Bị tố bắt cấp dưới ‘chào sân’ kiểu l.ăng n.hục, một bếp trưởng sao Michelin nghỉ việc

Theo dõi VGT trên

Bếp trưởng được công nhận sao Michelin Aurélien Largeau ( Pháp) đã rời công việc ở nhà hàng Hôtel du Palais tại thị trấn ven biển Biarritz của Pháp sau khi bị tố cáo ép đầu bếp dưới quyền bị trói trong tình trạng k.hỏa t.hân.

Bị tố bắt cấp dưới chào sân kiểu l.ăng n.hục, một bếp trưởng sao Michelin nghỉ việc - Hình 1

Bếp trưởng Aurélien Largeau. Ảnh HÔTEL DU PALAIS

Công tố viên Pháp đã mở cuộc điều tra về cáo buộc ông Aurélien Largeau, bếp trưởng sao Michelin, có hành vi tấn công t.ình d.ụcbạo lực, thông qua hành động lột trần và trói một đầu bếp cấp dưới trước khi l.ăng n.hục nạn nhân, theo tờ The Guardian hôm 30.12.

Bếp trưởng Largeau, 31 t.uổi, bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định mình không làm gì sai trái và nói ông bị vu khống.

Trước đó, tờ báo địa phương Sud-Ouest đưa tin một đầu bếp mới, đầy triển vọng đã bị trói trần trên ghế, miệng nhét quả táo, còn quả cà rốt đ.âm vào h.ậu m.ôn nhiều giờ liền. Những đầu bếp khác, trong đó có bếp trưởng Largeau, đứng nhìn.

Hình ảnh về vụ việc, được cho là “nghi thức chào sân” và bị cấm ở Pháp, đã được chia sẻ trên mạng xã hội trước khi bị rút xuống.

Cảnh sát Pháp cho hay đang tìm kiếm video clip đó.

Video đang HOT

Bếp trưởng Largeau, được xem là thần đồng ẩm thực của Pháp, đã quản lý bếp khách sạn 5 sao với giá trung bình 400 euro/đêm từ năm 2020 và hai năm sau được cấp sao Michelin.

Khách sạn Hôtel du Palais, thuộc sở hữu Tập đoàn Hyatt, xác nhận ông Largeau không còn làm việc tại khách sạn.

Phía Hyatt cũng xác nhận đã xảy ra một sự cố đáng quan ngại tại khách sạn, nhưng không nói rõ là sự cố gì. Tuy nhiên, tập đoàn cho biết Hôtel du Palais đã mở cuộc điều tra về sự cố và kế tiếp bếp trưởng nói trên đã nghỉ việc từ ngày 21.12.

"Cơn đau đầu" của nước Pháp: Hậu đảo chính Niger

Cuộc đảo chính tại Niger khiến Pháp và đồng minh đối mặt nguy cơ tuột mất một đối tác Tây Phi quan trọng vào vòng ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh, đồng thời bộc lộ những "lỗ hổng" trong chính sách chung của phương Tây ở khu vực, cũng như tạo ra hệ lụy với an ninh tổng thể tại châu Âu.

Tây Phi đang tuột khỏi tay Pháp?

Sau cuộc đảo chính gay cấn lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum do lực lượng cận vệ tổng thống, dẫn đầu bởi tướng Abdourahmane Tchiani, thực hiện hôm 26/7, thủ đô Niamey của Niger những ngày qua rơi vào cảnh lộn xộn vì sự xuất hiện dày đặc của các nhóm vũ trang trên đường phố cùng các cuộc biểu tình nhen nhóm bạo lực. Cuối tháng 7, một nhóm người quá khích tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Pháp, hô các khẩu hiệu phản đối phương Tây, sau đó đốt cờ Pháp, đ.ập p.há xe cộ và tìm cách xông vào bên trong tòa nhà đại diện ngoại giao nhưng bị đẩy lùi bởi đạn hơi cay của lực lượng an ninh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lập tức thể hiện sự tức giận và cảnh báo tướng Tchiani - người đứng đầu chính quyền quân sự đang nắm quyền thực tế và được quân đội ủng hộ ở Niger - rằng, phản ứng của Paris là "ngay lập tức và không khoan nhượng" nếu công dân Pháp bị tổn hại.

