Bị viêm tiết niệu khi mang thai phải làm sao?
Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không và phải làm gì khi mẹ bầu bị viêm tiết niệu?
Nguyên nhân gây viêm tiết niệu khi mang thai
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Khi mang thai, do bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Sức đề kháng của thai phụ yếu cho nên sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu có 3 thể nặng nhẹ khác nhau: nhiễm khuẩn, viêm bàng quang, viêm thận – bể thận.
Nhiễm khuẩn: Triệu chứng bệnh không rõ ràng, khó phát hiện, có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm bàng quang: Lúc này vi khuẩn đã bắt đầu phát triển rộng ra, thai phụ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu, tiểu nhiều, đôi khi có máu trong nước tiểu.
Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Ngoài các triệu chứng như viêm bàng quang, thai phụ còn rét run, sốt cao, mệt mỏi, nôn ói, tim đập nhanh. Lúc này, cơ thể thai phụ suy nhược dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai, dẫn tới sinh non.
Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu thì phải làm gì?
Khi mang bầu bạn cần uống đủ nước mỗi ngày, trung bình 2-3 lít để tăng lượng nước tiểu và giúp thải các chất độc và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Mỗi sáng khi ngủ dậy uống một cốc nước, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái hơn.
Video đang HOT
Uống nước râu ngô
Bạn có thể uống nước râu ngô thay cho nước uống hàng ngày. Để uống ngon hơn bạn có thể cho mía, ngô và râu ngô vào hấp cùng. Vì nước râu ngô và mía rất tốt đối với bà bầu.
Bông mã đề – Cỏ tranh
Uống nước bông mã đề với rễ cỏ tranh có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu, giúp lợi tiểu.
Cách làm như sau: Bông mã đề và cỏ tranh sau khi phơi khô và rửa sạch, cho lên bếp đun lấy nước uống trong ngày.
Rau dấp cá
Rau dấp cá rửa sạch sau đó xay sinh tố vừa mát vừa tốt cho sức khỏe, tránh hiện tượng nóng trong đặc biệt là bà bầu, đẩy lùi vi khuẩn. Ngoài ra bạn cũng có thể uống nước rau cải để cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài việc sử dụng các loại nước trên, cần phải giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho vùng kín khô thoáng. Đồng thời bổ sung các vitamin C và các loại hoa quả tốt cho bà bầu.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu nên tiêm phòng từ tháng thứ mấy?
Trong quá trình mang thai để có thể giữ cho mẹ bầu và thai nhi có một cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh gây hại. Bài viết cung cấp cho các mẹ những kiến thức hữu ích trong việc tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con
Trong quá trình mang thai nhất định bà bầu cần phải tiêm phòng
Việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Trong đó, một số loại vắc xin có thể sử dụng an toàn trong khi mang thai vì được làm từ vi sinh vật đã chết. Thời gian tiêm phòng của các vắc xin này có thể tiêm được trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.
Vacxin uốn ván:- Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn uốn ván gây ra, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ, cứng hàm, mất nhận thức và gây thai chết lưu ở bà bầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương hở trên da.- Các thai phụ có thể tiêm phòng uốn ván trước hoặc trong khi mang thai đều không ảnh hưởng tới thai nhi.
Mẹ bầu lưu ý tổng số lần tiêm phòng uốn ván là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cụ thể như sau:
Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.
Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.
Trước khi mang thai cần chú ý
Có rất nhiều bệnh có thể gây nguy hiểm cho bé bạn cần đề phòng và tiêm phòng vacxin trước khi có ý định mang thai để tránh những hậu quả nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, đẻ non, dị tật, dị dạng thai nhi...dưới đây là những loại vacxin bà bầu cần tiêm phòng trước khi mang thai:
Rubella- Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng...Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh. Rubella là 1 bệnh lành tính, chữa nhanh khỏi và có thể phòng tránh.
Viêm gan B- Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.
Thủy đậu- Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay...
Tiêm phòng cúm- Bình thường cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, là bệnh đơn giản nhưng khi mang thai mắc bệnh này có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).- Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến chuyên khoa sản khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.
Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu
Chị em mang bầu khi tiêm phòng nên chọn cơ sở uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn. Thêm nữa, trong trường hợp bà bầu mang đa thai hay có nguy cơ sinh non thì cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Bà bầu tuyệt đối không nên tiêm phòng nếu trong người đang bị sốt nhẹ hoặc đang mắc các bệnh như cúm, viêm gan. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp bị đặc biệt này.
Theo www.phunutoday.vn
Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con Ban đầu, Cally bị chảy máu âm đạo nhưng khi khi mang thai được 16 tuần thì tình trạng chảy máu không còn. Dù vậy, 2 tuần sau đó, chị lại bị vỡ ối. Năm 2016, Cally Hibbert là một thai phụ 25 tuổi sống ở Ashton-under-Lyne, Greater Manchester, Anh. Khi đó chị đang mang thai bé Leo và trước Leo, chị đã...