Biden lệnh rút bớt tên lửa phòng không tại Trung Đông
Tổng thống Mỹ Biden lệnh rút các tổ hợp phòng không Patriot ở Trung Đông, đồng thời cân nhắc triển khai chúng ở nơi khác để đối phó Nga và Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ ngày 1/4 cho biết Tổng thống Joe Biden đã lệnh cho Lầu Năm Góc rút bớt các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot, các khí tài cùng lực lượng quân sự của nước này tại khu vực vịnh Ba Tư.
Lầu Năm Góc có thể triển khai các tổ hợp trên ở khu vực khác nhằm “đối phó với Nga và Trung Quốc”, hai nước mà Mỹ coi là “đối thủ cạnh tranh toàn cầu” của mình.
Lầu Năm Góc đã chuyển ba tổ hợp tên lửa Patriot ra khỏi khu vực Trung Đông, trong đó có một hệ thống được đặt tại căn cứ không quân Hoàng tử Sultan tại Arab Saudi. Quân đội Mỹ cũng chuyển một tàu sân bay cùng các hệ thống giám sát và tài sản quân sự khác ra khỏi khu vực.
Video đang HOT
Binh sĩ Mỹ đứng trước tổ hợp Patriot tại căn cứ không quân Hoàng tử Sultan của Arab Saudi tháng 2/2020. Ảnh: WSJ .
Giới chức Mỹ đang xem xét đề xuất rút thêm khí tài khỏi Trung Đông, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), trinh sát cơ không người lái và các khẩu đội phòng thủ tên lửa khác. Các quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc rút bớt khí tài do muốn Arab Saudi “gánh vác trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ của mình nhiều hơn”.
Lầu Năm Góc tập hợp một đội quan chức quốc phòng nhằm giúp Arab Saudi lên phương án bảo vệ các cơ sở dầu khí của mình. Các quan chức cho biết đang thảo luận về tùy chọn gồm bán tên lửa đánh chặn, mở rộng chia sẻ thông tin tình báo và đào tạo quân sự bổ sung cho Arab Saudi.
Mỹ hồi cuối năm 2019 triển khai thêm 3.000 binh sĩ, nhiều đơn vị tiêm kích và tên lửa tới Vùng Vịnh để đối phó căng thẳng sau các vụ bắt và tấn công tàu dầu ở eo biển Hormuz, cũng như cuộc tập kích nhà máy dầu Aramco lớn nhất thế giới của Arab Saudi.
Quân đội Mỹ rút 4 hệ thống phòng không Patriot và 300 binh sĩ khỏi Arab Saudi vào tháng 5/2020 do cho rằng mối đe dọa từ Iran đã giảm bớt. Tuy nhiên, Washington vẫn duy trì hai tổ hợp Patriot trong khu vực nhằm đối phó với các tình huống bị tấn công.
B-52 Mỹ lần đầu tới Trung Đông sau khi Biden nhậm chức
Oanh tạc cơ B-52 lần đầu thực hiện sứ mệnh "phô diễn sức mạnh" trên bầu trời hàng loạt quốc gia Trung Đông sau khi Tổng thống Biden nhậm chức.
Hai oanh tạc cơ thuộc Không đoàn Oanh tạc số 2 cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale tại bang Louisiana ngày 26/1, bay qua không phận Israel, Jordan, Arab Saudi và khu vực vịnh Ba Tư gần Qatar rồi trở về Mỹ. Các tiêm kích của Jordan, Arab Saudi cùng biên đội chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS Nimitz tham gia hộ tống hai chiếc B-52.
Chuyến bay qua Trung Đông của hai oanh tạc cơ B-52 diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Biden đang nỗ lực tìm cách xử lý vấn đề Iran, sau nhiều tháng căng thẳng giữa Tehran với chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump.
4 tiêm kích F-15 của Arab Saudi hộ tống oanh tạc cơ B-52 của Mỹ, ngày 26/1. Ảnh: USAF .
Một quan chức quân đội Mỹ cho biết chính quyền Biden sẽ đưa ra một số quyết định về vấn đề Iran trong thời gian tới. Chuyến bay của hai chiếc B-52 qua Trung Đông hôm 26/1 "không nhằm ứng phó với bất cứ sự cố hay mối đe dọa cụ thể nào" và được lên kế hoạch từ trước, song thời gian triển khai "được xác định dựa trên giá trị răn đe sau lễ nhậm chức" của Biden.
Quan chức này cho biết các lo ngại khác bao gồm khả năng Iran thực hiện hành động trả thù các cựu quan chức dưới thời Trump, hoặc tìm cách gây áp lực với quân đội Mỹ ở Trung Đông trong những ngày đầu của chính quyền Biden.
Mỹ nối lại các chuyến bay của oanh tạc cơ mang tính răn đe Iran từ tháng 11/2020. Chuyến bay hôm 26/1 là lần đầu tiên oanh tạc cơ B-52 bay qua khu vực Trung Đông sau khi Biden nhậm chức.
Hai lần gần nhất B-52 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ này là ngày 8/1 và 17/1, trong bối cảnh Iran được cho có thể phát động cuộc tấn công nhằm trả thù cho thiếu tướng Qasem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm bị hạ sát tại Iraq tháng 1/2020.
Iran nhiều lần phát thông điệp đe dọa trả thù, bao gồm đoạn tweet của lãnh tụ tối cao Ali Khamenei với đồ họa mô phỏng một máy bay không người lái (UAV) tấn công một người chơi golf với ngoại hình gần giống Trump. Twitter sau đó khóa tài khoản của lãnh tụ Khamenei.
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran leo thang đến mức nghiêm trọng sau khi Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với quốc gia Trung Đông. Mỹ sau đó tái áp đặt các lệnh trừng phạt gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Iran, khiến Tehran đáp trả bằng cách phá vỡ các cam kết hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015.
Mỹ rút tàu sân bay duy nhất tại Trung Đông về nước Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang rút tàu sân bay duy nhất của Mỹ đang hoạt động tại Trung Đông về nước trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ với Iran. Thông báo của Lầu Năm Góc cho biết Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chris Miller đã chỉ đạo tàu sân bay USS Nimitz quay trở lại Mỹ sau gần 10 tháng...