệu phú", Brady nói.
Hồi năm 2016, quốc hội do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát đã thông qua luật quy định mức chi trả lương hưu cố định là 200.000 USD/năm cho một tổng thống và giới hạn các chi phí khác ở mức 200.000 USD. Mức tăng chi phí sinh hoạt sẽ được tính bằng một công thức dựa trên tỷ lệ lạm phát dùng để tính mức tăng trợ cấp an sinh xã hội.
Đạo luật cũng quy định sẽ cắt giảm một USD tiền lương hưu và chi phí cho mỗi USD mà một cựu tổng thống kiếm được vượt trên mức 400.000 USD. Vậy nên, nếu một cựu tổng thống có thu nhập từ 800.000 USD trở lên, ông sẽ không được nhận lương hưu và trợ cấp.
Tuy nhiên, Obama đã phủ quyết đạo luật trên với lý do rằng nếu làm theo nó, lương hưu và trợ cấp cho đội ngũ nhân viên của các cựu tổng thống cũng không còn, đồng thời gây khó khăn hơn cho Cơ quan Mật vụ khi bảo vệ các cựu tổng thống.
Obama tuyên bố nếu quốc hội điều chỉnh đạo luật để giải đáp thỏa đáng những quan ngại trên, ông sẽ ký thông qua. Tuy nhiên, đạo luật sau đó không được tiếp tục trình lên bàn Obama trước khi ông mãn nhiệm.
Năm 2019, Hạ viện thông qua một đạo luật tương tự sau khi phe Dân chủ giành lại quyền kiểm soát, nhưng Thượng viện đến nay vẫn chưa bỏ phiếu về nó.
Nghị sĩ Cộng hòa bị nghi mang súng vào quốc hội Cảnh sát quốc hội đang điều tra báo cáo nghị sĩ Cộng hòa Andy Harris lén mang súng vào phòng họp Hạ viện, nhưng bị chặn ở cửa an ninh. "Một nhân viên an ninh đã nhìn thấy khẩu súng bên người hạ nghị sĩ Harris và báo cáo sự việc cho cấp trên của anh ta", một quan chức quốc hội giấu...