Biden mắc sai lầm, Trump rộng đường tái đắc cử?
Tổng thống Trump vẫn ở thế bất lợi so với đối thủ Joe Biden, nhưng cuộc bầu cử có thể diễn ra theo những chiều hướng bất ngờ.
Cuộc biểu tình bạo loạn bùng phát tại Philadelphia và việc ứng cử viên Joe Biden phản đối khai thác dầu từ đá phiến tại bang Pennsylvania có thể khiến tình hình xoay chuyển, mở đường cho Tổng thống Trump giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri đoàn trong bối cảnh chỉ còn một tuần nữa cuộc bầu cử Tổng thống chính thức sẽ diễn ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc tiếp xúc cử tri ở bang Pennsylvania. (Ảnh: FT)
Biểu tình bạo loạn tại Philadelphia
Theo đánh giá của RealClearPolitics, tỷ lệ dẫn trước của ứng cử viên Joe Biden trong các cuộc thăm dò dư luận đã giảm từ mức tối đa 10,2% vào ngày 12/10 xuống còn 7,6% ở thời điểm hiện tại. Ông Biden gần như chắc chắn sẽ chiến thắng áp đảo về phiếu bầu phổ thông, giống bà Hillary Clinton năm 2016, song lợi thế của Tổng thống Trump tại hai bang chiến địa Pennsylvania và Florida có thể giúp ông giành được đa số phiếu đại cử tri.
Tổng thống Trump vẫn ở thế bất lợi so với đối thủ, nhưng cuộc bầu cử có thể diễn ra theo những chiều hướng bất ngờ. Một cuộc bầu cử sát nút có thể đòi hỏi các cơ quan kiểm phiếu phải kiểm lại hàng chục triệu lá phiếu gửi qua thư. Điều này có thể làm dấy lên nhiều tranh cãi trong thời gian dài, đồng thời trở thành một kịch bản ác mộng đối với nền chính trị Mỹ cũng như thị trường tài chính.
Luật pháp và trật tự là chủ đề tranh cử hàng đầu của Tổng thống Trump. Các cử tri thuộc tầng lớp trung lưu tại Mỹ đang theo dõi một cách đầy lo lắng khi lực lượng cảnh sát chưa trấn áp được những cuộc biểu tình bạo lực và tình trạng mất an ninh tại hàng chục thành phố của Mỹ. Đã có 30 cảnh sát bị thương vào đêm 26/10 trong cuộc biểu tình bạo loạn tại bang Philadelphia sau vụ cảnh sát bắn chết một người da màu mang theo dao. Các vết thương của cảnh sát là do người biểu tình dùng gạch đá và những vũ khí khác để tấn công họ. Điều này cho thấy cảnh sát có thể đã thực hiện theo chỉ thị của Thị trưởng đảng Dân chủ Jim Kenney yêu cầu không được mạnh tay với người biểu tình.
Trước đó, đoạn video do cảnh sát đăng tải cho thấy, Walter Wallace – một thanh niên da màu, 27 tuổi đã cầm dao và sấn tới các nhân viên cảnh sát khi những nhân viên này yêu cầu anh ta hạ vũ khí. Tuy nhiên, Walter Wallace không làm theo yêu cầu và điều đó buộc 2 cảnh sát phải nổ súng. Theo luật sư của gia đình ông Wallace, anh này có vấn đề thần kinh. Thị trưởng Kenney cho biết, ông đã xem video về vụ việc và “ nhận thấy có những câu hỏi khó cần phải trả lời“.
Đối với nhiều cử tri Pennsylvania, câu hỏi đặt ra là tại sao cảnh sát không thực hiện những hành động mạnh mẽ hơn để khôi phục trật tự và bảo vệ chính bản thân họ. Các cuộc thăm dò cho thấy, 2/3 cử tri Mỹ nói rằng đảm bảo trật tự công cộng là vấn đề rất quan trọng đối với họ, dù vẫn chưa biết ứng cử viên nào có thể làm công việc này tốt hơn.