Cơn đau đầu của nước Pháp: Hậu đảo chính Niger - Hình 1
Người biểu tình tràn xuống đường phố Niger cùng khẩu hiệu phản đối Pháp, ủng hộ Nga sau cuộc chính biến.

Theo BBC, dù Tổng thống Bazoum được phương Tây hậu thuẫn và chi hàng trăm triệu USD hỗ trợ phát triển trong giai đoạn ông nắm quyền, nhưng một nửa người dân quốc gia Tây Phi vẫn sống trong cảnh nghèo khổ với thu nhập dưới 2,15 USD/ngày, dẫn đến cách nhìn về ông Bazoum và phương Tây kém tích cực. Cuộc sống khó khăn của người dân trở nên tuyệt vọng bởi hành vi cực đoan của các nhóm thánh chiến Hồi giáo có liên hệ với tổ chức k.hủng b.ố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda. Chúng ngày càng hoạt động tích cực ở châu Phi trong thập kỷ qua, thực hiện nhiều tội ác mà Pháp dù đã gửi quân đến khu vực nhưng không thể đẩy lùi.

Trước Niger, các cuộc đảo chính tương tự đã xảy ra ở hai quốc gia Tây Phi trên dải Sahel là Mali và Burkina Faso, nơi quân đội giành quyền lực một phần nhờ lời hứa làm nhiều hơn để bảo vệ dân chúng khỏi phiến quân. Pháp từng đưa quân đến Mali và Burkina Faso trong các chiến dịch Barkhane (Mali) và Sabre (Burkina Faso) nhưng không đạt kết quả nào đáng kể. Người dân tại các quốc gia đó cho rằng, Pháp không muốn hành động mạnh mẽ chống phiến quân mà chỉ tìm cách duy trì hiện diện quân sự nhằm bảo vệ các lợi ích địa chính trị và kinh tế. Năm 2022, chính quyền Mali cắt đứt hợp tác quốc phòng với Pháp, buộc Paris rút 4.500 quân khỏi nước này. Đầu năm 2023, Burkina Faso cũng chấm dứt hợp tác an ninh với Paris.

Bằng cách tiếp cận giống nhau, Mali và Burkina Faso đều ủng hộ đảo chính ở Niger, cảnh báo bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào Niger sẽ được hai nước coi là lời tuyên chiến chống lại họ. Tuyên bố đó được cho là nhằm đáp trả việc Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 13 nước yêu cầu chính quyền quân sự Niger khôi phục quyền lực cho ông Bazoum hoặc ECOWAS sẽ sử dụng "mọi biện pháp", bao gồm cả vũ lực, để khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.

Trở lại các cuộc biểu tình ở Niamey, trong khi đám đông đốt cờ Pháp, truyền thông phương Tây đăng tải hình ảnh cho thấy nhiều người biểu tình mang theo cờ Nga, thậm chí, mặc áo tự may in hình cờ Nga. Truyền thông phương Tây thừa nhận đây là dấu hiệu của cảm tình của một bộ phận không nhỏ người Niger với Moscow, tương tự những gì xảy ra ở Mali, Burkina Faso hay một loạt quốc gia châu Phi khác.

Trong phản ứng chính thức, Điện Kremlin đề nghị thả tự do cho Tổng thống Bazoum và kêu gọi lập lại trật tự hiến pháp ở Niger. Tuy nhiên, ông Yevgheni Prigozhin, lãnh đạo Tập đoàn an ninh Wagner, hoan nghênh đảo chính ở Niger và cho biết lực lượng của ông sẵn sàng tham gia lập lại trật tự. Wagner có nhiều năm hiện diện ở châu Phi và họ đã chứng minh hiệu quả chiến đấu thực tế. Ở Mali, khoảng 1.000 binh sĩ Wagner được triển khai để huấn luyện và trực tiếp tham chiến, "thế chân" binh sĩ Pháp, chống các nhóm Hồi giáo cực đoan. Một số hãng tin cho rằng Wagner cũng đang đàm phán các thỏa thuận an ninh với Burkina Faso.

