Biden làm gì để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên?
Quyết định quan trọng mà chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden phải đối mặt là liệu có nên tiếp tục áp dụng các chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc và Triều Tiên hay sẽ thiết lập lại tất cả.
Theo National Interest, thành tự chính sách đối ngoại chính của chính quyền Trump đối với Trung Quốc trong 4 năm qua là “có đi có lại” nhưng cứng rắn hơn.
Chính quyền Trump được cho là đã xem Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh chiến lược nhằm mục tiêu thay thế Mỹ khỏi vị trí thống trị toàn cầu.
Từ đó, Washington đưa ra một loạt các tài liệu chính sách và chiến lược được thiết kế để giảm bớt ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng và hành vi hung hăng của siêu cường phương Đông. Trước đại dịch, Mỹ và Trung Quốc bị nhấn chìm trong cuộc chiến thương mại kéo dài với mục tiêu điều chỉnh sự mất cân bằng cơ cấu trong quan hệ kinh tế song phương.
Tuy nhiên, chỉ còn ít lâu nữa Tổng thống Trump sẽ mãn nhiệm, chuyển giao quyền lực cho chính quyền kế tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Về phần mình, ông Biden ban đầu đã bác bỏ mối đe dọa từ Trung Quốc nhưng tuyên bố rằng một đường lối cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh là thực sự cần thiết.
Câu hỏi đặt ra cho chính quyền Biden là nên giữ ranh giới ở đâu, thỏa hiệp ở đâu và cứng rắn hơn ở đâu. Trên tất cả các mặt, chính quyền Biden được cho là sẽ dễ dàng thỏa hiệp hơn, cố gắng thể hiện “thiện chí”, “hạ nhiệt căng thẳng xuống” và trở về “trạng thái bình thường”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, làm như vậy sẽ có nguy cơ khiến Bắc Kinh tin rằng họ đã chịu đựng được điều tồi tệ nhất mà Washington có thể gây ra.
Theo National Interest, vì vậy, về an ninh, ông Biden cần chứng minh, không chỉ tuyên bố rằng Mỹ sẽ duy trì các cam kết quân sự ở châu Á. Trên hết, ông Biden phải tiếp tục duy trì sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ đối với Đài Loan như chính quyền Trump đã làm. Chính quyền Biden cũng không nên giảm tần suất các hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Mỹ ở Biển Đông, vốn đã tăng mạnh kể từ năm 2017.
Các mối quan hệ kinh tế sẽ trở nên quan trọng trong vòng 4 năm tới, vì Trung Quốc sẽ gây áp lực buộc Washington phải chấm dứt thuế quan của Trump và nới lỏng các hạn chế đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. Biden nên thúc đẩy các cuộc đàm phán về sự mất cân bằng thương mại cơ cấu, và không ngần ngại áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Bắc Kinh không tuân thủ thỏa thuận giai đoạn một.
Nói tóm lại, Biden nên giữ vững lập trường chống lại các chiến thuật gây sức ép của Trung Quốc và tiếp tục gây sức ép để hành xử có đi có lại về kinh tế và an ninh. Nếu không, ông sẽ phải đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ các “hành vi săn mồi” của Bắc Kinh. Điều này sẽ làm tăng rủi ro ở châu Á và hơn thế nữa.
Đối với Triều Tiên, ông Biden sẽ phải đối mặt với một loạt các lựa chọn hạn chế hơn. Trong khi ông Trump chọn chiến lược tương tác trực tiếp với Kim Jong-un, được cho là gây chú ý nhưng ít có tác dụng.
Ông Biden có khả năng sẽ quay lại vị thế đàm phán truyền thống của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Nhưng với khả năng quốc phòng không thể phủ nhận của Bình Nhưỡng, ông sẽ phải quyết định liệu có chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia có khả năng hạt nhân hay không, từ đó đưa ra chiến lược an ninh để ngăn chặn và kiểm soát vũ kh hay phi vũ khí hóa.
Dù chọn con đường nào, thì ông Biden được cho là vẫn có thể sẽ phải đối mặt với sự khiêu khích của Triều Tiên, hoặc thậm chí, một cuộc khủng hoảng hoàn toàn ngay trong nhiệm kỳ của ông. Việc tăng cường tham vấn và hành động chặt chẽ với Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là yếu tố quan trọng, và Biden nên nắm bắt được khả năng dẫn dắt Tokyo và Seoul tiến tới các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, đồng thời chuẩn bị một loạt các phản ứng đáng tin cậy đối với bất kỳ hành động gây hấn nào của Triều Tiên.
