Biden bị công kích vì phát biểu trong ‘phòng trống’
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Nancy Mace công kích Tổng thống vì bài phát biểu đầu tiên được mong chờ từ lâu của ông chỉ diễn ra trong “phòng trống”.
“Đêm qua, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi mời Tổng thống Joe Biden đọc thông điệp liên bang vào ngày 28/4. Bạn biết điều thú vị về lịch hẹn hôm đó là gì không? Hạ viện sẽ hoàn toàn trống không bởi đó là tuần nghỉ để chúng tôi trở về làm việc tại các quận quê nhà”, hạ nghị sĩ Mace đăng Twitter hôm 15/4.
Tổng thống Mỹ trước đó nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để lần đầu tiên phát biểu tại phiên họp chung của quốc hội lưỡng đảng. Biden gây tranh cãi vì chưa phát biểu trước quốc hội dù nhậm chức từ ngày 20/1. Ngày 30/4 sẽ đánh dấu 100 ngày ông lên nắm quyền.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 2/4. Ảnh: AFP .
“Tổng thống Biden sẽ đọc thông điệp liên bang trong căn phòng trống, chỉ có những nghị sĩ đặc biệt được lựa chọn cẩn thận. Dù mọi nghị sĩ đều được tiêm vaccine Covid-19 từ tháng 1, và thành thật mà nói, chúng tôi có lẽ là nơi đầu tiên trong cả nước đạt miễn dịch cộng đồng. Joe tầng hầm vẫn cứ hành động kiểu đó”, Mace nói thêm, đề cập biệt danh cựu tổng thống Donald Trump từng đặt cho Biden.
Video đang HOT
Một ngày sau đó, Mace tiếp tục công kích Tổng thống trên Twitter khi nói rằng “đây là trò chơi khăm lớn đối với người dân Mỹ”.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhiều lần bị hối thúc giải thích lý do Biden chưa phát biểu trước quốc hội. Từ thời cố tổng thống Ronald Reagan, các tổng thống đều phát biểu lần đầu trước quốc hội trong vòng 40 ngày đầu tiên nắm quyền.
“Không có sự trốn tránh nào ở đây”, Psaki giải thích tháng trước. “Chúng ta đang sống trong đại dịch toàn cầu và tất nhiên, bất kỳ bài phát biểu nào trong phiên họp chung đều sẽ khác so với quá khứ”.
Trong lời mời Biden, Pelosi mong đợi ông sẽ chia sẻ “tầm nhìn để giải quyết những thách thức và cơ hội của thời điểm lịch sử này”. Một số thách thức mà Tổng thống Mỹ được cho là sẽ gặp phải bao gồm phân phối vaccine Covid-19, tác động tài chính của đại dịch và ý định rút quân khỏi Aghanistan.
Tuy nhiên, nhiều người có thể sẽ chú ý đến sức khỏe tinh thần của Tổng thống khi đọc thông điệp liên bang. Ông từng tỏ ra chật vật trong cuộc họp báo riêng đầu tiên, mất tập trung và đôi khi bỏ dở câu nói
Trump bị xem xét bãi nhiệm lần hai
Trump trở thành tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ bị xem xét bãi nhiệm hai lần, khi Hạ viện thông qua điều khoản cáo buộc ông kích động bạo loạn.
232 nhà lập pháp, bao gồm 10 nghị sĩ Cộng hòa, ủng hộ luận tội Trump trong khi 197 người phản đối tại cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện chiều 13/1 (rạng sáng 14/1 giờ Hà Nội).
Với kết quả này, Hạ viện thông qua điều khoản bãi nhiệm, cáo buộc Trump "kích động bạo loạn", tập trung vào bài phát biểu của ông trước hàng nghìn người ủng hộ ngay trước khi đám đông tấn công Đồi Capitol. Điều khoản cũng nhắc đến việc Trump gọi điện yêu cầu Tổng thư ký bang Georgia "tìm" phiếu để lật ngược chiến thắng của Biden ở bang này.
