Bị ung thư có nên truyền đạm không?
Nếu bạn có người thân hay bạn bè không may bị bệnh ung thư. Bạn đang phân vân không biết bị ung thư thì có nên truyền đạm không? Hãy cùng Phụ nữ Today tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Đầu tiên chúng ta phải biết vai trò của đạm đối với cơ thể
Trong những điều kiện bình thường, đạm là dưỡng chất vô cùng quan trọng để phát triển sự tăng trưởng, chữa lành các mô tổn thương và giữ cho hệ miễn dịch của con người được khỏe mạnh. Còn nếu khi cơ thể không hấp thụ được đủ chất đạm thì các mô cơ trong cơ thể sẽ yếu đi, làm tiêu hao năng lượng cơ thể và khả năng miễn dịch bị giảm đi.
Trước khi tìm hiểu vấn đề bệnh nhân ung thư có nên truyền đạm không, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của đạm đối với bệnh nhân ung thư như thế nào.
Trong những điều kiện bình thường, đạm là dưỡng chất vô cùng quan trọng để phát triển sự tăng trưởng, chữa lành các mô tổn thương và giữ cho hệ miễn dịch của con người được khỏe mạnh. Còn nếu khi cơ thể không hấp thụ được đủ chất đạm thì các mô cơ trong cơ thể sẽ yếu đi, làm tiêu hao năng lượng cơ thể và khả năng miễn dịch bị giảm đi.
Đối với những bệnh nhân bị ung thư thì chất đạm lại có vai trò quan trọng hơn, cần thiết hơn. Vì trong các quá trình điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật thì cơ thể bệnh nhân ung thư thường rất yếu, cần bổ sung chất đạm để giúp người bệnh có đủ khả năng để chống chọi với bệnh. Những thực phẩm giàu chất đạm có: Thịt, cá, trứng, sữa, các lọai hạt, đậu…
Nguyên nhân gây bệnh ung thư
Ngày nay khi nhắc đến bệnh ung thư người ta không còn cái phải ứng giật mình, choáng váng, bàng hoàng vì chúng đang trở nên quá phổ biến. Quả thực rất nguy hiểm khi nguyên nhân gây bệnh ung thư luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta.
Thừa đường trong cơ thể – nguyên nhân gây ung thư
Nghe có vẻ chúng không liên quan, thế nhưng theo nghiên cứu y khoa thì lượng đường dư thừa trong cơ thế sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các tế bào ung thư.
Ăn uống đồ nóng có thể dẫn đến ung thư
Cơ thể con người cũng giống như một cỗ máy hoạt động, nếu vận hành sai cách, hoặc làm việc quá sức có thể xảy ra hỏng hóc. Bởi vậy khi ăn đồ nóng sẽ dẫn đến những thay đổi đột ngột trong cơ thể và tăng nguy cơ ung thư.
Thịt chế biến sẵn
Nếu bạn là tín đồ của những món thịt đã được chế biến sẵn hãy cân nhắc lại xem có nên ăn hay không? Bởi không ít người bị ung thư kết ruột vì loại đồ ăn này.
Virut
Video đang HOT
Ung thư được gây nên bởi một số loại virus và điển hình nhất vẫn là HPV. Đây là loại virut có đến 18 chủng và có những chủng có thể gây nên ung thư cổ tử cung, dạ dày, cổ họng, miệng,…
Tựu chung lại, nguyên nhân gây nên bệnh ung thư rất nhiều chúng bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cho dù ung thư xuất hiện vì lý do gì nữa thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh có thêm thể lực để đối mặt. Vậy có nên truyền đạm cho người bị ung thư không?
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm hay không?
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm không, câu trả lời đường nhiên là có. Bởi đạm là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân ung thư đều được chỉ định truyền đạm. Vậy hãy xem bệnh nhân ung như thể nào mới được chỉ định truyền.
Bệnh nhân sau phẫu thuật
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm nhưng đó là trường hợp sau khi đã thực hiện phẫu cắt bỏ khối u người bệnh còn mệt mỏi chưa được phép ăn, hoặc không ăn được thì sẽ truyền đạm.
Bệnh nhân ung thư vòm họng, thể trạng yếu
Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng, thực quản khi ở giai đoạn nặng thường không ăn uống được gì sẽ được chỉ định truyền đạm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời cung cấp đầy đủ các dưỡng chất tăng thể lực, nhanh chóng phục hồi.
Bệnh nhân truyền hóa chất
Thông thường bệnh nhân ung thư không phẫu thuật được sẽ điều trị bằng việc hóa chất. Nói rõ hơn, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại hóa chất có khả năng ngăn chặn, làm giảm kích thước tế bào ung thư. Việc truyền hóa chất qua đường tĩnh mạch và sẽ được pha cùng các dịch truyền khác. Thế nên có những trường hợp bác sĩ chỉ định truyền đạm, nhưng tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng.