Đặc biệt, bất kỳ ấn tượng nào về sự thiếu quyết đoán của chính quyền Biden đối với Triều Tiên, hoặc Trung Quốc cũng được cho là sẽ dẫn đến hành vi gây mất ổn định hơn trong khu vực quan trọng về mặt chiến lược nhất thế giới.
Ngoại trưởng Triều Tiên 4 tháng không xuất hiện, dấy đồn đoán bị thay thế
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon không xuất hiện suốt bốn tháng, dấy lên đồn đoán ông bị thay thế.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin, Ngoại trưởng Ri Son-gwon đã không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 8. Lần cuối cùng ông Ri xuất hiện công khai là tại một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hôm 19/8.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức ở Seoul cho biết họ đang "theo dõi sát sao" các diễn biến ở Bình Nhưỡng liên quan tới vấn đề này.
"Vẫn chưa có thông báo chính thức, nhưng chúng tôi sẽ theo sát tình hình liên quan", Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay. Bộ này nói thêm rằng ông Ri vẫn đang tiếp tục các hoạt động của mình trong vai trò Ngoại trưởng.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon. (Ảnh: Stripes)
Ông Ri được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Triều Tiên vào tháng 1. Ông nổi tiếng là người cứng rắn trong những cuộc đàm phán liên Triều.
"Ông Ri Son-gwon là nhà đàm phán cứng rắn, không thỏa hiệp và từng rời khỏi phòng họp ngay giữa cuộc đàm phán quân sự với Hàn Quốc năm 2014. Khi đó, phía Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên xin lỗi về những hành động mà Seoul xem là sự khiêu khích quân sự trước đây", một cựu quan chức Hàn Quốc từng gặp ông tiết lộ.
Ở thời điểm đó, việc bổ nhiệm ông Ri được coi là tín hiệu cho thấy Bình Nhưỡng hướng tới chính sách ít hợp tác hơn với Seoul và Washington trong bối cảnh Triều Tiên thất vọng khi các cuộc đàm phán bị đổ vỡ.
Theo Chosun Ilbo, ông Ri - một cựu đại tá quân đội chịu trách nhiệm giám sát các vấn đề liên Triều trước khi ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng. Nhưng cách tiếp cận cứng rắn của ông có thể làm suy yếu nỗ lực của Bình Nhưỡng trong việc thúc ép Mỹ nhượng bộ.
Ông Biden từng nhiều lần nhắc tới cam kết phi hạt nhân hóa Triều Tiên bất chấp một số chuyên gia cho rằng đây là một mục tiêu rất khó đạt được.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung-suk cho rằng việc bổ nhiệm ông Ri để thể hiện lập trường cứng rắn của Triều Tiên hơn là quan tâm đến các cuộc đàm phán sâu hơn với Washington.
"Giờ đây, chính quyền khả năng sẽ thay thế ông bằng một người có thể nói chuyện với Mỹ" , ông Kim cho hay.
Trong chiến dịch tranh cử, dù nhiều lần nhắc tới cam kết phi hạt nhân hóa Triều Tiên, ông Biden khẳng định sẽ cứng rắn với Bình Nhưỡng hơn những gì mà ông Trump đã làm.
Dưới thời chính quyền Obama mà ông Biden làm phó Tổng thống, giới chức Mỹ chọn cách tiếp cận "kiên nhẫn", chờ đợi và hy vọng các lệnh trừng phạt sẽ buộc Bình Nhưỡng phải tuân thủ các yêu cầu của Mỹ.
Triều Tiên tính phát triển khu du lịch khiến 'thế giới ghen tị' Triều Tiên tính phát triển khu du lịch phức hợp Núi Kumgang thành khu nghỉ dưỡng quốc tế, một năm sau khi dỡ các tòa nhà do Hàn Quốc xây. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm nay đưa tin trong chuyến thăm Núi Kumgang, Thủ tướng Kim Tok Hun nhấn mạnh "cần thiết xây dựng khu vực du lịch theo...