Biden loại hàng loạt cố vấn quân sự thời Trump
Chính quyền Biden yêu cầu 11 quan chức được Trump bổ nhiệm vào ban cố vấn trong các học viện quân sự phải từ chức hoặc bị sa thải.
CNN hôm 8/9 dẫn nguồn thạo tin cho biết những người bị yêu cầu từ chức bao gồm các cựu quan chức nổi tiếng trong chính quyền cựu tổng thống Donald Trump, như cựu thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer, cựu cố vấn cấp cao cho tổng thống Kellyanne Conway và cựu cố vấn an ninh quốc gia HR McMaster.
Khi không tiếp tục làm việc tại Nhà Trắng, ba người này được Trump bổ nhiệm vào các ban cố vấn của Học viện Hải quân, Học viện Không quân và Học viện Lục quân West Point.
Cựu thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer tại cuộc họp báo năm 2017. Ảnh: Reuters
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 8/9 xác nhận thông tin này, cho hay mục tiêu của Biden là “đảm bảo những người được đề cử và làm việc trong các ban cố vấn này đủ điều kiện làm việc, phù hợp với các giá trị của chính quyền”, dù họ thuộc đảng Dân chủ hay Cộng hòa.
Video đang HOT
Theo trang web của Học viện Không quân, ban cố vấn học viện quân sự được thành lập để giám sát “tinh thần, kỷ luật, môi trường xã hội, chương trình giảng dạy, hướng dẫn, trang thiết bị thể chất, các vấn đề tài chính, phương pháp học tập và các vấn đề khác” liên quan các học viện quân sự quốc gia. Các cố vấn họp vài lần trong năm để đưa ra lời khuyên và khuyến nghị cho giám đốc học viện.
Nhiệm kỳ của các thành viên ban cố vấn là ba năm. Một số trong nhóm 11 quan chức cố vấn cho biết họ sẽ không từ chức, trong khi Spicer cho biết ông dự định tuân thủ yêu cầu của chính quyền Biden.
Chính quyền Biden loại hàng chục công tố viên thời Trump Biden sa thải quan chức thời Trump
Giữ chính sách biên giới thời Trump, ông Biden đang đi vào vết xe đổ?
Ông Biden có thể đã khiến đồng minh thất vọng khi duy trì chính sách trục xuất biên giới thời Trump mà nhiều nhà hoạt động nhân quyền và chuyên gia y tế phản đối.
Cái gọi là lệnh Tiêu đề 42 cho phép các quan chức Mỹ trục xuất ngay lập tức những người di cư vượt biên bất hợp pháp. Sau nhiều tháng bảo vệ biện pháp này, cho rằng điều đó là cần thiết giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 qua biên giới, chính quyền Biden hiện đang nhắm đến việc đưa ra một số miễn trừ cho trường hợp của các gia đình.
Các nhóm nhân quyền và những người ủng hộ di cư đã cổ vũ cho động thái trên, nhưng một số người cũng chỉ ra rằng vị Tổng thống đảng Dân chủ đã mắc một sai lầm chính trị khi thay đổi chính sách quá chậm. Theo họ, các biện pháp thực tế đã chẳng làm được gì nhiều để ngăn cản hàng trăm nghìn người di cư. Bên cạnh đó, ông Biden cũng không tránh được sự chỉ trích từ đảng Cộng hòa khi chính sách thúc đẩy lượng người di cư từ Trung Mỹ tăng vọt.
"Bất kể Tổng thống Biden làm gì ở biên giới, nhiều người sẽ chỉ trích ông ấy vì điều đó", Aaron Reichlin-Melnick, cố vấn chính sách tại nhóm vận động người nhập cư Hội đồng Di trú Mỹ, người đã kêu gọi chấm dứt Tiêu đề 42 nhận định. "Vì vậy, ông ấy chỉ cần làm điều đúng đắn, thực hiện hành động tôn trọng pháp luật và cho phép mọi người được bảo vệ".
Biên giới Mỹ - Mexico. (Ảnh: Reuters)
Sắc lệnh Tiêu đề 42 khiến các nhà phê bình đảng Cộng hòa lên tiếng vì nó đã làm tăng số lượng vụ bắt giữ người di cư lên mức cao nhất 20 năm trong những tháng gần đây. Nhiều người di cư chỉ đơn giản là bị trục xuất đến Mexico và không bị trục xuất về nước, nên họ có thể quay lại vượt biên nhiều lần và bị bắt liên tục, khiến có vẻ như nhiều người đang vượt biên hơn thực tế.
Điều quan trọng là, việc giữ nguyên chính sách cũng khiến ông Biden mất đi sự ủng hộ cần thiết giữa các nhóm vận động cho người di cư, những người thường đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện pháp lý và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho những người di cư mới đến. Họ cũng là những người đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền Biden.
Clara Long của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Thành phố New York, cho biết chính quyền Biden đã làm hao tổn thiện chí của những người ủng hộ, khiến họ lo lắng các kế hoạch của ông trong tương lai có thể hạn chế quyền tiếp cận tị nạn.
"Nếu họ dỡ bỏ Tiêu đề 42 ngay lập tức, sẽ có nhiều lý do hơn để tin họ sẽ giải quyết một cách có nguyên tắc và hào phóng".
Trước đó, khi ông Biden nhậm chức, hứa hẹn một hệ thống nhập cư nhân đạo hơn, ông đã nhiều lần nhận thấy rằng việc gỡ bỏ mạng lưới các chính sách hạn chế của người tiền nhiệm Donald Trump là điều khó khăn về mặt hậu cần và chính trị.
Nền tảng của quyết định giữ Tiêu đề 42 của chính quyền là lo ngại rằng việc dỡ bỏ có thể khuyến khích nhiều người di cư từ Trung Mỹ và các nơi khác đến biên giới, giảm sự ủng hộ của công chúng đối với toàn bộ kế hoạch liên quan đến nhập cư của Biden.
Các quan chức chính quyền nhấn mạnh rằng họ đã đưa ra ngoại lệ nhân đạo đối với Tiêu đề 42, cho phép trẻ em nhập cư không có người đi kèm và nhiều gia đình vào Mỹ có thể nộp hồ sơ xin tị nạn hoặc các hình thức bảo vệ khác.
Chính quyền Joe Biden đang xem xét kết thúc Tiêu đề 42 cho các gia đình vào cuối tháng 7, theo nguồn tin của Reuters .
Nhưng điều này ít có khả năng xoa dịu những người ủng hộ người di cư và các nhà lập pháp Dân chủ. Nếu chấm dứt Tiêu đề 42, thay vì trục xuất, chính quyền Biden sẽ phải để những người di cư vào Mỹ và giải quyết từng trường hợp một, việc có thể kéo dài nhiều năm, hoặc tiến hành giam giữ.
Mỹ xem xét lại hiệp ước Bầu trời Mở với Nga Chính quyền Biden đang xem xét lại hiệp ước Bầu trời Mở được ký với Nga sau Chiến tranh Lạnh, sau khi Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ đang tham vấn với các đồng minh về hiệp ước Bầu trời Mở, trong bối cảnh Nga sắp chính thức rời khỏi thỏa thuận này. "Chúng...