Bị xử lý hình sự vì đi bộ sang đường thiếu quan sát gây tai nạn
Bị cáo D khi đi bộ sang đường đã thiếu chú ý quan sát các xe đang đi tới, không đảm bảo quy định về an toàn giao thông đường bộ nên đã xảy ra va chạm…
Cổng thông tin điện tử TAND Tối cao vừa công bố Bản án số 77/2024/HS-ST ngày 29-11-2024 của TAND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Đây là bản án về vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Đi bộ sang đường thiếu quan sát
Theo hồ sơ, tối ngày 4-3-2024, trong lúc ngồi chờ con gái đang trên đường về, D lấy bia ra uống. Sau đó, D thấy điện thoại của mình gần hết pin nên đi bộ ngang qua quốc lộ để về lấy cục sạc pin điện thoại.
Khi qua đường, do thiếu chú ý quan sát nên D không phát hiện xe mô tô do ông Ch điều khiển lưu thông trên quốc lộ đang đi đến. Lúc D vừa đi đến gần vạch kẻ giữa đường thì va chạm với bị xe mô tô do ông Ch điều khiển gây tai nạn làm cả hai ngã ra đường.
Tại bản kết luận giám định pháp y, ông Ch thương tích 90%, D 8%.
Video đang HOT
VKSND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk truy tố bị cáo D về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điểm b khoản 1 Điều 260 BLHS.
Tại phiên toà, bị cáo đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như đã khai tại CQĐT và cáo trạng đã truy tố.
VKS đề nghị xử phạt bị cáo D 12 tháng đến 18 tháng cải tạo không giam giữ…
Tòa phạt 1 năm 6 tháng cải tạo không giam giữ
HĐXX cho rằng bị cáo D đi bộ sang đường thì phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Tuy nhiên, bị cáo đã không tuân thủ đúng quy định về tham gia giao thông đường bộ, thiếu chú ý quan sát các xe đang đi tới, không đảm bảo quy định về an toàn giao thông đường bộ nên đã xảy ra va chạm với mô tô biển do ông Ch điều khiển khiến ông Ch bị thương tích với tỷ lệ 90%.
Hành vi của bị cáo đã vi phạm vào khoản 3 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ. Do đó, cần áp dụng mức hình phạt phù hợp tương ứng với tính chất, mức độ do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra nhằm cải tạo, giáo dục riêng đồng thời răn đe, phòng ngừa chung trong đời sống xã hội về loại tội phạm này.
Tuy nhiên, D đã thực sự thành khẩn khai báo, có thái độ ăn năn hối cải, bị cáo đã tự nguyện thoả thuận bồi thường, hỗ trợ xong. Cạnh đó, bị cáo phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt, là người cao tuổi, được gia đình bị hại xin bãi nại. Sự việc xảy ra gây thương tích cho bị hại cũng có lỗi của bị hại khi điều khiển phương tiện thiếu quan sát nên không thấy người đi bộ qua đường và không nhường đường cho người đi bộ, dẫn đến va chạm giao thông.
Xét thấy bị cáo D có nhiều tình tiết giảm nhẹ có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng, là người cao tuổi… Vì vậy việc cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội là không cần thiết, có thể áp dụng Điều 36 BLHS, cho bị cáo D được cải tạo không giam giữ để tự cải tạo ngoài xã hội, dưới sự giám sát của gia đình và địa phương cũng đủ giáo dục bị cáo thành công dân tốt và không gây nguy hiểm, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, thể hiện được chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật.
Từ đó, HĐXX xử phạt D 1 năm 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần câu kết tội phạm làm sai lệch hồ sơ bệnh án
Theo Cục C02, các bị can là lãnh đạo Viện, lãnh đạo các khoa, phòng và bác sĩ điều trị tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa đã nhận tiền để làm sai lệch hồ sơ bệnh án...
Chiều 26/12, tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) thông tin về vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai.
