Bị trục lợi trên Facebook nhưng không hề biết: Những mối nguy chực chờ…
Thành viên tham gia vào các nhóm trên Facebook không những bị trục lợi mà còn dễ “ôm cục tức”, đối diện với những rủi ro.
Bán mua tiền tỉ
Vũ Minh Viên (32 tuổi), ngụ chung cư Belleza, P.Phú Mỹ, Q.7, TP.HCM, là quản trị viên của nhiều nhóm Facebook, trong đó có nhóm hơn 2,9 triệu thành viên. “Nếu ai đó cho rằng làm nghề xây dựng cộng đồng trên Facebook không phải vì tiền là nói dối. Mình tạo ra các nhóm cũng là để kiếm tiền. Nên khi nhận được đề nghị mua lại với giá phù hợp thì không thể từ chối”, Viên cho biết.
Người viết thắc mắc: “Phải chăng người dùng Facebook khi tham gia vào các nhóm là đang bị trục lợi?”, Viên trả lời: “Việc các thành viên gia nhập những cộng đồng trên Facebook là tự nguyện chứ quản trị viên không thể ép buộc. Nhưng đúng là các thành viên có thể bị lợi dụng”.
Tham gia vào các nhóm tào lao dễ “ôm cục tức”
Viên giải thích: “Có đến 99% nội dung các bài viết trên nhóm đều là của người dùng. Các thành viên gửi bài vào nhóm liên tục. Công việc của quản trị viên chỉ là kiểm duyệt đăng bài. Những bài đăng càng thú vị sẽ nhận nhiều tương tác, chia sẻ. Các thành viên cũng có thói quen mời bạn bè cùng tham gia, chính nhờ sự nhiệt tình này sẽ giúp nhóm phát triển mạnh”.
Trần Anh Phú (32 tuổi), giám đốc một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến Facebook ở Q.4, TP.HCM, kể đã từng làm quản trị viên của hơn 70 nhóm trên Facebook. Mỗi nhóm có từ 400.000 – 3,7 triệu thành viên. Các nhóm có sự tăng trưởng tốt nên được nhiều lời ngỏ mua từ các doanh nghiệp với mức giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng.
Viên cho biết tùy vào chất lượng của nhóm mà có những mức giá khác nhau, từ vài triệu cho đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng.
Huỳnh Phan Bảo (31 tuổi), ngụ tại Tô Ngọc Vân, TP.Thủ Đức, TP.HCM, đồng sáng lập một nhóm dành cho người trẻ, cho biết: “Nhóm hiện có hơn 4 triệu thành viên. Những bài viết luôn nhận được tương tác cao. Một doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực bất động sản đã ngỏ lời muốn mua lại nhóm với giá hơn 1 tỉ đồng. Tuy nhiên chúng mình còn lưỡng lự”.
Video đang HOT
Người viết thử liên lạc với quản trị viên của 3 nhóm trên Facebook. Khi đặt vấn đề cần mua lại nhóm, được báo giá lần lượt là: 1,2 tỉ đồng (nhóm hơn 5 triệu thành viên), 900 triệu đồng (3,4 triệu thành viên), 520 triệu đồng (2,7 triệu thành viên).
Về nguồn thu từ quảng cáo, Bảo cho hay: “Hằng tháng, số tiền kiếm được những hợp đồng quảng cáo không dưới 150 triệu đồng. Mỗi bài đăng quảng cáo lên nhóm có giá từ 10 – 20 triệu đồng”.
Nguy cơ bị lừa đảo vì lộ thông tin cá nhân
Theo luật sư Ngô Tú Ngân, Đoàn luật sư TP.HCM, khi nhóm Facebook bị bán có thể ảnh hưởng đến thành viên. Vì chủ sở hữu mới thay đổi mục đích, chủ đề, phạm vi ban đầu của nhóm dẫn đến nội dung không còn phù hợp với nhu cầu của thành viên.
Trên Facebook có không ít nhóm tào lao, vớ vẩn
Bên cạnh đó, các thông tin cá nhân, tương tác, chia sẻ của thành viên sẽ được trao đổi, chuyển giao, mua bán, lưu trữ… mà người dùng không được thông báo. Như vậy, các thành viên không những bị trục lợi mà còn đối diện với những mối nguy chực chờ.
“Nhóm là nơi tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, quảng cáo, bán hàng… Khi nhóm bị “thay tên đổi chủ”, các thông tin và hàng hóa sẽ không được kiểm duyệt về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ. Dẫn đến việc thành viên có thể phải “ôm cục tức” nếu mua phải hàng giả, nhái, kém chất lượng…”, bà Ngân phân tích.
Cũng theo bà Ngân, hiện nay tồn tại một số nhóm yêu cầu thành viên điền thông tin vào link để nhận quà (ưu đãi về khóa học kỹ năng, được tải tài liệu, phần mềm… – PV). Khi đó, ban quản trị nhóm sẽ có được thông tin cá nhân của thành viên như: họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, email, số điện thoại, sở thích, xu hướng quan tâm…
“Những thông tin ấy có thể là bước đầu để kẻ xấu tiến hành các hình thức lừa đảo như: đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội của người dùng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (mượn tiền, lừa đảo… – PV); đăng những nội dung không phù hợp lên trang Facebook cá nhân; đăng nhập vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền, tạo ra các khoản vay trực tuyến, dùng thông tin thẻ tín dụng…”, bà Ngân nói thêm.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn luật sư TP.HCM, việc mua bán các nhóm trên Facebook tồn tại nhiều rủi ro phát sinh. Chẳng hạn có người mua lại nhóm nhiều thành viên, sau đó sử dụng nhóm để thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm như: đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…
“Khi đó, thành viên sẽ cảm thấy “điên đầu” vì phát hiện bản thân bỗng dưng bị tham gia vào nhóm tào lao, vớ vẩn”, luật sư Bình nói.
