Biden cảnh báo về biến chủng Delta
Biden cảnh báo biến chủng Delta là mối lo ngại đặc biệt với Mỹ, khi mục tiêu tiêm chủng 70% dân số trước ngày 4/7 có nguy cơ thất bại.
“Tôi lo ngại những người chưa tiêm vaccine có thể nhiễm biến chủng mới và lây cho những người chưa tiêm khác”, Tổng thống Joe Biden nói hôm 2/7. “Tôi không lo về những đợt bùng phát lớn sẽ xảy ra trên quy mô toàn quốc. Nhưng tôi sợ rằng sẽ có thêm những ca tử vong”.
Tuy nhiên, Biden vẫn đánh giá cao những thành tựu mà Mỹ đã đạt được. “Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển và Covid-19 đang dần rút lui”, ông nói.
Tổng thống Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden tại Nhà Trắng hôm 1/7. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Số ca nhiễm mới ở Mỹ đã tăng 10% trong tuần qua, đặc biệt ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Biến thể Delta chiếm 25% số ca nhiễm mới.
Trong khi đó, mục tiêu tiêm chủng ít nhất một liều cho 70% dân số Mỹ trước ngày 4/7 của Tổng thống Biden đứng trước nguy cơ thất bại, khi hiện con số này mới đạt 66,8%. Trong gần 333 triệu dân, 54,7% dân số Mỹ tiêm ít nhất một liều vaccine và 47% hoàn thành chương trình tiêm chủng.
“Chúng tôi đã tiến rất gần tới mục tiêu”, Iwan Barankay, giáo sư về kinh tế và chính sách công tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, nói nhưng thêm rằng Mỹ “cần đặt mục tiêu cao hơn 70% để đạt miễn dịch cộng đồng”.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã ghi nhận gần 34,6 triệu ca nhiễm và hơn 621.000 ca tử vong. Mức độ tiêm chủng giữa các bang của Mỹ có sự khác biệt rõ rệt. Giữa tháng 6, Vermont đã trở thành bang đầu tiên của Mỹ tiêm chủng ít nhất một liều cho 80% dân số và 66% tiêm đủ mũi. Trong khi đó, Mississippi là bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất, khi chưa tới 30% hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Mark Levine, ủy viên y tế bang Vermont, xem chia rẽ chính trị về tiêm chủng là “thách thức lớn” đối với Biden. “Thật khó khăn cho Tổng thống khi những thống đốc ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp có quan điểm chia rẽ về vaccine. Đây là một thách thức lớn với ông ấy”, Levine nói.
Vaccine Ấn Độ hiệu quả 65% với biến chủng Delta
Dữ liệu mới cho thấy vaccine Covaxin do Ấn Độ phát triển có hiệu quả hơn 65% với biến thể Delta, chủng nCOV đang hoành hành khắp thế giới.
Covaxin có hiệu quả hơn 93,4% trong việc ngăn ca nhiễm nặng và khoảng 77,8% với ca nhiễm có triệu chứng, theo dữ liệu phân tích được công ty dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ công bố hôm nay. Kết quả cũng cho thấy Covaxin hiệu quả 65,2% với biến chủng Delta, xuất hiện ở Ấn Độ và đã lan tới hơn 90 quốc gia trên toàn cầu.
Dữ liệu phân tích được dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba của Covaxin. Đây được xem là thử nghiệm lớn nhất Ấn Độ với 25.800 người tham gia trong độ tuổi từ 18-98, trong đó hơn 2.400 người trên 60 và khoảng 4.500 người có bệnh lý nền. Thông tin mới về Covaxin được công bố trên MedRvix, trang công bố các kết quả nghiên cứu mà không cần bình duyệt.
Vaccine Covaxin được sử dụng ở một điểm tiêm chủng tại New Delhi, Ấn Độ tháng trước. Ảnh : Hindustan Times.
"Covaxin không chỉ có lợi với người dân Ấn Độ mà sẽ góp phần to lớn để bảo vệ cộng đồng toàn cầu chống lại Covid-19", Balram Bhargava, tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, cơ quan đồng phát triển loại vaccine này, cho hay.
Krishna Ella, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Bharat Biotech, nói kết quả cho thấy Ấn Độ và các nước đang phát triển có thể tập trung vào sáng tạo sản phẩm mới.
Vaccine hai liều Covaxin được phê duyệt sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ vào tháng một, trước khi kết quả sơ bộ của thử nghiệm giai đoạn ba được công bố. Vaccine này cũng được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở 16 quốc gia khác, trong đó có Brazil, Philippines, Iran và Mexico.
Bharat Biotech, công ty có trụ sở ở thành phố Hyderabad, bang Telangana, đang đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để được cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine này. Nếu thành công, Covaxin sẽ là loại vaccine đầu tiên do Ấn Độ phát triển được WHO cấp phép.
"Quái vật" Delta mang "cơn ác mộng" Covid-19 trở lại khắp thế giới Biến thể Delta đang nhấn chìm nhiều khu vực trên thế giới trong các đợt bùng phát dịch mới, bao gồm cả những nước từng được xem là hình mẫu thành công trong việc chống Covid-19. Thi thể nạn nhân Covid-19 được chôn cất tại nghĩa trang Rorotan, Indonesia (Ảnh: Getty). Tại Indonesia, những người đào mộ làm việc thâu đêm khi các...