Trong cuộc tranh luận hồi tháng 9 vừa qua, khi nói đến vấn đề phân biệt chủng tộc, ứng cử viên Joe Biden cho rằng những gì ông Trump đang làm đã gây tổn hại đến cộng đồng người da màu. Nhắc lại thời điểm xảy ra vụ sát hại công dân da màu George Floyd, Joe Biden nhấn mạnh, nhiều cuộc biểu tình hòa bình đã xảy ra nhưng ông Trump lại đối phó bằng cách triển khai an ninh, dùng vũ lực và hơi cay. Ứng cử viên Biden nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách lực lượng cảnh sát và xử lý nghiêm khắc những người liên quan đến các vụ việc như của George Floyd.
Sai lầm lớn của Biden
Một sơ hở khác của Joe Biden là phản đối việc khai thác dầu từ đá phiến tại bang Pennsylvania, vốn là lĩnh vực thu hút nhiều lao động và đầu tư nhất của bang này sau khi dự án đá phiến Marcellus Shale bắt đầu được mở rộng vào những năm 2010.
Ông Biden đã ủng hộ “Thỏa thuận xanh mới” do đảng Dân chủ đề xuất nhằm tạo ra một nền kinh tế không có carbon, theo đó yêu cầu ngừng các hoạt động khai thác dầu từ đá phiến tại nhiều khu vực trên toàn nước Mỹ và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trong vòng 30 năm.
Video đang HOT
Trong cuộc vận động tranh cử tại Pennsylvania hôm 26/10 vừa qua, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “ Ông Biden đã xác nhận kế hoạch hủy bỏ toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ. Không có hoạt động khai thác đồng nghĩa với việc không công ăn việc làm và không có năng lượng cho các hộ gia đình ở Pennsylvania“. Nguy cơ với Biden nằm ở chỗ các cử tri có thể không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường – vốn là ưu tiên chính của đảng Dân chủ, nhiều như những vấn đề sát sườn với họ.
Tổng thống Trump không thể để mất 20 phiếu đại cử tri của Pennsylvania, nơi ông dành nhiều nỗ lực vận động cử tri trong những tháng gần đây, nếu ông muốn có được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri để chiến thắng. Forida, Ohio, Georgia và Bắc Carolina thì quá khó để đoán định.
Pennsylvania từng nắm vai trò chủ chốt trong việc tạo nên chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 và lần này cũng vậy, nhất là khi ông đang bị tụt lại so với đối thủ tại các bang Wisconsin và Michigan. Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy, Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump 9 điểm phần trăm tại Michigan và 5,5 điểm phần trăm tại Wisconsin.
Tuy vậy, Tổng thống Trump vẫn có thể giành được đa số phiếu đại cử tri mà không cần tới hai bang này, nếu ông chiến thắng tại các bang chiến địa khác- nơi cuộc bám đuổi đang sít sao.
Giới phân tích cho rằng, cho đến thời điểm hiện tại, cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump vẫn rất hẹp. Nhưng nếu điều này thay đổi do các sự kiện diễn ra ở Philadelphia và do quan điểm chưa nhất quán của ông Biden liên quan đến vấn đề khai thác dầu từ đá phiến, thì Tổng thống Trump có thể có được nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai và điều này sẽ một lần nữa gây bối rối cho các nhà thăm dò dư luận.
Trump cố tái lập kỳ tích 2016
Trong hai tuần còn lại, chiến dịch của Trump tái sử dụng chiến thuật từ 4 năm trước để vực dậy tinh thần, khi các cuộc thăm dò cho thấy đối thủ đang thắng thế.
Mặc dù giới chức khuyến cáo không nên tổ chức các sự kiện đông người, Trump đang khẩn trương tập hợp lại các yếu tố cốt lõi làm nên chiến thắng năm 2016: truyền thông đưa tin đậm về những cuộc mít tinh đông người sôi động, kêu gọi điều tra hình sự đối thủ và thường xuyên nhắc đến những tài liệu rò rỉ trong chặng cuối của chiến dịch.
Trump tại một sự kiện ở Pennsylvania ngày 26/10. Ảnh: AP.
Cuộc mít tinh của Trump ở Ohio hôm 24/10 cho thấy ông đang cố áp dụng lại chiến thuật năm 2016 đến mức nào. "Có điều gì đó đang diễn ra. Nó từng xảy ra vào thời điểm này 4 năm trước. Nhưng lần này nặng hơn", ông nói với đám đông, ám chỉ đối thủ có hành động sai trái.