Như vậy bị bệnh ung thư có nên truyền đạm đã có lời gải đáp. Thế nhưng truyền đạm không sẽ không đảm bảo sức khỏe mà bệnh nhân cần nhiều nguồn dinh dưỡng, hơn thế để tăng cường thể lực, giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Vì thế chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Bên cạnh việc đi tìm lời giải “có nên truyền đạm cho người bị ung thư” việc quan tâm đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết. Bởi theo thống kê có đến 80% bệnh nhân ung thư chết vì sụt cân và 30 % chết vì suy kiệt trước khi qua đời vì khối u.
Chế độ ăn khắc nghiệt có nên hay không
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm theo chỉ định bác sĩ và kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tuyệt vời giúp bệnh nhân có thêm thể lực, hạn chế tình trạng giảm cân. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, song không phải việc bạn cắt giảm thực đơn ăn uống. Thậm chí nhiều người đã quyết định ăn chay khi biết mình bị ung thư.
Nhìn chung, bệnh nhân ung thư cũng giống như người bình thường, những thức ăn bất lợi như thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều muối, nội tạng động vật, dưa cà,… thì nên hạn chế, tốt nhất là không ăn.
Tăng cường dinh dưỡng
Ngay cả khi bệnh nhân không ăn uống gì tế bào ung thư vẫn ngày ngày lấy các dưỡng chất từ cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng suy kiệt nhanh chóng. Từ đó một chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng cần được đảm bảo ngay từ khi phát hiện bệnh.
Thực đơn bệnh nhân ung thư phải đảm bảo 4 yếu tố sau: đạm, chất béo, đường bột, và Vitamin, khoáng chất. Song cực kỳ chú ý tăng cường rau củ quả và hạn chế thịt. Ngoài ra, đối với bệnh nhân ung thư nước cực kỳ quan trọng, hãy cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày.
Bị bệnh ung thư có nên truyền đạm hay không, chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho riêng mình. Ngoài ra, bên cạnh tăng cường cung cấp các dưỡng chất hãy luôn vui tươi, thoải mái là cách tuyệt vời chống chọi lại căn bệnh nguy hiểm này.
Một số lưu ý khi truyền đạm cho người bị ung thư
Lưu ý cho bệnh nhân ung thư bằng cách truyền dịch đạm
Khi truyền dịch đạm cho bệnh nhân ung thư có thể có một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điển hình như nhiễm trùng máu, rối loạn điện giải, phù toàn thân. Ngoài ra là thiếu các yếu tố vi lượng, sưng tấy chỗ tiêm, khó thở, đau ngực, vã mồ hôi… Vì thế nên truyền dịch đạm cho bệnh nhân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý cho bệnh nhân ung thư bằng các loại thực phẩm
Chất đạm là chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Người bệnh ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tích tụ các chất thải độc hại trong cơ thể. Điều đó khiến bệnh ung thư trở nên nặng hơn. Vì thế nên người bệnh cần phải hấp thu một lượng protein phù hợ. Cần cân bằng để có có một sức khỏe tốt nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Bị ung thư có nên mổ không?
Đối những người mắc bệnh ung thư hẳn còn rất nhiều thắc mắc về việc có nên mổ hay không? Tuy nhiên có rất nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, và mỗi loại lại có những phương pháp chữa trị khác nhau. Cùng với Phụ nữ Today giải đáp vấn đề này nhé!
Đối với bệnh ung thư giai đoạn đầu, việc mổ cắt bỏ khối u có thể giải quyết được bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh đã phát triển theo nhiều cấp độ, việc mổ bỏ khối u chỉ còn là biện pháp tạm thời hoặc đôi khi còn có tác dụng ngược lại. Ngoài việc mổ, bệnh nhân ung thư sẽ được điều trị kết hợp với dùng thuốc, hóa trị, xạ trị...
Khi nào bệnh ung thư nên áp dụng giải pháp mổ
Bệnh ung thư có nên mổ và kết hợp xạ trị không?
Sau khi mổ cắt bỏ khối u ung thư, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp xạ trị hay không. Xạ trị là cách tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách tác động và phá vỡ các mạch máu nuôi dưỡng tế bào ung thư. Tuy là phương pháp khá tối ưu nhưng một số bệnh như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày hay tuyến tụy lại chống chỉ định với phương pháp này.