Phải theo quy định của pháp luật
Theo luật sư Ngân, nền tảng Facebook cũng cho phép người dùng được chuyển quyền sở hữu nhóm cho người khác. Và việc mua bán nhóm Facebook không thuộc hành vi bị pháp luật cấm.
“Tuy nhiên, ở những khía cạnh nhất định, việc mua bán nhóm Facebook có liên quan đến luật An toàn thông tin mạng. Ví dụ như hiện nay một số nhóm hoạt động tự do, thiếu quản lý, kiểm soát, kiểm duyệt nên nội dung thường mang tính độc hại, lừa đảo, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, có những nhóm thu thập, trao đổi, mua bán thông tin cá nhân của người dùng. Và khi mua bán nhóm, bao gồm cả việc mua bán thông tin cá nhân thì sẽ vi phạm quy định tại điều 7 luật An toàn thông tin mạng”, bà Ngân cho biết.
Cùng quan điểm, luật sư Bình nói rằng việc các cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch mua bán nhóm Facebook không bị coi là vi phạm pháp luật. Thế nhưng những thông tin, bình luận đăng tải trong các nhóm phải theo khuôn khổ của pháp luật. Nếu những hành vi trái với quy định của pháp luật sẽ bị xử lý.
“Dựa vào luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 12.6.2018, nếu các đối tượng lợi dụng việc mua bán nhóm Facebook để tiến hành tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp và các hành vi bị cấm khác gây đe dọa hoặc nguy cơ đe dọa tới an ninh mạng thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự”, luật sư Bình nói.
Luật sư Bình cũng cho biết theo điều 5 luật Quản lý thuế 2019, mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật. Đồng thời, theo luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2014, và luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016, thì hoạt động mua bán nhóm trên Facebook được xem là thu nhập từ kinh doanh nên cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Sáng nay, xét xử bà Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm
Bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm thông qua các tài khoản mạng xã hội, phát sóng trực tiếp (livestream) 57 buổi, có nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự nhiều cá nhân.
Sáng nay (21-9), TAND TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, quê An Giang; Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) và 4 đồng phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các đồng phạm gồm ông Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật, cựu giảng viên Trường Đại học Luật TP HCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (cựu trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (cựu nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (cựu Trưởng Phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam).
Cáo trạng truy tố bổ sung của VKSND TP HCM xác định bà Phương Hằng đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ, thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của 10 cá nhân gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), Đặng Thị Hàn Ni, Nguyễn Đức Hiển, Trần Thị Thủy Tiên, Lê Công Vinh, Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), Đinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Thị Việt Hà.
Cũng theo cáo trạng, bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm thông qua các tài khoản mạng xã hội, phát sóng trực tiếp (livestream) 57 buổi, có nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự các cá nhân này.
Đối với ông Huỳnh Uy Dũng, cáo trạng xác định trong 57 buổi livestream của bà Hằng, ông Dũng tham gia 1 buổi vào ngày 31-12-2021 (có nội dung xúc phạm theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Đức Hiển).
Cáo trạng của VKSND TP thống nhất quan điểm không đủ cơ sở để xử lý hình sự ông Huỳnh Uy Dũng với vai trò đồng phạm giúp sức cho bà Hằng trong các buổi livestream với cơ quan điều tra.
VKSND TP HCM còn xác định ông Đặng Anh Quân đã tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với Hằng trong 11 buổi livestream của Hằng cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Trong buổi livestream ngày 24-12-2021, Quân đã phát ngôn có nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của ông Võ Nguyễn Hoài Linh.
Đối với Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân đã thực hiện hành vi tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội, kết nối các tài khoản mạng xã hội vào internet; thông báo thời gian, chủ đề livestream, chuẩn bị nội dung, sân khấu để Hằng livestream và đăng tải các bài viết của Hằng lên các trang mạng xã hội, theo chỉ đạo của Hằng.
Đối với vụ việc Nguyễn Phương Hằng tố cáo các ông bà Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ, Nguyễn Thị Mỹ Oanh, Huỳnh Minh Hưng, Trần Thị Trang, Đinh Thị Lan và những người đăng ký, quản lý, sử dụng của các tài khoản Facebook như "Đàm Ngọc Tuyên", "Huỳnh Ngọc Thiên Hương", "Xóm nhiều chuyện", "Giác Tịnh Nhân", "Maria Trần", "Đinh Thu Hiền"... cơ quan CSĐT Công an TP HCM đang điều tra.
Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu đồng Cả 3 lần giao dịch chuyển tiền, chị H. đều gọi cho con gái và chỉ nghe thấy máy "ù ù". Sau đó, tài khoản facebook của con gái nhắn tin lại cho chị H.: "Mẹ ơi, máy điện thoại con vừa bị rơi, không nghe rõ đâu...". Tối 17/9, Công an TP Hà Nội cho biết, việc chiếm đoạt tài khoản mạng...