Đám đông khán giả hô vang "nhốt ông ta lại", giống khẩu hiệu "nhốt bà ta lại" chống lại Hillary Clinton, sau khi Trump cáo buộc Joe Biden và cựu tổng thống Barack Obama do thám chiến dịch của ông.
Theo các cố vấn của Trump, dữ liệu từ các cuộc mít tinh và gây quỹ cho thấy sự ủng hộ dành cho Trump có thể tăng mạnh vào chặng cuối cuộc bầu cử năm nay, giống thời 2016. "Có những điểm tương đồng nổi bật với chiến dịch tranh cử năm 2016", người quản lý chiến dịch Bill Stepien nói.
Trong khi đó, phe Dân chủ cho rằng các điều kiện hiện nay không thể giúp Trump lặp lại kỳ tích năm 2016 vì Tổng thống rõ ràng đang thất thế. Ngoài cách xử lý Covid-19, cách làm việc của Trump trong 4 năm qua cũng khiến các đảng viên Dân chủ "quyết chiến".
Cách đây 4 năm, cử tri có thể không chắc Trump sẽ điều hành đất nước thế nào và nhiều người sẵn sàng đánh cược. Đội ngũ của Biden lập luận rằng lần này, các cử tri tìm kiếm một người bình tĩnh và có năng lực chứ không phải người hay khoe khoang và đem đến hỗn loạn.
Nỗ lực tái lập kỳ tích đầu tiên của Trump đã bị Covid-19 cản trở. Đại dịch khiến ông buộc phải thu hẹp quy mô hoặc hủy các sự kiện vận động tranh cử lớn. Cách ông xử lý vấn đề cũng làm mất lòng một số nhóm cử tri chủ chốt. Thậm chí Trump còn bị nhiễm nCoV hồi đầu tháng 10, khiến ông phải dừng đi vận động trong vài ngày.
Trump tiếp tục nói rằng việc các hãng truyền thông đưa tin nhiều về khủng hoảng y tế là chiến thuật chính trị của các đối thủ để khiến người dân Mỹ sợ hãi. "Cứ bật TV lên là chỉ thấy Covid-19. Một chiếc máy bay rơi, 500 người chết, họ không nói về điều đó", Trump nói tại một sự kiện ở Lumberton, Bắc Carolina hôm 24/10. "Rồi đến ngày 4/11, thể nào các bạn cũng sẽ không còn nghe về nó nữa".
23/10 là ngày Mỹ tăng ca nhiễm cao kỷ lục với hơn 80.000 ca nhiễm mới, theo giới chức liên bang. Đại dịch đã khiến hơn 1,16 triệu người trên toàn thế giới tử vong, trong đó có hơn 230.000 người Mỹ. Vụ tai nạn máy bay mà Trump nhắc đến không có thật.
Trump là một trong số ít người giành chiến thắng ngay từ lần tranh cử đầu tiên. Hầu hết tổng thống Mỹ từng gặp thất bại trong các chiến dịch chính trị trước đó, giúp họ hiểu được rằng bối cảnh chính trị thay đổi đòi hỏi chiến thuật và chiến lược khác nhau.
Trong lần tranh cử đầu tiên, nhiều người cho rằng Trump không thể đắc cử, để rồi ông giành được một trong những chiến thắng bất thường nhất trong lịch sử tổng thống Mỹ. Kỳ tích đó khiến các đồng minh hy vọng nó sẽ lặp lại năm nay.
Nhưng Trump đang phải đối mặt với một đối thủ rất khác Clinton - người vướng vào bê bối trong quãng thời gian bà làm ngoại trưởng và không được lòng nhiều nhóm cử tri. Theo nhiều cuộc thăm dò, mức độ thiện cảm của công chúng với Biden đã tăng nhẹ kể từ Hội nghị Toàn quốc đảng Dân chủ hồi tháng 8, trong khi chỉ số của Trump thấp hơn và về cơ bản không thay đổi. Biden được nhìn nhận tích cực hơn nhiều so với Clinton.
