Bị ‘tuýt còi’ dịch vụ chữ ký số: Misa nói gì?
Misa – doanh nghiệp vừa phải dừng cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa cam kết sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, song cơ quan quản lý cho rằng phải báo cáo phương án xử lý với khách hàng.
Dịch vụ chữ ký số từ xa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo thông cáo của Công ty cổ phần Misa, đơn vị này tiên phong cung cấp giải pháp chứng thực chữ ký số từ xa ngay sau khi có Thông tư 16/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin – Truyền thông tháng 12.2019, trong đó hướng dẫn quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật về ký số từ xa.
Ngày 7.5, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia ( NEAC) ban hành công văn số 190/NEAC-TĐPC về việc hướng dẫn triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa.
Video đang HOT
Ngày 12.5, Misa đã hoàn tất việc nộp hồ sơ kỹ thuật theo hướng dẫn. Hiện nay, Misa đang làm việc với NEAC để đề xuất nhanh chóng thẩm định hồ sơ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu theo quy định.
Về công văn số 216/NEAC-TĐPC ngày 21.5 của NEAC yêu cầu Misa dừng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa, đơn vị này cho biết cam kết sẽ hoàn thiện giải pháp MISA ESIGN nhanh chóng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Đáng chú ý, ngày 25.5, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ Thông tin – Truyền thông) có công văn về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa gửi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng trong cả nước.
Theo trung tâm, thời gian qua có một số tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng triển khai cung cấp dịch vụ theo mô hình ký số trên thiết bị di động, ký số từ xa cho thuê bao mà chưa hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, kiểm tra kỹ thuật đáp ứng quy định.
Để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa theo quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thực hiện theo hướng dẫn.
Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã cung cấp trước cho khách hàng, phải có phương án xử lý và báo cáo trung tâm trước ngày 30.5.
Tính đến nay, Bộ Thông tin – Truyền thông đã cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho 15 doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin lớn như: VNPT, FPT, Viettel, BKAV, Misa, CMC…
Trước đó, Thanh Niên đã phản ánh, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ Thông tin – Truyền thông) có văn bản đề nghị Công ty cổ phần Misa dừng cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (MISA-CA) do chưa đáp ứng đầy đủ quy định.
Doanh nghiệp bị 'tuýt còi' vì cung cấp chữ ký số khi chưa đủ điều kiện
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT-TT) vừa có văn bản đề nghị Công ty cổ phần Misa dừng cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (MISA-CA) do chưa đáp ứng đầy đủ quy định.
Dịch vụ chữ ký số là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi tính bảo mật cao (ảnh minh hoạ)
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đề nghị Công ty cổ phần Misa dừng cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (MISA-CA) theo mô hình ký số từ xa (dịch vụ eSign ký số trên di động và ký số từ xa) cho đến khi hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp đáp ứng các quy định.
Công ty cổ phần Misa - đơn vị được Bộ TT-TT cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng (MISA-CA) đã cung cấp 2.583 chứng thư số theo mô hình chữ ký số từ xa.
Tuy nhiên, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (tiền kiểm) theo quy định tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Do đó, để bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa đúng quy định và an toàn, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đề nghị Công ty CP Misa dừng cung cấp dịch vụ MISA-CA theo mô hình ký số từ xa cho đến khi hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT.
Đồng thời, Misa phải có phương án xử lý tất cả chứng thư số đã cấp cho thuê bao theo mô hình ký số từ xa; có phương án bảo đảm quyền lợi khách hàng.
Trước đó, tháng 6.2019, Misa được cấp phép để cung cấp chữ ký số trên USD Token, còn chữ ký số di động và từ xa theo quy định phải được thẩm định kỹ thuật mới được phép triển khai. Tuy nhiên, dịch vụ của công ty này chưa đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định đã cung cấp ra thị trường.
Nhu cầu chữ ký số gia tăng giữa đại dịch giúp cổ phiếu công ty Nhật này tăng gấp 22 lần Nắm bắt được xu thế tất yếu của tương lai đã khiến công ty Nhật thu lại quả ngọt giữa lúc đại dịch đang bùng phát. Đại dịch virus corona là một cú đánh mạnh vào các doanh nghiệp Nhật Bản vốn đang quen với tập quán kinh doanh trước đây, buộc họ phải thích ứng với các chữ ký số và ký...