Dù Nga được xem là bên hưởng lợi trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực, giới chuyên gia nhận định các giả thuyết cho rằng Moscow đứng sau đảo chính Niger không có cơ sở. Bà Aneliese Bernard, Giám đốc Nhóm Cố vấn ổn định chiến lược, trước đây làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ ở Niger, cho biết: "Có rất nhiều người nói về việc người Niger đang cố gắng trút bỏ mối quan hệ thuộc địa cũ với Pháp và cố gắng thoát khỏi những nước phương Tây. Cũng có người nói rằng, Nga đứng đằng sau việc này nhưng chúng ta không có bằng chứng cho việc đó".

"Tiến thoái lưỡng nan"

Tầm ảnh hưởng kéo dài của Pháp ở Tây Phi và Sahel là một trong những yếu tố đóng góp vào vị thế chính trị tổng thể của Paris trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Pháp và đồng minh phản đối đảo chính, nhưng thừa nhận can thiệp quân sự vào Niger không phải giải pháp, khiến phương Tây rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi còn rất ít lựa chọn hành động.

Cơn đau đầu của nước Pháp: Hậu đảo chính Niger - Hình 2
Lực lượng an ninh Niger giải tán người biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Pháp tại Niamey, ngày 30/7.

Niger dưới thời Tổng thống Bazoum là một trong những quốc gia cuối cùng còn hợp tác với Pháp và Mỹ trong nỗ lực chống k.hủng b.ố ở vùng Sahel và Vịnh Guinea. Việc Niger không còn nằm trong "vòng ảnh hưởng" có thể các chiến dịch tấn công các nhóm thánh chiến Hồi giáo do phương Tây dẫn đầu khó khăn hơn, khi chúng dễ dàng di chuyển xuyên biên giới. Pháp hiện có 1.500 quân nhân ở Niger, gấp rưỡi số lính Mỹ. Toàn châu Phi, số binh sĩ Pháp đã giảm từ 5.000 cách đây 2 năm xuống còn 3.000. Theo tờ Le Monde, hàng trăm binh sĩ Pháp sắp rời khỏi Bờ Biển Ngà, Senegal và Gabon.

Bên cạnh đó, mỗi cuộc đảo chính thành công sẽ khích lệ những kẻ khác có ý định tương tự tại những nơi phương Tây hiện diện. Cuộc đảo chính ở Niger là nỗ lực lật đổ chính quyền thứ 9 trong hơn 3 năm qua ở Tây và Trung Phi. Hôm 2/8, truyền thông khu vực cho biết một âm mưu đảo chính được ghi nhận ở Sierra Leone nhưng bị lực lượng an ninh ngăn chặn. Sierra Leone cũng thuộc nhóm ECOWAS.

Đối với Liên minh châu Âu (EU), Niger là một phần của bức tường kiểm soát dòng người di cư châu Phi khi "án ngữ" tuyến đường từ vùng cận Sahara đi lên Algeria và Lybia để tràn vào châu Âu qua tuyến Địa Trung Hải. Trong thập kỷ qua, Niger và Algeria đã phối hợp hồi hương hàng ngàn người di cư. Khi "bức tường" không còn, châu Âu sẽ nhanh chóng cảm nhận được áp lực từ làn sóng di cư mới.

Một vấn đề đau đầu khác với Pháp liên quan đến khủng hoảng ở Niger là an ninh năng lượng, vốn gặp muôn vàn thách thức từ căng thẳng với Nga, bị tác động tiêu cực. Niger những năm qua cung cấp nguồn nguyên liệu uranium lớn phục vụ các cơ sở hạt nhân trọng yếu khắp châu Âu, nhất là Pháp. Tuy nhiên, chính quyền quân sự Niger ngày 1/8 đã ra lệnh cấm lập tức hoạt động xuất khẩu uranium và vàng sang Pháp.