"Năm 2016, chúng ta gặp phải tình huống chưa từng có khi cả hai ứng viên chính đảng đều có mức độ thiện cảm thấp", nhà thăm dò của đảng Dân chủ Joel Benenson nói.
Hoài niệm về chiến dịch 4 năm trước vẫn là nội dung xuyên suốt trong những bài phát biểu hiện nay của Trump. Như đã làm với Clinton năm 2016, Trump lập luận rằng đối thủ của mình nên bị điều tra và bỏ tù. Ông so sánh chiếc laptop được cho là của con trai Biden, Hunter, với chiếc laptop của chồng phụ tá của Clinton năm 2016, từng dẫn đến việc FBI thông báo vào cuối chiến dịch tranh cử rằng một số email "thất lạc" của Clinton đã được tìm thấy.
"Đây được gọi là 'chiếc laptop từ địa ngục'", Trump nói trong một một sự kiện gần đây ở Arizona, đề cập đến chiếc máy tính xách tay được cho là của Hunter. "Chiếc laptop đó tệ như chiếc của Anthony Weiner. Các bạn có nhớ không?".
Các trợ lý còn tìm cách tái tạo sự ngạc nhiên năm 2016, khi Trump tổ chức họp báo với những phụ nữ tố cáo Bill Clinton tấn công tình dục ngay trước một cuộc tranh luận với Hillary Clinton. Trong cuộc tranh luận cuối cùng với Biden hôm 22/10, Trump mời một đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden đến dự sự kiện.
Tuy nhiên, khách mời lần này của ông không thu hút được nhiều sự chú ý và Trump cũng không xuất hiện chung với ông này.
Chiến dịch tranh cử hiện tại của Trump vẫn được điều hành và cố vấn bởi những người đã đồng hành cùng ông năm 2016. Họ cảm thấy chiến dịch hiện giờ vẫn giống 4 năm trước: yếu thế hơn đối thủ về gây quỹ, đối thủ quá tự tin và ít đi vận động hơn, các cuộc thăm dò đều nói rằng họ sẽ thua.
Nhưng họ bày tỏ sự thất vọng về cách đưa tin của báo chí. Các báo địa phương nhỏ hơn vẫn tập trung chú ý vào các cuộc mít tinh của Trump, giúp ông được "quảng cáo miễn phí". Tuy nhiên, các hãng truyền thông quốc gia đã thay đổi cách tiếp cận với các cuộc mít tinh và những lời cáo buộc tham nhũng chống lại gia đình Biden. Họ nghi ngờ về tính xác thực của những email trên laptop được cho là của Hunter, khiến nó không thể trở thành "bê bối bom tấn" hay "món quà tháng 10" như kỳ vọng của Trump.
"Sự khác biệt lớn nhất giữa 2016 và 2020 là cách báo chí đưa tin về điều tôi gọi là tham nhũng, những người khác có thể gọi nó là một điều gì đó khác", một quan chức chiến dịch giấu tên nói. "Mọi người chú ý đến vấn đề như vậy vào năm 2016. Báo chí đưa tin về nó. Nhưng lần này, họ không làm vậy".
Các kênh tin tức truyền hình cáp năm 2016 liên tục phát sóng các cuộc mít tinh của Trump. Giờ đây, họ thường từ chối truyền hình trực tiếp. Họ còn đặt nhiều câu hỏi khó nhằn với Trump trong các cuộc phỏng vấn, vốn là cách chính để Trump truyền đi thông điệp hồi năm 2016. Trump đã dừng giữa chừng cuộc phỏng vấn vào tuần trước cho chương trình "60 phút" của CBS News sau khi phản đối câu hỏi của phóng viên Lesley Stahl.
Năm 2016, cử tri đảng Dân chủ bị chia rẽ nặng nề vì họ ủng hộ ứng viên khác trong đảng thay vì Clinton. Nhiều người tự mãn, tin rằng Clinton sẽ thắng chắc. Tuy nhiên, những người cánh tả giờ đây đoàn kết với mục tiêu chung là không để Trump tiếp tục ở lại Nhà Trắng.
