Bị viêm gan B có được tiêm vaccine Covid-19?
Chồng tôi bị viêm gan B mạn tính, đang uống thuốc Tenofovir và Entecavir. Trước đây, bác sĩ ở điểm tiêm chủng tư vấn không nên chích vaccine vì đang uống thuốc trên; còn bác sĩ điều trị thì nói chích ngừa không sao.
Bác sĩ vui lòng tư vấn trường hợp của chồng tôi có chích ngừa Covid-19 được không? Còn tôi bị dị ứng thời tiết, dị ứng tôm cua, dị ứng thuốc kháng sinh giảm đau cho xương khớp, có bệnh viêm gan B mạn tính. Vậy tôi có chích được vaccine Covid-19? Cảm ơn bác sĩ. (Phương An, 35 tuổi, Đồng Tháp)
Trả lời:
Tenofovir và Entecavir là nhóm thuốc kháng virus viêm gan B mạnh, được bác sĩ chỉ định. Chồng chị bị viêm gan B và đang dùng hai thuốc này, tức là thuộc nhóm người có bệnh mạn tính, đang điều trị ổn định. Như vậy, chồng chị có thể tiêm vaccine Covid-19, trước và sau khi tiêm vaccine không phải dừng thuốc kháng virus.
Video đang HOT
Còn chị có tiền sử dị ứng thuốc và thực phẩm, cũng mắc viêm gan B mạn tính, vì vậy thuộc đối tượng tiêm chủng thận trọng. Để an toàn, chị nên được tiêm ở cơ sở y tế có đủ điều kiện hồi sức cấp cứu ban đầu, theo dõi sát phản ứng cơ thể sau tiêm.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Điền
Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tư vấn tiêm chủng vaccine
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
94 nghìn người Việt chết vì ung thư mỗi năm
Tại Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư mỗi năm. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra.
Thông tin trên được GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết tại buổi khai trương và đưa vào hoạt động hệ thống xạ trị hiện đại tại bệnh viện.
Trong sáng 23/7, bệnh nhân T.P.L. (nữ, 52 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội) bị ung thư vú cũng được điều trị bằng hệ thống xạ trị hiện đại này.
Trước đó, vào khoảng tháng 7/2020, bệnh nhân tự sờ thấy khối bất thường vú phải nên đã vào Bệnh viện E thăm khám. Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ung thư vú phải và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ vú. Khối u vú có kích thước tương đối lớn (3,5x3x2cm), có vị trí 1/4 bên ngoài và hạch nách cùng bên có di căn ung thư biểu mô xâm nhập...
Bệnh nhân ung thư được xạ trị tại Bệnh viện E.
Để lựa chọn phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, ngày 22/7/2021, các bác sĩ khoa Xạ trị Bệnh viện E đã hội chẩn liên bệnh viện với các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm ung bướu Bệnh viện Bạch Mai.
Các bác sĩ khoa Xạ trị Bệnh viện E đã tiến hành chụp CT mô phỏng ở tư thế điều trị, quét phần cơ thể của bệnh nhân sẽ được xạ trị trên máy chụp CT. Công đoạn này sẽ cung cấp một cách chính xác hình ảnh ba chiều của cơ thể bệnh nhân được điều trị để dựa vào đó, bác sĩ và các chuyên gia có thể thiết lập hình ảnh 3D trên hệ thống lập kế hoạch điều trị...
Theo các bác sĩ khoa Xạ trị, Bệnh viện E thì ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới và tại Việt Nam. Hiện nay, chẩn đoán và điều trị ung thư vú đã có nhiều tiến bộ vượt bậc với việc sàng lọc phát hiện sớm và sự kết hợp điều trị đa mô thức bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nội tiết, điều trị nhắm trúng đích. Xạ trị là phương pháp sử dụng bức xạ i-ôn hóa năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, được chỉ định phổ biến trong điều trị ung thư vú. Xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật ung thư vú làm giảm tỷ lệ tái phát và di căn đồng thời kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ cho bệnh nhân ung thư vú.
Hệ thống xạ trị này cũng được ứng dụng cho nhiều bệnh lý ung thư khác như ung thư phổi, u não nguyên phát, di căn não đa ổ...
Bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy xạ trị gia tốc tuyến tính đa lá với ưu thế vượt trội có khả năng điều trị cho khối u ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, tối ưu hóa hiệu quả điều trị bằng cách thu hẹp vùng ảnh hưởng của tia xạ làm giảm tác dụng phụ, bảo vệ mô lành và tập trung toàn bộ tia xạ vào trọng tâm khối u. Kết hợp với máy CT mô phỏng với độ phân giải cao, hình ảnh cấu trúc giải phẫu rõ nét, khả năng phân biệt tổn thương chính xác cho phép thực hiện nhiều thăm khám phức tạp như CT sinh thiết, CT toàn cơ thể...
Các trang thiết bị này giúp quá trình xạ trị tế bào ung thư chính xác, giảm thời gian xạ trị và thời gian chụp hình ảnh tế bào ung thư cũng nhanh hơn, giảm lượng phóng xạ đưa vào cơ thể người bệnh.
GS Thành cho biết, Khoa xạ trị, Bệnh viện E hợp tác toàn diện với các chuyên gia hàng đầu ở Trung tâm ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Nội tiết Trung ương... về xạ trị, hóa trị liệu cũng như các bệnh viện, trường đại học uy tín trên thế giới về ung bướu, cập nhật phương pháp điều trị hiện đại, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
"Với thêm một cơ sở xạ trị, chúng tôi hi vọng sẽ giúp giảm tải ở các cơ sở khác, người bệnh giảm thời gian chờ đợi, xếp hàng từ 1-2 giờ sáng chờ xạ trị. Bên cạnh đó góp phần giảm bớt tình trạng bệnh nhân ung thư Việt Nam phải ra nước ngoài điều trị, chi phí rất tốn kém", GS Thành nói.
Tấm phim X-quang trắng xóa và những đêm ho muốn "nổ phổi" vì Covid-19 9h tối, bác sĩ tức tốc vào phòng bệnh và thông báo với ông tin dữ: "Tình trạng của chú đang rất xấu, phải chuẩn bị tinh thần vì phổi qua phim chụp trắng xóa". "Bây giờ tôi còn khỏe hơn xưa. Cách đây vài ngày vừa xung phong đi đón mấy cậu bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh về", ông N.V.H., 58 tuổi,...