Theo France24, do chính sách được phát triển từ thời Tổng thống Charles de Gaulle, Pháp sử dụng 70% nguồn điện từ năng lượng hạt nhân, nhiều hơn bất cứ nước nào khác. Paris mỗi năm "bỏ túi" 3 tỷ Euro, tương đương 1/5 GDP của Niger, từ xuất khẩu năng lượng hạt nhân, cao nhất thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng hạt nhân của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Niger chiếm 4-6% thị phần uranium toàn cầu trong thập kỉ qua. Với Pháp, nước này cung cấp 18% uranium giai đoạn 2005-2020, sau Kazakhstan và Australia (tỷ lệ lần lượt 20% và 19%). Trong khi đó, hoạt động khai thác uranium ở Kazakhstan do Tập đoàn Rosatom của Nga đảm nhiệm. Bối cảnh căng thẳng với Nga có thể đẩy Pháp vào tình huống rất phức tạp nếu nguồn cung từ Kazakhstan bị thu hẹp trong trường hợp phương Tây tìm cách trừng phạt Rosatom trong các gói cấm vận tương lai. Với EU, Cơ quan hạt nhân Euratom mua 1/4 nhu cầu uranium từ Niger. Euratom khẳng định với Reuters rằng việc mất nguồn cung Niger không "tạo rủi ro với an ninh điện trong ngắn hạn" nhờ nguồn dự trữ, nhưng dài hạn thì chưa rõ.

Pháp đến nay không công nhận chính quyền quân sự Niger nên chưa rõ các biện pháp cấm xuất khẩu uranium vừa được ban bố có tác động ra sao. Tại Niger, các doanh nghiệp Pháp đã nắm giữ quyền khai thác uranium ở đây hơn 50 năm qua. Tập đoàn nhà nước Orano của Pháp đang điều hành mỏ uranium lớn ở Niger, đầu tháng 8/2023 tuyên bố họ sẽ tiếp tục khai thác, bất chấp "các sự kiện an ninh" xảy ra.

Trong bài bình luận mới đây, tờ Le Monde nhận xét, đảo chính ở Niger nên được phương Tây thẳng thắn nhìn nhận là cơ hội để cân nhắc lại về những bước lùi liên tiếp trong chính sách ở khu vực. Paris và phương Tây vẫn có lựa chọn để níu giữ ảnh hưởng ở Niger thông qua việc tiếp cận mềm mỏng hơn với phe đảo chính. Tuy nhiên, một động thái như vậy sẽ khiến niềm tin vào những giá trị mà phương Tây cố gắng thiết lập tại châu Phi bị nghi ngờ. Nó cũng có thể dẫn đến một tình huống không mấy khả quan, giống cuộc chính biến xảy ra ở Sudan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa
15:00:29 29/06/2024

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'

05:35:39 01/07/2024
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.

Tổng thống Ai Cập nêu bật nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới

05:33:23 01/07/2024
Theo Tổng thống El-Sisi, kể từ năm 2013, đất nước Ai Cập đã ổn định trở lại sau một thời gian hỗn loạn. Ông nhấn mạnh rằng nhà nước đã loại bỏ chủ nghĩa k.hủng b.ố và xây dựng nền tảng cho sự phát triển trong những năm vừa qua.

Serbia bắt giữ 2 đối tượng sau vụ tấn công Đại sứ quán Israel tại Belgrade

05:30:57 01/07/2024
Theo Bộ trưởng Dacic, nhà chức trách Serbia đã tăng cường an ninh lên mức cao nhất trên cả nước và cảnh sát đang triển khai chiến dịch truy quét k.hủng b.ố, các phần tử cực đoan và những đối tượng có khả năng liên quan đến các nhóm khủng ...

Đ.ánh bom xe tại miền Nam Thái Lan

05:29:02 01/07/2024
Vụ nổ đã làm vỡ kính và hư hại trần nhà ở các căn hộ và ngôi nhà gần đó. Nhà chức trách đã phong tỏa hiện trường vụ nổ vì lo ngại có thể xảy ra thêm các vụ đ.ánh bom.

Lở đất làm 2 người t.hiệt m.ạng tại Thụy Sĩ - Hy Lạp khống chế cháy rừng trên đảo Serifos

05:18:59 01/07/2024
Các lực lượng khẩn cấp đang tìm cách sơ tán 300 người tham dự một giải bóng đá tại Peccia, trong khi gần 70 người khác đang được sơ tán khỏi một trại nghỉ dưỡng ở làng Mogno.

Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia đạt thỏa thuận giảm leo thang xung đột

05:16:37 01/07/2024
Trong khuôn khổ các biện pháp kinh tế nhằm giảm leo thang xung đột và hướng tới hòa bình, Chính phủ Colombia sẽ ưu tiên các chương trình cải cách nông nghiệp toàn diện và bồi thường đất đai.