"Tổng thống Mỹ đã kích động cuộc bạo loạn vũ trang chống lại đất nước", Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trước cuộc bỏ phiếu. "Ông ta phải ra đi. Ông ta là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu với đất nước mà tất cả chúng ta yêu mến".
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ký điều khoản xem xét bãi nhiệm Trump ngày 13/1. Ảnh: AFP .
Sau khi thông qua điều khoản xem xét bãi nhiệm, Hạ viện Mỹ sẽ chuyển nó tới Thượng viện để tổ chức một "phiên tòa" xem xét điều khoản này và nó chỉ được thông qua nếu nhận được ủng hộ của ít nhất 2/3 thượng nghị sĩ, tức là cần 17 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa quay lưng với Trump. Trong trường hợp bị Thượng viện "kết tội", tổng thống sẽ bị phế truất khỏi mọi chức vụ, theo quy định của Hiến pháp Mỹ.
Tuy nhiên, phiên tòa của Thượng viện nhiều khả năng chỉ được mở khi Trump đã trở thành cựu tổng thống nên ít khả năng động thái của Hạ viện dẫn đến việc Trump bị phế truất trước khi nhiệm kỳ 4 năm của ông kết thúc ngày 20/1. Lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell đã bác bỏ lời kêu gọi của đảng Dân chủ về việc tổ chức phiên tòa ngay lập tức, nói rằng không có thời gian để kết thúc một phiên tòa trước khi Trump rời nhiệm sở.
"Với các quy tắc, thủ tục và tiền lệ của Thượng viện về các phiên tòa luận tội tổng thống, hoàn toàn không có khả năng một phiên tòa công bằng, nghiêm túc có thể kết thúc trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ vào tuần tới", McConnell ra tuyên bố.
"Ngay cả khi quy trình của Thượng viện bắt đầu trong tuần này và tiến hành nhanh chóng, sẽ không có phán quyết cuối cùng nào được đưa ra cho đến sau khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở", McConnell nói thêm và chỉ ra rằng ba phiên tòa luận tội trước đó, đối với Andrew Johnson năm 1868, Bill Clinton năm 1999 và Trump năm ngoái, lần lượt kéo dài 83 ngày, 37 ngày và 21 ngày. Ba người này đều đã được Thượng viện tha bổng.
Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng ngày 13/11. Ảnh: AFP .
Tổng thống Trump hôm 6/1 phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ, nhấn mạnh cuộc bầu cử "bị đánh cắp" và kêu gọi họ tuần hành đến Đồi Capitol, nơi quốc hội họp để xác nhận chiến thắng của Joe Biden. Đám đông xông vào tòa nhà quốc hội phá hoại, khiến cuộc họp bị gián đoạn và các nghị sĩ phải sơ tán. 5 người chết do cuộc bạo loạn.
Phe Dân chủ tại Hạ viện từng xem xét bãi nhiệm Trump một lần vào tháng 12/2019, sau khi ông từ chối viện trợ cho Ukraine như một đòn bẩy để gây áp lực buộc các quan chức nước này mở cuộc điều tra đối với Joe Biden và con trai ông. Thượng viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, sau đó bác bỏ những cáo buộc đó.
Trước khi lựa chọn xem xét bãi nhiệm Trump, phe Dân chủ đã cố gắng ép Trump từ chức thông qua việc thúc đẩy kích hoạt Tu chính án thứ 25. Điều này đồng nghĩa phải có sự đồng thuận của Phó tổng thống Mike Pence, nhưng ông từ chối làm điều đó.
Nhà Trắng cắt sóng khi Biden muốn trả lời câu hỏi Nhà Trắng gây khó hiểu khi đột nhiên cắt sóng sự kiện trực tuyến sau khi Biden nói "sẵn lòng trả lời câu hỏi" từ các nghị sĩ Dân chủ. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 3/3 cùng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tham gia cuộc họp trực tuyến của đảng Dân chủ tại Hạ viện. Biden đề cập các chủ đề...