Mặc dù Trump đã cầm quyền 4 năm, các phụ tá thúc giục Trump tiếp tục sử dụng hình ảnh "kẻ ngoại đạo" chính trị năm 2016 để tạo sự tương phản với một đối thủ lão làng trong chính trường. Bản thân Tổng thống cũng nói rằng ông thích hình ảnh đó hơn. Trong những ngày gần đây, một số phụ tá cho biết ông đang có tâm trạng tốt nhất trong nhiều tháng vì được tiếp thêm năng lượng từ các cuộc mít tinh. Một số cố vấn thân cận nhất của Tổng thống còn cho ông xem những kết quả thăm dò tích cực để ông giữ tinh thần tốt.
Các cố vấn chính trị của Trump đã gặp nhau hai tuần trước để đánh giá lại chiến lược quảng cáo. Gần đây, thay vì chi tiền vào những quảng cáo bảo vệ thành tích và chính sách của Trump, họ chuyển sang cố gắng khiến mọi người lo ngại về các ưu tiên chính sách của Biden.
Một quảng cáo mới của Trump vào tuần trước không đề cập đến công việc của Trump, Covid-19 hay vấn đề "luật pháp và trật tự". Thay vào đó, nó đặt câu hỏi "nếu Biden chiến thắng thì cuộc sống của các bạn sẽ ra sao" và sau đó đưa ra cảnh báo về tăng thuế, giá xăng, hóa đơn điện nước trong khi thu nhập giảm và ít việc làm hơn.
Ủy ban Quốc gia đảng Cộng cũng tung ra quảng cáo 25 triệu USD, trong đó một người cao tuổi lo ngại Biden sẽ thay đổi chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang Medicare theo cách khiến bệnh viện phải đóng cửa và cử tri khó tiếp cận hơn với bác sĩ.
Chiến dịch của Trump cũng phát một video trước khi bắt đầu các cuộc mít tinh, cảnh báo Biden có thể cắt giảm các quyền lợi của người dân như An sinh Xã hội và Medicare, mặc dù chiến dịch của Biden đã hứa sẽ không cắt hai chương trình này nếu ông đắc cử.
Mục tiêu của họ là thuyết phục đảng viên Cộng hòa đang nghi ngờ về Trump rằng bất kể Tổng thống có sai sót gì, Biden là một người theo chủ nghĩa tự do muốn tăng thuế để tăng chi tiêu chính phủ và sẽ khiến cuộc sống của nhiều người Mỹ trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của Biden phản bác rằng cựu phó tổng thống đã là người theo đường lối ôn hòa trong nửa thế kỷ hoạt động chính trị và cử tri sẽ không tin những lý lẽ đối thủ cố thúc đẩy.
Chiến dịch tranh cử của Trump thậm chí còn ở vị thế yếu hơn so với năm 2016 về chi tiêu cho quảng cáo truyền hình. Mặc dù Clinton chi nhiều hơn Trump 8% trong toàn bộ chiến dịch, trong 4 tuần trước ngày 24/10/2016, chiến dịch của hai người có lượng quảng cáo trên truyền hình tương đương nhau.
Trong khi đó, lần này, giữa hai chiến dịch có khoảng cách lớn hơn nhiều. Chiến dịch của Biden đã chi gấp 2,3 lần số tiền Trump chi trong 4 tuần qua.
Thế nhưng những điều này không ngăn Trump tuyên bố rằng ông đang có vị thế tốt hơn so với năm 2016. Ông nhiều lần hồi tưởng vinh quang của chiến dịch cũ, kể lại thời điểm ông xem biên tập viên CNN John King tường thuật kết quả bầu cử với một bản đồ kỹ thuật số.
"Mọi thứ đều là màu đỏ, toàn là màu đỏ", Trump kể. "Và hiện giờ chúng ta mạnh hơn nhiều so với 4 năm trước".
Phản ứng bất ngờ của Trump khi Obama "xuất trận" tiếp sức cho Biden Tổng thống Trump đã lên tiếng bác bỏ tác động tiềm năng của cựu Tổng thống Barack Obama đối với cuộc bầu cử năm 2020 sau khi người tiền nhiệm của ông ra mặt vận động tranh cử cho ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden. 2 ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden. Theo đó,...