Theo Thiếu tướng Trường, đến nay, Bộ Công an đã khởi tố 16 bị can, trong đó có 12 người bị điều tra về tội Nhận hối lộ (10 giám định viên là Viện trưởng, nguyên Viện trưởng và lãnh đạo các khoa, 2 bác sĩ, 1 điều dưỡng trưởng thuộc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa).
Cục C02 đang củng cố tài liệu, đề xuất khởi tố và khởi tố bổ sung thêm 25 đối tượng khác có hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ và hành vi khác.
Thiếu tướng Trường thông tin, ngoài hành vi nhận hối lộ để làm hồ sơ bệnh án, kết luận giám định pháp y tâm thần cho các đối tượng, các bị can là lãnh đạo Viện, lãnh đạo các khoa, phòng và bác sĩ điều trị cũng nhận tiền để giải quyết cho 40 đối tượng thuộc diện điều trị bắt buộc tại đây được về thăm gia đình, đi khám bệnh bên ngoài... sai quy định hơn 60 lần.
Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Ảnh: H.N.).
Qua điều tra vụ án trên, lực lượng chức năng xác định, các đối tượng đã lợi dụng chính sách miễn, giảm trách nhiệm hình sự đối với những người có bệnh tâm thần.
Từ đó, các đối tượng đã móc nối với một số lãnh đạo, bác sĩ, giám định viên Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa để làm hồ sơ, bệnh án, điều trị tâm thần và giám định pháp y tâm thần ở mức bị hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhằm được miễn, giảm nhẹ hình phạt hoặc không phải đi chấp hành án phạt tù.
Trong số những đối tượng này có cả kẻ phạm tội về ma túy với khung hình phạt tử hình.
Cục C02 cho rằng có một số lỗ hổng trong quá trình khám bệnh, giám định pháp y tâm thần và điều trị bệnh bắt buộc cho các đối tượng tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.
Các lỗ hổng này được lãnh đạo Cục C02 chỉ ra là lỏng lẻo trong công tác quản lý, không kiểm tra, giám sát thường xuyên của lãnh đạo các cấp và các đơn vị thanh, kiểm tra có liên quan; các bác sĩ, giám định viên đã có hành vi nhận tiền để ghi các chẩn đoán tình trạng bệnh tâm thần cho các đối tượng theo ý thức chủ quan (không căn cứ vào tiêu chí mà Bộ Y tế đưa ra); đưa ra nhận xét, đánh giá không khách quan, theo hướng có lợi cho các đối tượng giám định pháp y tâm thần trong quá trình tham gia hội đồng giám định pháp y tâm thần.
Lãnh đạo các cấp của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa không gương mẫu, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động khám bệnh, giám định pháp y tâm thần của bác sĩ, giám định viên mà còn có hành vi tham gia cùng thực hiện hành vi vi phạm.
Cục Cảnh sát hình sự cho hay, các giám định viên của vụ án Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa trong thời gian dài đã phạm tội, gây hậu quả nặng nề cho xã hội, làm méo mó nghề nghiệp.
Bộ Công an cũng chỉ đạo các lực lượng phối hợp với những đơn vị chức năng rà soát, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác giám định pháp y tâm thần để tránh bỏ lọt tội phạm cũng như chặn đứng hành vi của các y, bác sĩ trong việc lợi dụng vị trí công tác để làm sai lệch hồ sơ, kết quả giám định. Cơ quan điều tra đang khẩn trương điều tra mở rộng, làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bi kịch gia đình ở Hà Nội khi chồng dùng kéo đâm vợ rồi tự sát Người chồng tìm cách sát hại vợ trong phòng thờ rồi sau đó dùng kéo để tự sát. Trước đó, anh ta nói với vợ: "Thôi anh chết đây, em ở lại nuôi con". Ngày 28/11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Thanh (SN 1983, ở Hai Bà Trưng) mức án 7 năm tù về tội Giết người. Bị...