Ngoài ra, xạ trị cũng gây ra khá nhiều biến chứng cho sức khỏe người bênh như làm các mô chai cứng, gây ảnh hưởng đến ruột, thực quản, thậm chí gây ảnh hưởng đến các mô lành. Nếu xạ trị trong thời gian dài, sức khỏe bệnh nhân có thể bị suy kiệt, sức đề kháng suy giảm, thậm chí tử vong nếu không có phương pháp bồi bổ hợp lý.
Bệnh ung thư có nên mổ rồi hóa trị liệu không?
Xạ trị, hóa trị là những thuật ngữ người bệnh ung thư thường xuyên được nghe. Thế nhưng, bệnh ung thư nào nên dùng hóa trị liệu?
Hóa trị được hiểu nôm na là phương pháp dùng hợp chất truyền vào cơ thể với mong muốn tiêu diệt các loại tế bào ung thư. Hóa trị được xem là phương pháp cuối cùng và mạnh mẽ nhất để điều trị bệnh ung thư khi mà phẫu thuật và xạ trị đã không còn tác dụng. Phương pháp này thường dùng khi tế bào ung thư đã di căn toàn thân.
Tuy nhiên, việc dùng phương pháp hóa trị cũng gây nhiều biến chứng như xạ trị, hóa trị gây giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu khiến cơ thể dường như mất sức đề kháng hoàn toàn.
Ngoài những phương pháp trên, bệnh ung thư còn được điều trị bằng nhiều phương pháp khác như sinh trị liệu và dùng thuốc đông y. Hiện nay, có rất nhiều khả quan trong việc điều trị bệnh ung thư, tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mắc bệnh mà bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Về câu hỏi lớn " bệnh ung thư có nên mổ không?", các chuyên gia cho rằng để tỷ lệ thành công cao hơn, bệnh nhân nên được phối hợp giữa mổ, xạ trị, hóa trị...
Ung thư động dao kéo sẽ di căn nhanh hơn?
Đây là quan niệm sai lầm và y học đã chứng minh được điều đó
Quan niệm ung thư động dao kéo là chết nhanh hơn xảy ra khi chuyên khoa ung thư chưa mạnh, bác sĩ ít, bác sĩ chuyên khoa ung bướu còn chưa được đào tạo bài bản. Có nhiều trường hợp mổ ung thư không đúng cách, thay vì cứu bệnh nhân lại hại bệnh nhân.
Đó là khi chụp CT bác sĩ chỉ thấy có hình ảnh ung thư, khối u trên hình ảnh, chưa di căn nhưng thực tế, bệnh đã di căn nhiều nơi. Bác sĩ cho biết đó là khi sinh thiết một phần khối u để làm thử nghiệm xác định ung thư, còn rất nhiều hạch u di căn không thể sinh thiết, cắt hết nên sau mổ bệnh vẫn tiếp tục phát triển và di căn xa.
Ngày nay, chẩn đoán "vàng" trong điều trị ung thư là xét nghiệm mô bệnh phẩm nên bác sĩ bắt buộc phải mổ để lấy khối u hoặc một phần của khối u đi làm xét nghiệm.
Ví dụ bệnh ung thư thực quản
Bệnh này thường xảy ra ở người trên 50 tuổi. Thông thường phẫu thuật, về lý luận là biện pháp điều trị có tính chất triệt căn nhất. Nhưng thực tế, số bệnh nhân bị ung thư thực quản có khả năng mổ được và khả năng cắt được tương đối ít. Số bệnh nhân không mổ được chiếm đa số, phần vì chẩn đoán muộn, phần khác do tuổi cao, bệnh nội khoa phối hợp và không ít bệnh nhân từ chối mổ.
Hơn nữa, phẫu thuật thực quản luôn luôn là nặng, biến chứng về miệng nối, biến chứng phổi và màng phổi phức tạp. Do vậy, các bác sĩ cần lựa chọn kỹ để chỉ định phẫu thuật và tư vấn cho người bệnh. Về vị trí u, nên mổ đối với 1/3 dưới, không mổ đối với 1/3 trên, cân nhắc kỹ đối với 1/3 giữa. Về giai đoạn bệnh, nên mổ đối với giai đoạn I, giai đoạn II, cân nhắc kỹ đối với giai đoạn III, không mổ đối với giai đoạn IV.
Về tình trạng toàn thân, phân biệt giữa điều kiện cho phép phẫu thuật và điều kiện không cho phép phẫu thuật. Điều kiện cho phép phẫu thuật là tuổi dưới 75, chức năng hô hấp đạt trên 75%, không bệnh nội khoa nặng như đái đường, suy tim, suy thận, xơ gan, tai biến mạch máu não.
Theo www.phunutoday.vn
Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư không thể hóa xạ trị? Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư cơ bản hiện nay và được chứng minh hiệu quả dù liệu pháp này thường để lại nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định truyền hóa chất hay chiếu xạ bởi nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Tại sao một số người...