Bí thư Vương Đình Huệ: Phải phòng chống tham nhũng ở lĩnh vực đất đai, cán bộ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu phải tăng cường rà soát các quy định đơn giá, định mức chế độ để sửa đổi và kiến nghị các cơ quan trung ương sửa đổi; đồng thời rà soát, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ công tác của cán bộ ở các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, cán bộ, hải quan.
Chiều 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 07-CT/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020″ họp sơ kết 6 tháng đầu năm.
Theo Báo cáo, xác định công tác phòng ngừa tham nhũng là chính, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp
Trong 6 tháng đầu năm 2020, thành phố đã triển khai kiểm tra 304 cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động. Toàn thành phố đang có 1.448 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Cổng dịch vụ công thành phố đã tiếp nhận hơn 300.000 hồ sơ, giải quyết đúng hạn 90% số đó. Thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực hiện các quy tắc ứng xử và việc đánh giá cán bộ hằng tháng. 6 tháng đầu năm, 521 cơ quan, đơn vị, tổ chức đã báo cáo việc thực hiện quy tắc ứng xử. Các cơ quan, đơn vị thành phố cũng chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng đối với 122 cán bộ, công chức.
Video đang HOT
Thành phố đã chỉ đạo tăng cường công tác phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, những dấu hiệu vi phạm. 6 tháng đầu năm, Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ thành phố đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 34 tổ chức đảng và 143 đảng viên; đến nay đã kết luận 25 tổ chức đảng và 103 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 59 đảng viên. Cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra cấp ủy các cấp thành phố đã thi hành kỷ luật 248 đảng viên, trong đó khiển trách 165 trường hợp, cảnh cáo 58 trường hợp, cách chức 6 trường hợp và khai trừ 23 trường hợp. Thành phố đã chỉ đạo thanh tra đột xuất một số lĩnh vực như cuộc thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế tại Công viên nước Thanh Hà; thanh tra toàn diện việc mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế, vật liệu tiêu hao phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19… Qua thanh tra, thành phố đã phát hiện vi phạm 7,7 tỷ đồng, kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm 12 tập thể và 66 cá nhân.
Công an thành phố đã tiến hành thụ lý điều tra 34 vụ án với 69 bị can tham nhũng; đã kết thúc điều tra, chuyển Viện Kiểm sát các cấp đề nghị truy tố 8 vụ với 26 bị can, đình chỉ 3 vụ; đang tiếp tục điều tra 23 vụ còn lại. Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố đã truy tố 9 vụ với 25 bị can. Toàn án Nhân dân thành phố đã xét xử 11 vụ với 37 bị cáo.
Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá, kết quả công tác nhìn chung đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ một số hạn chế tồn tại như công tác điều tra, khởi tố, xét xử, thi hành án còn chậm; công tác phối hợp mặc dù đã có nền nếp nhưng cần được củng cố và phát huy hơn nữa; bộ máy lãnh đạo của các cơ quan tư pháp, nội chính vẫn chậm được kiện toàn; hệ thống quy định, đơn giá, định mức, chế độ, chính sách còn vướng mắc khi thực hiện theo quy định của Trung ương, thành phố và trong tổ chức thực hiện…
Ông Huệ yêu cầu, trong 6 tháng cuối năm 2020, song song với việc tập trung khắc phục những hạn chế tồn tại nêu trên, Ban Chỉ đạo và các cấp, các ngành thành phố tiếp tục tổ chức thông tin, truyền thông thật tốt các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền chủ động rà soát các quy định đơn giá, định mức chế độ để sửa đổi và kiến nghị các cơ quan trung ương sửa đổi; rà soát, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ công tác của cán bộ ở các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, cán bộ, hải quan…
Bí thư Thành ủy cũng chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm các quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; thường xuyên rà soát, báo cáo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan tới quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, thực hiện định mức, đơn giá các sản phẩm công ích…
Lý do đề xuất đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật
Bộ Tư pháp vừa giải thích lý do việc đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật trong cuộc họp báo sáng nay (19/6).
Tại họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp sáng nay (19/6), báo VietNamNet đặt câu hỏi: "Hiện công tác phòng chống tham nhũng đang được đẩy mạnh và ngày càng công khai, minh bạch, vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật như vậy?"
Trả lời, bà Phan Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo quyết định này cho biết, nội dung này căn cứ theo quy định Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
Cụ thể, tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định về phạm vi bí mật nhà nước bao gồm nhiều nội dung, trong đó có "thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng".
Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp
"Trên cơ sở đó, các đơn vị của Bộ Tư pháp trong các lĩnh vực của mình có đề xuất các nội dung đưa vào dự thảo. Chúng tôi cũng căn cứ trên quy định của luật để đưa vào. Đang là dự thảo để xin ý kiến các cơ quan, đơn vị để có cái nhìn đầy đủ hơn trước khi có sự rà soát và ban hành chính chính", bà Hà giải thích.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh ký công văn gửi các bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành góp ý dự thảo quyết định danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tư pháp. Trong đó, có nội dung, danh mục bí mật Nhà nước độ tối mật có các văn bản, tài liệu, số liệu tuyệt đối, cơ sở dữ liệu, đề án, chiến lược các lĩnh vực công tác của các cơ quan tư pháp và thi hành án dân sự; các báo cáo, tài liệu, số liệu liên quan đến vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, kéo dài; các báo cáo, số liệu liên quan đến việc thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng...
Khoản 14, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định về phạm vi bí mật nhà nước
14. Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:
a) Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
b) Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
Bí thư Hà Nội: Cán bộ quy hoạch không dám làm cần cân nhắc trọng dụng Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chỉ rõ: "Nếu cán bộ nào làm tốt nhưng không có trong quy hoạch thì chúng ta vẫn có thể xem xét để bố trí. Cán bộ nào có quy hoạch rồi mà giữ mình không dám làm thì chúng ta cũng cần phải cân nhắc xem có nên trọng dụng không". Ngày 6/5,...