11 người bị t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở New Delhi, Ấn Độ

05:07:05 01/07/2024
Ngoài ra, mưa lớn cũng làm ngập các đường hầm giao thông, dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số khu vực dân cư trong thành phố rơi vào tình cảnh mất điện và mất nước.

Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới

04:55:03 01/07/2024
Cảnh sát Pakistan cho biết có 18 người bị thương trong vụ nổ tại một lễ cưới ở huyện Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Có thể bạn quan tâm

Hậu trường Những nẻo đường gần xa: Việt Anh - Cù Thị Trà tình tứ, đội đấu kiếm thân thiết

Hậu trường phim

12:15:21 01/07/2024
Ngoài những phân cảnh căng thẳng trên phim, dàn diễn viên Những nẻo đường gần xa đều vô cùng vui vẻ và thân thiết.

Hóa thân thành Jinx, hot girl "trứng rán" khiến người xem "kêu cứu"

Cosplay

12:07:29 01/07/2024
Rất nhanh chóng, sản phẩm này đã bị số đông người xem ngỡ ngàng. Bởi lẽ, vị tướng Jinx của Riot vốn là một phản diện, có vẻ ngoài gầy gò, ốm yếu và sở hữu tâm lý bất ổn.

Xôn xao nữ TikToker không giữ được bình tĩnh, gào khóc trên sóng cùng loạt câu nói "bất ổn"

Netizen

11:34:15 01/07/2024
Thời gian gần đây, P.nè, tên đầy đủ là L.P.A - nữ TikToker sinh năm 2002 nhận được nhiều cảm tình của cộng đồng, sở hữu gần 640.000 lượt theo dõi.

Minh Hằng đáp trả khi bị nói là "con giáp thứ 13" và giật spotlight của Midu

Sao việt

11:29:05 01/07/2024
Minh Hằng bị một số cư dân mạng để lại bình luận kém duyên, cho rằng cô định lấn át đám cưới của Midu vì đăng tải clip cùng thời điểm diễn ra hôn lễ

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân

Tin nổi bật

11:27:12 01/07/2024
Trước đó, theo thông tin ban đầu của UBND huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn), vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 30/6/2024, tại thôn Liên Kết (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vụ sập hầm nghi là khai thác vàng trái phép.

Trong 49 ngày tới, 3 con giáp Quý Nhân chiếu cố, vận trình sáng rực, cát lộc dồi dào

Trắc nghiệm

11:22:26 01/07/2024
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp nào sẽ có sự nghiệp phất lên như diều gặp gió trong 49 ngày tới nhé!

Loại củ rẻ bèo bán đầy chợ Việt, được ví như 'nhân sâm' mùa hè không nên bỏ qua

Sức khỏe

11:14:11 01/07/2024
Ngoài ra, củ đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kiểm soát lượng đường trong m.áu và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Đêm tân hôn nhìn thấy thứ này trên vai vợ, tôi không kìm được nóng giận, giờ tôi phải làm sao đây? Chẳng lẽ yêu cầu của tôi quá đáng với vợ hay sao?

Góc tâm tình

11:07:35 01/07/2024
Tôi không ngại chuyện giữ gìn trước đêm tân hôn, vì tôi thật lòng yêu thương vợ nên tôi tôn trọng mong muốn của cô ấy.

Vẻ đẹp động Ngườm Ngao, Cao Bằng

Du lịch

11:07:00 01/07/2024
Từ thị xã Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng, theo con đường dài hơn 60km, vượt qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu để đến thị trấn Trùng Khánh, đi thêm 26 cây số nữa đến Bản Giốc

Harry Kane phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh của Peter Shilton

Sao thể thao

11:02:11 01/07/2024
T.iền đạo Harry Kane chính thức phá kỷ lục ra sân cho đội tuyển Anh ở những trận đấu chính thức của cựu thủ môn Peter Shilton.

4 sai lầm nghiêm trọng làm ban công vừa xấu vừa rước họa cho gia đình

Sáng tạo

10:59:15 01/07/2024
Ban công là không gian mở của gia đình nhưng đừng vì vài sở thích cá nhân mà biến nó thành nơi bí bách, ngột ngạt.